Tổng thống Putin không muốn tay súng cực đoan Afghanistan lọt vào Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố không muốn lực lượng cực đoan Afghanistan giả dạng người tị nạn đến Nga để gây đe dọa an ninh.
Người sơ tán tại sân bay ở Kabul, Afghanistan. Ảnh THỦY QUÂN LỤC CHIẾN MỸ
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22.8 nói rằng cuộc xung đột tại Afghanistan ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh tại Nga, theo Reuters.
Tổng thống Putin chỉ trích việc các nước phương Tây có ý định đưa người tị nạn từ Afghanistan đến các nước Trung Á trong khi chờ được Mỹ và châu Âu cấp thị thực.
Nhà lãnh đạo tuyên bố không muốn lực lượng vũ trang cực đoan Afghanistan giả dạng người tị nạn đến Nga gây đe dọa an ninh.
Video đang HOT
Trong cuộc họp với Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 20.8, Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh việc ngăn chặn mọi sự xâm nhập của khủng bố vào các nước láng giềng Afghanistan bằng mọi hình thức.
Mặt khác, nhà lãnh đạo đánh giá Taliban đã tuyên bố chấm dứt thù hằn và bắt đầu lập lại trật tự công cộng, đảm bảo an ninh cho người dân và các phái đoàn ngoại giao nước ngoài.
Tuy nhiên, ông không đề cập đến việc liệu có công nhận chính quyền Taliban hay không. Trong lần nắm quyền tại Afghanistan hồi năm 1996-2001, Taliban chỉ được 3 nước Ả Rập Xê Út, UAE và Pakistan công nhận. Lực lượng này vẫn còn nằm trong danh sách khủng bố của Nga.
Tổng thống Putin lên tiếng về Taliban
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng thế giới cần chấp nhận thực tế tình hình tại Afghanistan và cùng nhau ngăn chặn sự sụp đổ của toàn bộ nhà nước này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Sputnik).
"Taliban kiểm soát hầu như toàn bộ đất nước, bao gồm cả thủ đô. Đây là thực tế", Tổng thống Vladimir Putin nói trong cuộc họp báo với Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 20/8 ở Moscow.
Ông Putin cho rằng các nước khác nên ứng phó với tình hình thực tế tại Afghanistan. Tổng thống Nga cũng kêu gọi thế giới nỗ lực ngăn chặn những kẻ khủng bố xâm nhập vào các nước láng giềng của Afghanistan dưới vỏ bọc của những người tị nạn.
Nga đã tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung với các quốc gia Trung Á và Trung Quốc trong những tuần gần đây khi ngày càng có nhiều lo ngại về việc Taliban trở lại nắm quyền có thể dẫn đến các cuộc đụng độ biên giới.
"Chúng tôi thấy rằng Taliban đã thông báo kết thúc các chiến dịch, bắt đầu khôi phục trật tự công cộng và hứa đảm bảo an ninh cho người dân địa phương cũng như các cơ quan ngoại giao nước ngoài. Tôi hy vọng rằng tất cả những điều này sẽ được Taliban thực hiện", ông Putin nói thêm.
Tổng thống Putin nói rằng ông hy vọng Taliban sẽ "đảm bảo an ninh cho người dân địa phương và các nhà ngoại giao nước ngoài" và đất nước sẽ không tan rã sau khi các lực lượng do Mỹ dẫn đầu rút khỏi Afghanistan.
"Bạn không thể gọi đó là thành công", ông Putin nói khi được hỏi về cuộc can thiệp do Mỹ dẫn đầu ở Afghanistan, được tiến hành từ năm 2001 sau vụ khủng bố 11/9 ở Mỹ.
"Tuy nhiên hiện tại chúng tôi quan tâm tới vấn đề này và đề cập đến điều này như một sự thất bại. Chúng tôi quan tâm đến tình hình đất nước đang cần ổn định", ông Putin cho biết thêm.
Tổng thống Nga cũng công kích sự ủng hộ của phương Tây đối với chính phủ Afghanistan trước đây, cho rằng việc cố gắng "xây dựng nền dân chủ ở các nước khác theo khuôn mẫu của nước ngoài" là phản tác dụng.
Về phần mình, Thủ tướng Merkel nói với Tổng thống Putin rằng Nga cần chỉ ra các vấn đề viện trợ nhân đạo ở Afghanistan trong cuộc đàm phán giữa Moscow với Taliban.
Các cường quốc trong khu vực như Nga, Trung Quốc và đặc biệt là Pakistan được cho là sẽ gia tăng ảnh hưởng ở Afghanistan khi liên quân phương Tây triển khai cuộc rút quân vội vã và hỗn loạn khỏi nước này. Đại sứ quán Nga vẫn mở cửa và duy trì liên lạc với Taliban khi nhóm chiến binh này lần đầu tiên nắm quyền kiểm soát ở Afghanistan kể từ năm 2001.
Phát ngôn viên truyền thông của Taliban Suhail Shaheen ngày 17/8 cho biết, nhóm này đang nhận được sự "ủng hộ về chính trị từ Nga và Trung Quốc", 2 nước thừa nhận Taliban là "lực lượng quân sự và chính trị lớn". Đại diện của Taliban nói rằng, họ chưa nhận được bất kỳ sự ủng hộ tài chính nào từ Pakistan, Nga và Trung Quốc, nhưng "có mối quan hệ tốt với các nước này".
Tình hình ở Afghanistan trở nên căng thẳng trong những tuần gần đây, sau khi Mỹ quyết định rút quân khỏi nước này. Ngày 15/8, các tay súng của Taliban đã tiến vào thủ đô Kabul và tuyên bố nắm quyền kiểm soát toàn bộ đất nước, bao gồm tất cả các thành phố lớn và các trạm kiểm soát ở biên giới. Cùng ngày, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đã bỏ trốn khỏi đất nước.
Taliban thiết lập trật tự ở sân bay Kabul Ngày 22/8, các lãnh đạo của lực lượng Taliban ở Afghanistan đã áp đặt một số quy định ở khu vực xung quanh sân bay thủ đô Kabul nhằm đảm bảo dòng người xếp hàng trật tự tại các lối vào sân bay và tránh cảnh tụ tập, chen lấn. Người dân Afghanistan tiến về sân bay Kabul để sơ tán khỏi nước...