Tổng thống Putin lên tiếng về hiệp ước phòng thủ chung với Triều Tiên
Tổng thống Vladimir Putin khẳng định hiệp ước Nga ký với Triều Tiên cũng tương tự các quốc gia khác.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters).
Trong phiên họp toàn thể của Câu lạc bộ thảo luận Valdai, một nhóm nghiên cứu tại Moscow, hôm 7/11, Tổng thống Putin cho biết hiệp ước Nga và Triều Tiên ký gần đây không có gì mới, mà hai nước đã quay trở lại một văn bản tương tự từ thời Liên Xô.
“Hiệp ước mà chúng tôi ký với Triều Tiên là hiệp ước mà chúng tôi từng ký với các quốc gia khác. Đó là thời Liên Xô, sau đó tất nhiên là nó không còn tồn tại nữa, và chúng tôi thực sự đã quay trở lại với hiệp ước đó. Chỉ vậy thôi. Không có gì mới cả”, ông Putin nói.
Ông Putin cũng đề cập đến khả năng Nga và Triều Tiên tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung.
“Tại sao không? Chúng ta hãy cùng chờ xem”, ông Putin nói, trích dẫn Hiệp ước Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mà ông đã ký với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong chuyến đi tới Bình Nhưỡng vào tháng 6.
Hiệp ước phác thảo sự hợp tác chiến lược toàn diện mà 2 nước dự định duy trì, bao gồm các vấn đề an ninh quốc gia. Hiệp ước nêu rõ không bên nào sẽ ký kết các hiệp ước với bên thứ ba xâm phạm chủ quyền của bên kia.
Ngoài ra, trong trường hợp xảy ra một cuộc tấ.n côn.g vào một trong 2 quốc gia, quốc gia còn lại cam kết sẽ cung cấp hỗ trợ, bao gồm cả các phương tiện quân sự, như được Hiến chương Liên hợp quốc cho phép.
Video đang HOT
“Đây thực sự là một văn kiện mang tính đột phá”, Tổng thống Putin phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko cho biết, hiệp ước sẽ đưa quan hệ giữa Nga và Triều Tiên lên một tầm cao mới và góp phần “tạo ra một hệ thống quốc tế đa cực công bằng”.
Ông cho biết thêm, Moscow đang tìm cách “kiềm chế các mối đ.e dọ.a ngày càng tăng trong khu vực từ phương Tây đang theo đuổi việc tạo ra các liên minh quân sự – chính trị khép kín ở châu Á – Thái Bình Dương”.
Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 10, Tổng thống Putin cho biết Nga và Triều Tiên sẽ tự quyết định việc có áp dụng điều khoản hỗ trợ quân sự của Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện hay không và áp dụng như thế nào.
Hiệp ước được công bố trong bối cảnh Triều Tiên được cho là đã gửi hàng nghìn binh lính tới Nga để triển khai trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng xác nhận quân đội Triều Tiên đã được triển khai tới Nga và các cuộc giao tranh đầu tiên giữa lực lượng quân sự 2 nước đã diễn ra ở tỉnh Kursk của Nga, nơi Kiev mở chiến dịch đột kích hồi đầu tháng 8.
Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc phủ nhận việc quân đội Triều Tiên có mặt trên tiề.n tuyến, đồng thời cáo buộc Mỹ và các đồng minh phát tán “thông tin sai lệch”.
Về phần mình, Triều Tiên tuyên bố trong trường hợp nước này đưa quân tới Nga, đây sẽ là hành động tuân thủ luật pháp quốc tế.
Tổng thống Putin lên tiếng về hợp tác quân sự với Triều Tiên
Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga và Triều Tiên có thể tự quyết định việc áp dụng điều khoản hỗ trợ quân sự lẫn nhau theo hiệp ước chung.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thăm Nga năm 2019 (Ảnh: AFP).
Trong cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình Rossiya-1 hôm 25/10, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Nga và Triều Tiên sẽ tự quyết định việc có áp dụng điều khoản hỗ trợ quân sự của Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện hay không và áp dụng như thế nào.
Ông Putin lưu ý rằng, vấn đề đang được đưa ra thảo luận là khả năng hỗ trợ quân sự được đề cập trong điều khoản thứ tư của hiệp ước.
"Hiệp ước có điều khoản thứ tư. Việc chúng tôi áp dụng điều khoản này như thế nào vẫn là một câu hỏi. Chúng tôi đang liên lạc với những người bạn Triều Tiên. Khi chúng tôi cần quyết định điều gì đó, chúng tôi chắc chắn sẽ đưa ra quyết định. Những người bạn của chúng tôi ở Triều Tiên cũng có lập trường tương tự", ông Putin cho biết thêm.
"Nhưng tôi muốn nói rằng đó sẽ là quyết định có chủ quyền của chúng tôi: chúng tôi có áp dụng điều đó hay không, ở đâu, như thế nào. Chúng tôi sẽ áp dụng hay can dự như thế nào, chẳng hạn tiến hành một số cuộc tập trận, huấn luyện và chia sẻ kinh nghiệm. Đó hoàn toàn là quyết định của chúng tôi", ông Putin nhấn mạnh.
Ông Putin so sánh tình huống này với quyết định của Ukraine liên quan đến mối quan hệ của Kiev với NATO.
"Chúng tôi đã được thông báo rằng chính Ukraine phải tự đảm bảo an ninh của mình, dù có NATO hay không", ông Putin nói thêm.
Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un ký kết trong chuyến thăm cấp nhà nước của tổng thống Nga tới Bình Nhưỡng vào tháng 6. Một trong số các điều khoản của hiệp ước là hai bên đồng ý hỗ trợ quân sự lẫn nhau trong trường hợp một bên bị tấ.n côn.g.
"Trong trường hợp một trong hai bên phải đối mặt với cuộc tấ.n côn.g vũ trang của bất kỳ quốc gia nào hoặc một số quốc gia và nhận thấy đang trong tình trạng chiến tranh, bên còn lại sẽ ngay lập tức cung cấp hỗ trợ quân sự và các hỗ trợ khác bằng mọi cách có thể theo Điều 51 của Hiến chương Liên hợp quốc và theo luật pháp của Liên bang Nga và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên", điều thứ tư của hiệp ước nêu rõ.
Tuyên bố của Tổng thống Putin được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện đồn đoán rằng Triều Tiên đã gửi hàng nghìn binh sĩ tới Nga để triển khai trong chiến dịch quân sự ở Ukraine. Tuy nhiên, cả Nga và Triều Tiên đều bác bỏ.
Mỹ tuyên bố có bằng chứng cho thấy Triều Tiên đã gửi quân đến Nga để triển khai ở Ukraine.
Khi được một phóng viên hỏi về hình ảnh vệ tinh cho thấy sự di chuyển của quân đội Triều Tiên, ông Putin hôm 24/10 cho biết: "Hình ảnh là một điều chân thật. Nếu có hình ảnh, thì chúng phải thể hiện một điều gì đó".
Tổng thống Nga cáo buộc chính phương Tây đã làm leo thang cuộc khủng hoảng Ukraine. Ông Putin cho biết các sĩ quan và huấn luyện viên NATO đã trực tiếp tham gia vào cuộc chiến ở Ukraine.
"Chúng tôi biết những ai có mặt ở đó, từ những quốc gia NATO nào ở châu Âu và họ thực hiện công việc này như thế nào", ông Putin nói.
Một đại diện của Triều Tiên tại Liên hợp quốc cho biết những tuyên bố của Mỹ và Hàn Quốc về việc Triều Tiên gửi quân đến Nga là "tin đồn vô căn cứ".
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm nay tuyên bố nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể sẽ đến thăm Nga vào năm 2025.
"Triều Tiên là nước láng giềng của chúng tôi và chúng tôi đang phát triển mối quan hệ chặt chẽ trong mọi lĩnh vực có thể. Tất nhiên, các nước láng giềng gần gũi liên tục trao đổi các chuyến thăm cấp cao và cấp cao nhất", quan chức Điện Kremlin cho biết.
Phái đoàn quân sự Nga thăm Triều Tiên PTheo Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), ngày 18/7, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã tiếp phái đoàn quân sự Nga do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Alexei Krivoruchko dẫn đầu thăm Triều Tiên. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (phải) tiếp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Alexei Krivoruchko ở Bình Nhưỡng ngày 18/7/2024. Ảnh:...