Tổng thống Putin ký sắc lệnh yêu cầu công ty Nga không niêm yết ở nước ngoài
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh yêu cầu các công ty Nga ngừng niêm yết cổ phiếu trên các sàn giao dịch chứng khoán ở nước ngoài.
Tổng thống Putin ngày 12/4/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Business Insider ngày 19/4, sắc lệnh này giáng đòn mạnh vào những người như ông Vladimir Potanin – người giàu nhất nước Nga – vì họ sẽ phải điều chỉnh cơ cấu sở hữu các doanh nghiệp.
Điều đó có nghĩa là các tỷ phú Nga sở hữu các công ty niêm yết ở nước ngoài sẽ không thể thu cổ tức bằng ngoại tệ từ các chứng chỉ lưu ký.
Video đang HOT
Giao dịch chứng chỉ lưu ký trên các sàn giao dịch nước ngoài cũng phải dừng lại sau vài ngày nữa, mặc dù Sàn giao dịch chứng khoán New York, Sàn giao dịch chứng khoán London và các sàn giao dịch quốc tế hàng đầu khác đã đóng băng chứng khoán Nga sau khi Nga đưa quân vào Ukraine hồi tháng 2.
Ngoài ra, sắc lệnh mà Tổng thống Putin ký có nghĩa là những người nước ngoài sở hữu các chứng chỉ bị hủy phải nhận cổ phiếu bình thường được đặt trong các tài khoản của người không cư trú ở Nga.
Lệnh cấm niêm yết ở nước ngoài là đòn giáng mới nhất đối với các tỷ phú Nga, những người vốn đã bị ảnh hưởng nặng do các lệnh trừng phạt của phương Tây cũng như các biện pháp kiểm soát vốn của Nga để hạn chế khả năng chuyển tiền ra nước ngoài.
Một nhà tài phiệt nói rằng các tỷ phú không liên quan gì đến chính trị và có nguy cơ là họ sẽ mất các quyền với tài sản của mình.
Trong khi đó, ngày 19/4, cơ quan thuế của Anh thông báo sẽ thu hồi tư cách được công nhận của Sàn giao dịch chứng khoán Moskva dựa trên các biện pháp trừng phạt mà chính phủ Anh đã áp dụng đối với Nga.
Tổng thống Putin: Phương Tây đánh bật công ty dầu khí Nga thì chỉ hại kinh tế thế giới
Tổng thống Nga Putin vừa cảnh báo rằng việc phương Tây cố gắng đánh bật các công ty dầu khí của Nga ra khỏi thị trường của họ sẽ tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế thế giới.
Ông Putin nhấn mạnh rằng bản thân các nước "không thân thiện" với Nga (tức các nước áp đặt lệnh trừng phạt lên Nga) thừa nhận họ không thể loại bỏ vĩnh viễn các nguồn năng lượng của Nga.
Cuộc chiến dầu mỏ giữa Nga và phương Tây đang hết sức nóng bỏng. Ảnh: 10TV.
Người đứng đầu nhà nước Nga phân tích: Các nguồn năng lượng thay thế, chẳng hạn như khí đốt hóa lỏng do Mỹ sản xuất, sẽ đắt đỏ hơn đối với người châu Âu. Các nước châu Âu đang tự gây bất ổn và đẩy giá năng lượng lên mỗi lần họ đe dọa tẩy chay dầu khí của Nga.
Tổng thống Putin nêu rõ, hiện nay đơn giản là không có nguồn thay thế hợp lý cho khí đốt của Nga cả về số lượng và giá cả, và do vậy việc dùng các nguồn cung cấp khác ngoài Nga sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mức sống của người dân châu Âu cũng như tính cạnh tranh của nền kinh tế châu Âu.
Mỹ và một số nước châu Âu đã hối thúc các quốc gia loại bỏ việc sử dụng các nguồn năng lượng Nga để đáp trả việc Nga tấn công Ukraine. Ngân hàng của các nước như thế đang trì hoãn thanh toán năng lượng Nga.
Đáp lại, Tổng thống Putin kêu gọi đẩy mạnh việc loại bỏ hoàn toàn đồng USD và euro trong ngoại thương và chuyển sang sử dụng các đồng nội tệ quốc gia để thay thế./.
Thủ tướng Áo đánh giá cuộc gặp Tổng thống Nga 'rất khó khăn nhưng cởi mở' Theo hãng thông tấn APA của Áo, Thủ tướng nước này Karl Nehammer đánh giá cuộc gặp giữa ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin diễn ra ngày 11/4 "rất khó khăn nhưng cởi mở". Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Thủ tướng Áo Karl Nehammer (phải). Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu sau cuộc gặp với Tổng thống Putin tại Moskva, Thủ tướng...