Tổng thống Putin đã sẵn sàng “ra tay” với Ukraine?
Tổng thống Vladimir Putin hôm nay (14/8) đã tuyên bố trước lãnh đạo của các đảng phái chính trị của Nga rằng, Moscow sẽ làm tất cả những gì có thể trong năng lực và quyền hạn của mình để chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine. Phải chăng, ông chủ điện Kremlin đã quyết định ra tay với Kiev?
Tổng thống Putin
“Chúng ta đang theo dõi sát sao những gì đang xảy ra, đang đặt ra những câu hỏi cho giới lãnh đạo Ukraine, cộng đồng thế giới và các tổ chức quốc tế đồng thời chúng ta sẽ làm tất cả những gì có thể để chấm dứt cuộc xung đột đó càng sớm càng tốt”, ông Putin nhấn mạnh.
Nhà lãnh đạo nước Nga miêu tả tình hình hiện nay ở Ukraine là “một sự hỗn loạn đẫm máu” và cam kết rằng Moscow sẽ nỗ lực hết sức để tháo gỡ tình hình này.
“Đất nước Ukraine đã rơi vào một tình trạng hỗn loạn đẫm máu, một cuộc xung đột có tính tàn sát lẫn nhau”, ông Putin phát biểu tại một cuộc họp với giới nghị sĩ Nga ở thành phố nghỉ dưỡng Yalta bên bờ Biển Đen. Ông chủ điện Kremlin cho rằng, tình hình Ukraine ngày một xấu đi nghiêm trong. “Một thảm họa nhân đạo lớn đang bùng phát ở khu vực đông nam Ukraine”, ông Putin nói.
Những phát biểu trên được ông Putin đưa ra khi ông này đang có chuyến thăm đến Crimea – bán đảo xinh đẹp từng là của Ukraine nhưng vừa mới được sáp nhập vào Nga hồi tháng 3 theo nguyện vọng của đông đảo người dân ở đây sau khi cuộc khủng hoảng ở Kiev bùng lên dữ dội.
Video đang HOT
Thủ tướng Nga kiêm Chủ tịch Đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền – ông Dmitry Medvedev, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga (Quốc hội Nga) Sergei Naryshkin và một số bộ trưởng liên bang đã tham dự cuộc họp giữa Tổng thống Putin với các nghị sĩ Duma Quốc gia ở Yalta của Crimea.
Tại cuộc họp trên, sau khi nói về tình hình Ukraine, ông Putin cũng tuyên bố, Nga phải củng cố và phát triển đất nước, không để nước Nga trượt vào chủ nghĩa biệt lập nhưng cũng không hy sinh danh dự của đất nước chỉ để làm thỏa mãn một ai đó. “Chúng ta phải phát triển đất nước của mình một cách bình tĩnh, hiệu quả và đường hoàng, không ngăn cách chung ta với thế giới bên ngoài cũng không phá vỡ mối quan hệ của mình với các đối tác nhưng cũng không cho phép bất kỳ ai đối xử với chúng ta một cách bất kính, thiếu tôn trọng”, Tổng thống Putin tuyên bố một cách cứng rắn trước giới nghị sĩ Nga ở Yalta.
Ông chủ điện Kremlin kêu gọi đoàn kết, củng cố sức mạnh của nhân dân “không phải để tham gia bất kỳ cuộc chiến tranh hay xung đột nào” mà là “để xây dựng một đội ngũ lao động cần cù, siêng năng cho nước Nga và vì nước Nga”.
Tổng thống Putin cũng lên tiếng bảo vệ việc Nga áp đặt các biện pháp cấm nhập khẩu thực phẩm, rau quả đối với Mỹ và phương Tây nhằm đáp trả một loạt đòn trừng phạt của những nước này trước đó.
“Đó không chỉ là một đòn trả đũa. Trước hết, đó là một hành động ủng hộ cho các nhà sản xuất trong nước và mở cửa thị trường của chúng ta cho những quốc gia và các nhà sản xuất muốn và sẵn sàng hợp tác với nước Nga”, ông Putin cho hay.
Dù mối quan hệ đối ngoại của Nga như thế nào thì “trọng tâm hiện giờ của chúng ta là tập trung vào các công việc nội bộ, vào các mục tiêu và nhiệm vụ mà nhân dân Nga giao phó cho chúng ta”, ông Putin nói thêm.
“Tương lai của chúng ta nằm trong tay chúng ta”, ông Putin nói với một giọng đầy quả quyết và chắc chắn. Nhà lãnh đạo Nga tin rằng, nhiệm vụ quan trọng nhất đối với nước này hiện giờ là đảm bảo chất lượng quản lý đất nước tốt nhất và “quan trọng hơn cả là bảo đảm chất lượng cuộc sống của người dân ở xứ sở Bạch Dương”.
Các nước phương Tây dưới sự dẫn dắt của Mỹ đã áp đặt một loạt biện pháp trưng fphatj nhằm vào Nga để trừng phạt cái mà họ cáo buộc là “sự can thiệp của Moscow” vào tình hình cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng Ukraine.
Điện Kremlin tin rằng, chính sách trừng phạt của phương Tây là đạo đức giả và phản tác dụng bởi cuộc khủng hoảng ở Ukraine phần lớn là do Washington và Brussels gây ra. Cuộc khủng hoảng Ukraine hiện đang leo thang thành một cuộc nội chiến ở khu vực miền đông.
Mối quan hệ giữa Nga và các cường quốc phương Tây đang rơi xuống điểm thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh và hai bên dường như đang bắt đầu lao vào một cuộc cheiesn tranh thương mại.
Đến thăm bán đảo Crimea, ông Putin cũng bày tỏ tin tưởng rằng, khu vực vừa sát nhập vào nước Nga này có thể đóng một vai trò đoàn kết đất nước bằng cách hàn gắn những vết sẹo lịch sử và củng cố xã hội Nga.
2/3 người dân Nga tin Tổng thống Putin đang khôi phục hòa bình ở Ukraine
Trái với những cáo buộc của Kiev và phương Tây về việc Tổng thống Putin đang gây bất ổn ở miền đông Ukraine, 63% người dân ở xứ sở Bạch Dương tin rằng, các hành động của vị Tổng thống của họ đang góp phần vào việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng. Đây là kết quả của một cuộc thăm dò dư luận do công ty điều tra lâu đời nhất của Nga – VTSIOM tiến hành.
47% người được hỏi tin tưởng, mục đích chính của Tổng thống Putin là đạt được hòa bình ở Ukraine, trong đó có khu vực Donbass đang bị giày xéo bởi những cuộc giao tranh, đụng độ ác liệt giữa quân Kiev với lực lượng ly khai miền đông.
Kết quả cuộc thăm dò dư luận trên 1.600 người ở 42 khu vực từ ngày 27-28/7 cũng chỉ ra rằng, chỉ có 9% người dân nghĩ rằng, những phát biểu của Tổng thống Putin khiến tình hình ở Ukraine thêm căng thẳng trong khi 18% khẳng định, những phát biểu của ông chủ điện Kremlin chẳng gây ảnh hưởng gì đến diễn biến tình hình ở Ukraine.
“1/3 tương đương với 36% cho hay, Tổng thống Putin muốn quân NATO tránh xa ra khỏi Ukraine trong khi 33% tin rằng nhiệm vụ của Tổng thống là bảo vệ cộng đồng người dân nói tiếng Nga ở miền đông Ukraine”, cuộc trưng cầu của VTSIOM cho biết.
Theo_VnMedia
Iraq tiến hành bầu cử Quốc hội
Ngày 30-4, Iraq đã tiến hành cuộc bầu cử quốc hội đầu tiên kể từ khi quân Mỹ rút khỏi quốc gia vùng Vịnh này cuối năm 2011.
Hơn 21 triệu cử tri đã bắt đầu tới hơn 8.000 điểm bỏ phiếu trên khắp Iraq từ 7 giờ tới 18 giờ (giờ địa phương) để bầu chọn 328 nghị sỹ quốc hội trong tổng số hơn 9.000 ứng cử viên đến từ 280 đảng phái chính trị. Thủ đô Baghdad và các thành phố lớn tràn ngập áp phích tranh cử. Các cử tri hy vọng Quốc hội mới sẽ đem lại sự thay đổi đối với tình trạng bạo lực trở nên tồi tệ nhất trong những năm gần đây.
Liên minh Nhà nước pháp quyền của Thủ tướng al-Maliki trong một buổi vận động tranh cư. Ảnh: AFP.
Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh tình hình an ninh tại Iraq có nhiều diễn biến đáng lo ngại. Các vụ tấn công nhằm vào các điểm bỏ phiếu và chiến dịch bầu cử trong những ngày gần đây đã phủ bóng đen lên sự kiện chính trị quan trọng tại quốc gia Vùng Vịnh này. Trong hai ngày trước thềm bầu cử, tại nhiều địa phương đã liên tiếp xảy ra một loạt vụ đánh bom làm gần 80 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
Theo VNE
Ủy ban Bầu cử Thái Lan yêu cầu hoãn tổng tuyển cử Ngày 26-12, Ủy ban Bầu cử (EC) Thái Lan đã đề nghị chính phủ tạm quyền hoãn cuộc tổng tuyển cử dự kiến diễn ra vào ngày 02-02-2014 nhằm ngăn chặn gia tăng thêm xung đột chính trị. Trong một tuyên bố, Ủy ban Bầu cử Thái Lan gồm 5 thành viên đã yêu cầu cuộc tổng tuyển cử này cần phải hoãn...