Tổng thống Putin không muốn nguyên thủ Nga nắm quyền lực trọn đời
Tổng thống Putin nói thêm rằng sẽ rất “đáng lo ngại” khi trở lại tình trạng giữa những năm 1980 ở Liên Xô, khi các nhà lãnh đạo nắm giữ vị trí cho đến khi qua đời mà không chuẩn bị một sự chuyển đổi quyền lực thích hợp.
Tổng thống Putin.
Trong cuộc gặp với các cựu chiến binh gần đây, Tổng thống Vladimir Putin bày tỏ quan điểm nước Nga không nên cho phép nguyên thủ quốc gia nằm quyền vô thời hạn.
“Khi nói đến các quyền hạn của tổng thống, tôi hiểu rằng nó gắn liền với mối quan tâm của mọi người về sự ổn định xã hội, trong nước, trong quan hệ đối ngoại”, Sputnik dẫn lời ông Putin hôm 18/1.
Video đang HOT
Tổng thống Putin nói thêm rằng sẽ rất “đáng lo ngại” khi trở lại tình trạng giữa những năm 1980 ở Liên Xô, khi các nhà lãnh đạo nắm giữ vị trí cho đến khi qua đời mà không chuẩn bị một sự chuyển đổi quyền lực thích hợp.
Tuyên bố của nhà lãnh đạo Nga gây chú ý sau khi ông đề xuất thực hiện các sửa đổi hiến pháp về quy định cách thức bầu cử tổng thống trong thông điệp liên bang hồi giữa tuần.
Cụ thể, ông đề nghị giới hạn các ứng cử viên tổng thống là công dân Nga không có quốc tịch hoặc giấy phép cư trú nước ngoài, đồng thời yêu cầu các ứng viên phải sống ở Nga ít nhất 25 năm.
Theo danviet.vn
Dư luận tiếp tục suy đoán về thời điểm Tổng thống Nga Putin nghỉ hưu
Một trong những chủ đề quan trọng được báo giới quan tâm trong cuộc họp báo marathon hàng năm của Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 19-12-2019 là: Liệu nhiệm kỳ thứ tư của nhà lãnh đạo Nga có phải là nhiệm kỳ cuối cùng hay không? Nhưng câu trả lời dường như vẫn chưa rõ ràng nên dư luận lại phải tiếp tục suy đoán.
Báo chí châu Âu đặc biệt quan tâm việc ông Putin duy trì quyền lực đến bao giờ và khi nào ông "nghỉ hưu"?
Tổng thống Nga hé lộ có thể sửa đổi Hiến pháp
Năm 2020, Tổng thống Nga Putin sẽ bước vào năm giữa của nhiệm kỳ cuối cùng tại Điện Kremlin. Do đó, suy đoán về sự chuyển đổi quyền lực năm 2024 đang gia tăng. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo liên tục hơn 4 tiếng đồng hồ hôm 19-12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã không đề cập thẳng thắn về việc ông sẽ tái tranh cử Tổng thống sau năm 2024 hay không mà chỉ đưa ra bình luận rằng, một số từ ngữ quy định về nhiệm kỳ Tổng thống trong Hiến pháp Nga nên được sửa đổi.
Theo luật, một Tổng thống Nga có nhiệm kỳ dài 6 năm không thể phục vụ hơn 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Vì vậy, về cơ bản, bất kỳ Tổng thống Nga nào cũng có thể phục vụ 2 nhiệm kỳ (giống như Mỹ) rồi dừng lại. Mỹ đưa ra những hạn chế này sau khi Tổng thống Franklin D. Roosevelt nắm giữ 4 nhiệm kỳ.
Sau khi được Tổng thống Boris Yeltsin chọn kế nhiệm và trở thành nhà lãnh đạo Liên bang Nga 2 nhiệm kỳ từ năm 2000 đến 2008, ông Putin đã khắc phục điều này bằng cách trao quyền Tổng thống cho đồng minh thân cận Dmitry Medvedev vào năm 2008 để giữ chức Thủ tướng trong 4 năm. Tới năm 2012, ông Putin đã trở lại Điện Kremlin và tiếp tục thắng cử, đảm nhiệm chức Tổng thống nhiệm kỳ 4 cho đến hết năm 2024. Nhưng hôm 19-12, ông Putin cho biết từ "liên tiếp" có thể bị loại bỏ khỏi quy định của Hiến pháp về giới hạn nhiệm kỳ Tổng thống.
"Đối với những thay đổi trước đây trong Hiến pháp, theo như tôi biết, chúng chỉ liên quan đến số lượng nhiệm kỳ. Chúng ta nên làm gì? Hãy bỏ từ "liên tiếp". Người phục vụ mẫn cán làm 2 nhiệm kỳ liên tiếp sau đó từ chức rồi trở lại vị trí Tổng thống... Một số nhà khoa học và nhà hoạt động chính trị của chúng ta cảm thấy khó hiểu với điều này nên có thể nó sẽ được gỡ bỏ" - ông nói.
Dư luận lại "đoán già đoán non"
Hãng tin CNN bình luận, không rõ liệu việc sửa đổi hiến pháp sẽ có ý nghĩa gì đối với thời gian giữ nhiệm kỳ của Tổng thống Nga, nhưng bà Margarita Simonyan - Tổng Biên tập Đài truyền hình RT (Nga) và có mối quan hệ tốt với Điện Kremlin đã mạo hiểm phỏng đoán rằng, điều đó có nghĩa là ông Putin sẽ không tìm kiếm một nhiệm kỳ khác với tư cách Tổng thống. "Nếu bất cứ ai còn bất kỳ nghi ngờ nào về việc liệu nhà lãnh đạo sẽ tìm kiếm một nhiệm kỳ Tổng thống khác, thì điều đó sẽ không xảy ra" - bà Simonyan viết trên Twitter.
"Điều đó có nghĩa, sẽ không có sự hoán đổi công việc nào nữa và một người sẽ không còn có thể làm Tổng thống trong hơn 2 nhiệm kỳ liên tiếp trong 12 năm" - Cổng thông tin độc lập The Bell dẫn lời ông Grigory Vaipan, chuyên gia của Viện Luật và công chúng. The Bell đánh giá những bình luận của Tổng thống Putin có lẽ là thông tin quan trọng nhất trong cuộc họp báo thường niên dài nhất từ trước đến nay. Cuộc họp báo kéo dài trong 4 giờ 18 phút với 80 câu hỏi từ 57 nhà báo trước sự chứng kiến của 1.895 phóng viên trong và ngoài nước.
Theo RT, ông Putin cũng đưa ra khả năng Nga sẽ chuyển sang kiểu chính phủ nghị viện mà trong đó, Thủ tướng (hiện là ông Dmitry Medvedev) kiểm soát nhiều hơn, chấm dứt hệ thống "siêu Tổng thống" do ông Boris Yeltsin đưa ra năm 1993 (với sự hỗ trợ của Mỹ). Điều đó có nghĩa là các nhà lãnh đạo trong tương lai sẽ không có được quyền lực giống như ông Putin, vì Tổng thống sẽ bị hạ cấp.
Ông Putin duy trì quyền lực đến bao giờ và khi nào ông "nghỉ hưu"? Đó cũng là nội dung được báo chí châu Âu đặc biệt quan tâm và hỏi rất thẳng thắn trong các cuộc phỏng vấn nhà lãnh đạo Nga. Gần đây, trong cuộc phỏng vấn với tờ Corriere della Sera của Italia, ông Vladimir Putin đã nhận được câu hỏi về nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp. Và Tổng thống Nga cho biết còn quá sớm để nói điều đó. "5 năm nữa còn rất nhiều công việc đang ở phía trước. Với tốc độ của sự phát triển mà chúng ta đang chứng kiến trên thế giới, thật khó để đưa ra dự đoán. Tin tôi đi, tôi có đủ việc để quan tâm trong vị trí hiện tại của mình" - ông Putin khẳng định.
Theo anninhthudo.vn
Tổng thống Putin kỳ vọng gì vào tân Thủ tướng Mishustin? Quyết định bổ nhiệm nhân vật không có kinh nghiệm chính trị vào vị trí Thủ tướng của Tổng thống Putin cho thấy mong muốn xoay chuyển nền kinh tế Nga đang đình trệ của nhà lãnh đạo Nga. Thông tin chính phủ Nga giải tán như một cơn địa chấn nối dài chuỗi sự kiện bất ngờ những ngày đầu thập kỷ...