Tổng thống Putin gọi việc xuyên tạc Thế chiến II là hèn hạ và phản bội
Người đứng đầu nước Nga lại một lần nữa tố cáo các thế lực nhăm nhe “viết lại” lịch sử Chiến tranh Thế giới thứ II.
Tổng thống Vladimir Putin khẳng định các tác giả đó, do theo đuổi các mục đích địa chính trị, đã tìm cách gieo rắc sự bất đồng và tranh cãi giữa các dân tộc và quốc gia.
Tổng thống Nga Putin (ảnh: RIA)
Ông Putin cho rằng những lời nói dối thể hiện sự hoài nghi về Thế chiến II và các mưu toan bôi nhọ nhân dân Xô viết và Hồng quân Liên Xô không dính dáng gì đến sự thật cả.
Các bình luận này được ông Putin đưa ra trong một phiên họp gần đây của ủy ban Nga về chuẩn bị lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc xã trong Thế chiến II (9/5).
Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại là cái tên truyền thống mà người Nga dùng để gọi cuộc chiến của họ chống lại nước Đức và đồng minh phát xít trong thời kỳ 1941-1945.
“Tôi bác bỏ các kết luận vô liêm sỉ này cũng như các bình luận không có chút sự thật gì cả. Mục tiêu của bọn họ là rất rõ ràng – họ muốn phá hoại sức mạnh và tinh thần của nước Nga hiện đại, cướp đi của nước chúng ta vị thế của một quốc gia chiến thắng…”, ông Putin phát biểu trước ủy ban nói trên. “Họ muốn chia rẽ các dân tộc và kích động mâu thuẫn giữa các bên, sử dụng những bịa đặt lịch sử phục vụ các ván bài địa chính trị”.
Video đang HOT
Binh sĩ Liên Xô tử thủ trong nội thành Stalingrad năm 1942 (ảnh: ww2today.com)
Tổng thống Nga yêu cầu các thành viên trong ủy ban kỷ niệm này nỗ lực bảo vệ sự thật về chiến tranh vệ quốc và đóng góp của Liên Xô trong việc đẩy lui mối đe dọa từ lực lượng Quốc xã.
Ông Putin phát biểu tiếp: “Thật không may, họ tiếp tục thử thách xã hội chúng ta về mức độ trưởng thành, tinh thần đoàn kết, và sức mạnh của các truyền thống lịch sử cũng như mối liên kết giữa các thế hệ. Nhiệm vụ của ủy ban là bình tĩnh đáp trả các thách thức đó dựa trên sự ủng hộ và hợp tác tích cực của các công dân”.
Tổng thống Nga cũng lưu ý khía cạnh quan trọng nhất của lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng là phải liên tục mở rộng sự hỗ trợ đối với các cựu chiến binh. Ông nhắc nhở về việc nước Nga vẫn còn tới 2,5 triệu cựu chiến binh thời Vệ quốc, mỗi người trong số đó đều đã đóng góp mồ hôi, xương máu vào chiến thắng trước chủ nghĩa Quốc xã.
Hồi tháng 2/2015, tại một sự kiện liên quan đến các cựu chiến binh, ông Putin cam kết sẽ tăng cường các hỗ trợ dành cho họ.
“Đây là chiến thắng của chúng ta, lịch sử của chúng ta – mà chúng ta sẽ cương quyết bảo vệ một cách mạnh mẽ trước mọi lời nói dối và sự quên lãng”, ông Putin nói, ám chỉ đến những thứ mà Moscow gọi là các mưu toan của các quan chức Ukraine và Ba Lan muốn viết lại lịch sử và hạ thấp vai trò cũng như các hy sinh của nước Nga trong cuộc chiến tranh thần thánh chống phát xít.
Tòa án Nuremberg xét xử các quan chức trong chế độ phát xít Đức (ảnh: Wikipedia)
Hồi tháng 1/2015, Tổng thống Putin cũng phản bác các âm mưu “viết lại” lịch sử Thế chiến II và che giấu các tội ác của chủ nghĩa Quốc xã. Khi đó, ông Putin coi các mưu toan này là điều không thể chấp nhận được và vô đạo đức. Ông nhấn mạnh: Những kẻ nào âm mưu làm như vậy thì thường là đang cố gắng đánh lạc hướng dư luận về sự thật đất nước của họ đã hợp tác với trùm phát xít Hitler.
Nguyên văn lời nguyên thủ Nga Putin phát biểu tại Trung tâm Bảo tàng và Khoan dung Do Thái ở Moscow: “Các nỗ lực trực tiếp nhằm làm câm lặng lịch sử, bóp méo và viết lại lịch sử là không thể chấp nhận được và vô đạo lý. Đằng sau các âm mưu này chính là mong muốn che giấu nỗi hổ thẹn của chính họ, nỗi hổ thẹn của sự hèn nhát, đạo đức giả và sự phản bội, là ý đồ biện minh cho sự hợp tác trực tiếp hoặc gián tiếp với chủ nghĩa Quốc xã”./.
Theo Trung Hiếu/VOV.VN/theo RT
Nhật nhận chiến hạm lớn nhất kể từ sau chiến tranh thế giới
Nhật Bản vừa nhận được tàu chiến lớn nhất kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đến nay. Tàu chiến Izumo có kích thước tương đương với tàu sân bay mà Nhật từng sử dụng trong các cuộc chiến với Mỹ trước đây ở Thái Bình Dương, theo Reuters.
Tàu khu trục chở trực thăng Izumo của Nhật ở thành phố Yokohama, phía nam Tokyo - Ảnh: Reuters
Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (MSDF) đã nhận được tàu Izumo vào ngày 25.3. Con tàu dài 248 m, có thể mang theo khoảng 470 thủy thủ đoàn.
Tàu Izumo có kích thước và cấu trúc tương tự như tàu tấn công đổ bộ của Thủy quân Lục chiến Mỹ. Tuy nhiên, nó được thiết kế như một tàu khu trục chở trực thăng. Điều này cho phép Nhật Bản không vi phạm điều cấm về sỡ hữu vũ khí phát động chiến tranh như trong hiến pháp nước này quy định.
Izumo là một minh chứng cho thấy Nhật Bản đang tìm cách nâng cao năng lực quân đội trong các sứ mệnh nước ngoài. Nó cũng cho thấy Nhật Bản đang thực hiện chính sách của Thủ tướng Shinzo Abe, khi ông vận động các nhà lập pháp cho phép nới lỏng những hạn chế trong hiến pháp hòa bình thời hậu chiến của Nhật.
Tàu Izumo nhìn từ trên không - Ảnh: Reuters
"Tàu Izumo có thể đảm nhận nhiều vai trò như hoạt động gìn giữ hòa bình, cứu trợ thảm họa quốc tế và viện trợ", Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cho biết trong buổi lễ bàn giao con tàu tại xưởng đóng tàu Japan Marine United ở thành phố Yokohama.
Ngoài ra, tàu Izumo còn giúp Nhật Bản cải thiện khả năng chống tàu ngầm, Bộ trưởng Nakatani nói thêm. Do lo ngại trước Trung Quốc, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tìm cách vận động nới lỏng hiến pháp hòa bình và củng cố sức mạnh phòng vệ, theo Reuters.
Tokyo đã bổ sung thêm máy bay tuần tra tầm xa và máy bay vận tải quân sự để tăng cường khả năng phòng thủ. Ngoài ra, Nhật cũng mua thêm chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm F-35 từ hãng Lockheed Martin của Mỹ, xe quân sự tấn công đổ bộ và tàu chuyển quân Osprey của hãng Boeing.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Ukraine: Một đồng minh của cựu Tổng thống Yanukovych chết bí ẩn Một cựu thống đốc khu vực được tìm thấy đã chết bí ẩn tại Ukraine, vụ việc mới nhất trong hàng loạt cái chết liên quan tới các đồng minh của Tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovych. Ông Oleksandr Peklushenko (Ảnh: Kyiv Post) Ông Oleksandr Peklushenko, cựu thống đốc vùng Zaporizhzhya và một đồng minh của cựu Tổng thống Yanukovych, được tìm...