Tổng thống Putin nêu lý do Nga cần mở rộng khu phi quân sự tại Ukraine
Tổng thống Vladimir Putin nói rằng Nga cần tạo ra một “khu phi quân sự” rộng lớn ở Ukraine, khu vực này đủ lớn để đảm bảo không có vũ khí tầm xa nào có thể tấn công các thành phố của Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Moskva ngày 26/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài RT, các khu vực biên giới của Nga thường xuyên phải hứng chịu các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa, cũng như pháo kích của quân đội Ukraine kể từ khi cuộc xung đột giữa Kiev và Moskva nổ ra. Trong số đó, cuộc tấn công nguy hiểm nhất diễn ra vào ngày 30/12/2023, khi lực lượng Kiev tấn công thành phố biên giới Belgorod của Nga bằng nhiều bệ phóng tên lửa, trong đó có RM-70 Vampire – phiên bản nâng cấp nặng hơn của hệ thống BM-21 Grad thời Liên Xô.
Cũng trong tháng 12/2023, một cuộc tấn công khác đã khiến 25 người thiệt mang, bao gồm cả trẻ em và khiến hơn 100 người bị thương. Đến tháng 1, một cuộc tấn công lớn đã xảy ra ở thành phố Donetsk, khiến 27 dân thường thiệt mạng.
“Đường phi quân sự này phải nằm cách lãnh thổ của chúng ta một khoảng cách nhất định để đảm bảo an ninh cho các thành phố Nga”, ông Putin nói hôm 31/1. Đồng thời, Tổng thống cho biết thêm rằng ông đang đề cập cụ thể đến việc bảo vệ các thành phố hòa bình của Nga khỏi các loại đạn dược tầm xa do nước ngoài sản xuất mà chính quyền Ukraine sử dụng.
Ngay từ đầu, “phi quân sự hóa” và “phi phát xít hoá” Ukraine đã được coi là mục tiêu chính của chiến dịch quân sự đang diễn ra của Nga.
Video đang HOT
Ông Putin đặc biệt đề cập đến một khu phi quân sự được thiết lập ở Ukraine hồi tháng 6/2023. Khi đó, Tổng thống Nga nói rằng khu vực này có thể được thiết lập nếu lực lượng Kiev tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công vào các thành phố của Nga. Ông nêu rõ mục tiêu của động thái này là khiến quân đội Ukraine không thể “tiếp cận chúng tôi”.
Mỹ và các đồng minh đã liên tục cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí hạng nặng trong suốt cuộc xung đột, từ pháo và các loại pháo khác nhau cho đến nhiều bệ phóng tên lửa và hệ thống tên lửa.
Danh sách các loại vũ khí tầm xa do phương Tây sản xuất mà Kiev sở hữu bao gồm tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất có tầm bắn 250 km, Hệ thống tên lửa chiến thuật quân đội (ATACMS) do Mỹ sản xuất, có tầm bắn lên tới 160 km.
Đầu tuần này, Politico đưa tin rằng Washington có thể cung cấp cho Kiev loại bom có đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB), loại bom này cũng có tầm bắn khoảng 160 km.
An ninh kinh tế: Kỷ nguyên mới với EU
EU đã quyết định theo đuổi Chiến lược an ninh kinh tế, đánh giá rủi ro đối với nền kinh tế châu Âu thông qua danh sách các công nghệ quan trọng.
Theo nhận định của chuyên gia Eduardo Castellet Nogués thuộc Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu trên trang web của Viện Hoàng gia Elcano (Tây Ban Nha) mới đây, các nhà lãnh đạo châu Âu đang phải đối mặt với một vấn đề: nền kinh tế của khối quá phụ thuộc vào Trung Quốc và các nước khác về chuỗi cung ứng chiến lược, do đó EU đã đề ra chiến lược "giảm thiểu rủi ro".
Ông Agedit Demarais, chuyên gia chính sách cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu, định nghĩa đó là biện pháp nhằm hạn chế Trung Quốc tiếp cận công nghệ hàng đầu của phương Tây, do đó ngăn cản các công ty Trung Quốc sử dụng bí quyết phương Tây để đổi mới và điều đó "làm giảm sự phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc đối với hàng hóa quan trọng".
Các khoáng sản quan trọng chỉ là một ví dụ, trong đó EU nhập khẩu 93% lượng tiêu thụ hàng năm các nguyên liệu chiến lược này từ Trung Quốc. Tuy nhiên, nỗ lực mới trên là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn nhằm khôi phục động lực cho ngành công nghiệp và đổi mới của châu Âu đồng thời thúc đẩy các mục tiêu của quá trình chuyển đổi xanh.
Ngoài ra, EU cũng đồng ý về một Công cụ chống cưỡng chế, tự trao cho mình quyền triển khai các biện pháp trả đũa để chống lại "sự ép buộc kinh tế".
Điều đáng chú ý là Chiến lược An ninh Kinh tế châu Âu đề cập trực tiếp đến thông tin tình báo được chia sẻ giữa các quốc gia thành viên về an ninh kinh tế và lộ trình của EU để sàng lọc các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài mà các công ty châu Âu thực hiện bên ngoài thị trường chung.
Tuy nhiên, như nhiều chuyên gia đề cập, cách tiếp cận mới vẫn chưa hoàn hảo. EU vẫn mô tả Trung Quốc là "đối tác hợp tác và đàm phán", "đối thủ cạnh tranh kinh tế" và "đối thủ có hệ thống".
Trong khi một số quốc gia thành viên đang đi theo con đường đảm bảo an ninh kinh tế thông qua các biện pháp hạn chế xuất khẩu nhằm vào Trung Quốc và Nga, thì sự thiếu phối hợp giữa họ là một vấn đề đáng lo ngại. Hà Lan đã đi đầu với các biện pháp kiểm soát xuất khẩu gần đây nhằm hạn chế khả năng tiếp cận các nguyên liệu chính để sản xuất chip của Trung Quốc. Đức, tuy là nước đi sau, nhưng cũng đã công bố "Chiến lược đối với Trung Quốc" mới nhằm giảm sự phụ thuộc vào các đối thủ chiến lược.
Tuy nhiên, một số thành viên EU khác vẫn có sự khác biệt lớn trong quan điểm đối với Trung Quốc, trong đó Pháp tránh thừa nhận công khai về mối đe dọa từ cường quốc thương mại hàng đầu thế giới này và Hungary cũng không coi Trung Quốc là một mối đe dọa.
Chuyên gia Nogués lưu ý, mặc dù đây là một kỷ nguyên mới trong chính sách đối ngoại của EU nhưng khối không được nhầm lẫn giữa "giảm thiểu rủi ro" với chủ nghĩa bảo hộ. Giảm thiểu rủi ro là đảm bảo các nguyên liệu quan trọng đối với an ninh quốc gia chứ không phải chặn các sản phẩm hướng đến người tiêu dùng bình thường. Đối với EU, chính sách "giảm thiểu rủi ro" bị tác động bởi hai yếu tố: khả năng cạnh tranh kinh tế, bắt nguồn từ Brussels; và an ninh quốc gia, bắt nguồn từ các quốc gia thành viên.
Chuyên gia Nogués kết luận, an ninh kinh tế không thể xây dựng từ sự cô lập mà từ sự tham gia thông qua phối hợp trong chuỗi cung ứng chiến lược, chia sẻ thông tin về khả năng tiếp cận thị trường của nhau trước các đối thủ chiến lược của EU và đặc biệt là tích hợp các chuỗi cung ứng quan trọng vào một mạng lưới an toàn, đáng tin cậy.
Cựu Tư lệnh NATO: Nga và Ukraine có cơ hội đàm phán sau bầu cử tổng thống Mỹ Nga và Ukraine đều kiệt sức vì xung đột tiếp diễn, điều này có thể tạo ra cơ hội đàm phán tiềm năng vào cuối năm nay. Ảnh minh họa: mil.in.ua/en Tờ The Hill của Mỹ mới đây dẫn lời cựu Tư lệnh tối cao lực lượng đồng minh của NATO James Stavridis cho rằng Nga và Ukraine đều kiệt sức vì cuộc...