Tổng thống Putin có quyền lực hơn Tổng thốngObama?
Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin được tạp chí Forbes của Mỹ bầu chọn là người quyền lực nhất thế giới, một số người Mỹ đã không muốn chấp nhận sự thật này. Trong cách nghĩ của họ, nước Mỹ siêu cường có nền kinh tế lớn hơn Nga nhiều lần, có quân đội mạnh hơn Nga nên lẽ đương nhiên Tổng thống của họ phải quyền lực nhất.
Tổng thống Putin.
Tuy nhiên, vị chính khách quyền lực nhất phải là người có ảnh hưởng, tác động đến thế giới nhiều nhất theo hướng tích cực và được nhiều người ủng hộ nhất. Xét trên yếu tố này thì việc Tổng thống Putin vượt qua người đồng cấp Barack Obama để vươn lên vị trí người quyền lực nhất thế giới là điều tất yếu.
Chỉ trong vòng vài tháng qua, ông chủ điện Kremlin cũng là một võ sĩ judo đai đen đã liên tục tung những “đòn” tuyệt chiêu “hạ gục” Nhà lãnh đạo nước Mỹ một cách ngoạn mục trên chính trường quốc tế. Nhờ đó, uy tín của Tổng thống Putin và nước Nga cứ ngày một tăng lên trong khi ở phía bên kia, ông chủ Nhà Trắng thường xuyên phải ngậm ngùi cay đắng thừa nhận những thất bại của mình.
Từ vụ Snowden…
Đầu tiên phải kể đến cuộc khủng hoảng mang tên Snowden. Ở đó, người ta đã chứng kiến Tổng thống Putin xử lý vụ việc một cách cực kỳ khôn ngoan và đầy uy thế trước một nước Mỹ quen đi gây áp lực để đạt được mục đích.
Edward Snowden – cựu nhân viên CIA bị Mỹ gọi là “kẻ phản bội” vì đã tiết lộ thông tin mật của đất nước. Snowden đã bị Mỹ truy nã gắt gao vì bị cáo buộc hai tội danh là làm gián điệp và ăn cắp thông tin tối mật sau khi anh này tiết lộ một loạt thông tin mật về các chương trình do thám của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ. Snowden đã chạy sang Hồng Kông trước khi trốn sang thủ đô Moscow và xin tị nạn chính trị tạm thời ở Nga hôm 16/7. Washington đã liên tục kêu gọi Moscow bác bỏ đơn xin tị nạn của Snowden và đưa anh này trở lại Mỹ để chịu sự xét xử.
Mỹ đã dùng đủ mọi cách, từ thuyết phục đến đe dọa nhưng chẳng thể làm ông Putin lung lay. Moscow đã chính thức cấp quy chế tị nạn tạm thời cho Snowden hồi đầu tháng 8.
Quan sát cách xử lý vụ khủng hoảng Snowden giữa Mỹ và Nga, người ta thấy Tổng thống Putin đã giải quyết vụ việc này một cách hoàn toàn hợp pháp, công khai và minh bạch. Và trên hết, người ta không hề thấy ở đây có sự hả hê hay đắc thắc gì của ông Putin dù ông đã khiến Mỹ thực sự “mất mặt”. Lâu nay, Mỹ vẫn luôn giương cao “lá bài” dân chủ, nhân quyền để công kích Nga nhưng vụ Snowden đã khiến Mỹ hoàn toàn bẽ mặt bởi nó đã cho thấy, siêu cường tự cho mình là người bảo vệ “dân chủ, nhân quyền” đang đi ngược lại với các giá trị mà họ coi là “cốt lõi”, phải bảo vệ.
Nổi lên trong vụ Snowden là cách ông Putin đối mặt với một siêu cường Mỹ quen dùng uy thế, sức mạnh để áp đảo các nước khác, buộc các nước khác phải quy phục theo cách của mình. Nhà lãnh đạo nước Nga đã tự tin đối đầu với nước Mỹ và tự tin xử lý vụ việc theo cách riêng của mình. Đây không phải là điều mà nhiều nước dám làm.
Video đang HOT
…. đến cuộc khủng hoảng Syria
Sau vụ Snowden, người dân thế giới còn chứng kiến Tổng thống Nga Putin đã “cứu” người đồng cấp Obama một bàn thua trông thấy khi vào giờ phút cuối cùng đã ngăn cho Mỹ không phải mắc kẹt thêm vào một vũng lầy chiến tranh nữa ở khu vực Trung Đông vốn đầy bạo lực và bất ổn.
Mỹ rõ ràng không muốn mình bị kéo vào một cuộc chiến tranh khác ở Trung Đông, đặc biệt là ở Syria – nơi mức độ thảm khốc và khó khăn chắc chắn sẽ lớn hơn rất nhiều so với chiến trường Libya trước đây. Mỹ vốn đã bị sa lầy trong hai cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan với không biết bao nhiêu sinh mạng bị hy sinh và tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền của. Một cuộc chiến tranh ở thời điểm mà siêu cường số 1 thế giới đang đối mặt với tình trạng nền kinh tế suy yếu là một viễn cảnh hoàn toàn không ai mong muốn. Tuy nhiên, vì Tổng thống Obama đã “chót” tuyên bố về cái gọi là “lằn ranh đỏ” trong vấn đề vũ khí hóa học nên ông này hoàn toàn không có đường lui. Một nhà lãnh đạo của siêu cường lớn nhất thế giới không thể nói chơi. Ông này đã nói là sẽ trừng phạt Syria nếu nước này sử dụng vũ khí hóa học thì có nghĩa là ông sẽ phải ra tay.
Mỹ buộc lòng phải chuẩn bị cho một chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria mà không được sự ủng hộ của phần lớn người dân trong nước cũng như thế giới và ngay cả những nước đồng minh thân thiết từng luôn sát cánh với họ trong các cuộc chiến tranh trước đó. Trong bối cảnh này, vào giờ phút cuối cùng, nước Nga của Tổng thống Putin đã xuất hiện, đưa ra được một đề xuất có tính đột phá, không chỉ cứu được ông Obama, nước Mỹ mà cứu cả khu vực Trung Đông, nếu không nói là cả thế giới.
Nga đã đưa ra đề xuất Syria hủy bỏ vũ khí hóa học để tránh đòn tấn công trừng phạt của Mỹ. Đề xuất này nhanh chóng được cộng đồng quốc tế hoan nghênh nhiệt liệt. Bản thân người dân Mỹ và các đồng minh của Mỹ cũng phải thừa nhận tính ưu việt của lựa chọn này. Rõ ràng, chính quyền của Tổng thống Putin đã “cao tay” hơn siêu cường Mỹ khi đưa ra được một biện pháp ngoại giao thích hợp và hiệu quả trong khi Mỹ chỉ nhăm nhăm dùng đến vũ lực.
Khi mà hòa bình luôn được đề cao hàng đầu, giải pháp của ông Putin đương nhiên là được cộng đồng thế giới ủng hộ nhiệt liệt. Ông Putin đã giúp tránh thêm một cuộc đổ máu khủng khiếp ở chiến trường vốn đã đẫm máu và ác liệt ở Syria . Chưa kể, nếu Mỹ tấn công vào Syria, cuộc chiến ở đây có nguy cơ bùng phát ra toàn bộ Trung Đông, khiến khu vực này chìm trong biển lửa. Và người ta không thể không nghĩ đến một cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II trong tình huống này.
Dù không muốn, người ta cũng sẽ phải đưa ra sự so sánh về ông Putin và ông Obama. Một nước Mỹ luôn tự cho mình là lực lượng bảo vệ thế giới, đấu tranh cho hòa bình, dân chủ, tự do nhưng dường như lại luôn dùng đến sức mạnh, vũ lực để giải quyết vấn đề. Trong khi đó, nước Nga của ông Putin luôn bị Mỹ và phương Tây chỉ trích về vấn đề dân chủ, nhân quyền lại chính là nước giương cao ngọn cờ hòa bình trong cách thức xử lý các cuộc khủng hoảng quốc tế. Trong một diễn biến rất “thuận theo tự nhiên”, nhiều người dân thế giới đã tự đặt ra câu hỏi và có sự so sánh về việc vì sao ông Obama được nhận giải Nobel Hòa bình trong khi Tổng thống Putin lại không.
Mới đây nhất, việc Tổng thống Obama phải tiếp tục xử lý vụ scandal lùm xùm liên quan đến chương trình do thám, nghe lén của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ đã khiến uy tín của ông này cũng như của nước Mỹ tiếp tục “bị giáng thêm một đòn mạnh”. Mỹ đã khiến ngay cả những đồng minh mạnh nhất, thân thiết nhất của họ cũng phải phật lòng vì trò nghe lén.
Đó là trên chính trường thế giới, còn trong nội bộ, Tổng thống Obama thời gian qua cũng phải loay hoay, toát mồ hôi để xử lý một loạt những mớ bòng bong trong nước. Sự kiện chính phủ Mỹ phải đóng cửa vì mâu thuẫn nội bộ cũng là yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của ông chủ Nhà Trắng và siêu cường Mỹ.
Với những diễn biến trong thời gian qua, người ta dễ dàng nhận thấy, Tổng thống Putin đang vượt qua người đồng cấp Obama để trở thành một người chơi chính trên chính trường quốc tế. Trong khi đó, không cần phải nói thì ai cũng hiểu, nước Mỹ của ông Obama đang trên đà đi xuống.
Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Nước Nga của ông Putin che mờ siêu cường số 1 thế giới?
Nhà thờ Chính thống Giáo Nga vừa vinh danh Tổng thống Vladimir Putin vì nỗ lực của ông trong việc biến nước Nga thành một quốc gia hùng mạnh, một cường quốc hàng đầu thế giới được các nước khác tôn trọng. Trước đó vài ngày, ông Putin cũng đã được tạp chí danh tiếng Forbes của Mỹ bầu chọn là người quyền lực nhất thế giới.
Tổng thống Putin
Đó là những sự công nhận xứng đáng dành cho Tổng thống Putin bởi trong hơn một thập kỷ cầm quyền vị chính khách được yêu mến nhất xứ sở Bạch Dương đã để lại dấu ấn đậm nét trên còn đường hồi phục và tiến tới vị thế cường quốc hàng đầu thế giới của nước Nga
Putin - người vực dậy nước Nga từ đống hoang tàn
Tổng thống Vladimir Putin là niềm kiêu hãnh, tự hào của nước Nga. Chỉ trong hai nhiệm kỳ làm tổng thống kéo dài từ năm 2000 đến năm 2008, vị chính khách tài ba Putin đã tạo ra được một kỳ tích mà khó có nhà lãnh đạo nào bì kịp khi ông vực dậy một nước Nga kiệt quệ, hoang tàn trở thành một nước Nga mới đầy năng lượng và sự tự tin. Cái tên của ông Putin chắc chắn đã đi vào lịch sử nước Nga như là một trong những vị Tổng thống xuất sắc nhất thời hiện đại.
Khi vị chính khách trẻ tuổi Putin bỡ ngỡ lần đầu tiên bước vào điện Kremlin năm 2000, nước Nga với tiền thân là nước Liên Xô hùng mạnh thuở nào đang ngấp nghé trên bờ vực của sự sụp đổ. Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, nước Nga chìm trong những cuộc xung đột, những cú sốc tài chính và cảnh nghèo đói xuất hiện khắp đất nước. Cuộc khủng hoảng ở Nga đã leo đến đỉnh điểm năm 1998 khi đồng rúp sụp đổ và nước Nga buộc phải chấp nhận sự cứu giúp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Đó là cái nhìn bao quát về một nước Nga mà ông Putin tiếp quản năm 2000.
Nhiệm vụ của tân Tổng thống Putin lúc đó là phải vực dậy nước Nga mà phương Tây xem là sắp biến mất trên bản đồ thế giới - một nhiệm vụ được nhiều người lúc đó coi là bất khả thi. Tuy nhiên, ông Putin đã làm được và hơn nữa là làm rất tốt.
Nhờ hàng loạt những chính sách kinh tế đúng hướng, nền kinh tế Nga xuất phát điểm gần như "từ con số 0" đã vươn lên trở thành trong một 5 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Theo bảng xếp hạng mới nhất của Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa được công bố trong năm nay, Nga đã vượt qua Đức để chiếm vị trí nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới với 3.400 tỉ USD. Nhờ nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng đều đặn, đời sống người dân Nga ngày càng ổn định và được nâng cao hơn.
Một người dân Nga từng phát biểu: "Cuộc sống đã trở nên ngọt ngào hơn đối với nhiều người. Nói chung là mọi thứ đều trở nên tốt đẹp hơn." Có thể nói, người dân Nga không có lý do gì để không hài lòng với thực tại hiện nay sau khi đã phải trải qua những năm tháng hết sức khó khăn cách đây hơn một thập kỷ..
Dấu ấn đậm nét trên chính trường quốc tế
Cùng với việc khôi phục lại nền kinh tế của đất nước, đem lại đời sống dễ chịu hơn cho người dân, Tổng thống Putin còn là người có công lớn nhất trong việc đem lại sự tự tin, niềm tự hào dân tộc cho nước Nga. Từ một nước Nga hoang tàn bị phương Tây "không thèm đếm xỉa", ông Putin đã đưa nước Nga trở lại chính trường thế giới trong tư thế ngẩng cao đầu. Nước Nga của ông Putin không ngại đối đầu với siêu cường số 1 thế giới là Mỹ và tiếng nói của nước Nga khiến các nước phải lắng nghe.
Trong lần trở lại điện Kemlin mới nhất hiện nay, ông Putin đã đưa nước Nga lên một vị thế mới trên chính trường quốc tế, che mờ cả siêu cường Mỹ. Điều này được thể hiện rõ nhất qua cách xử lý cuộc khủng hoảng ở đất nước Syria mấy tháng qua.
Giữa lúc cả thế giới hồi hộp, căng thẳng và lo sợ trước viễn cảnh cuộc nội chiến ở Syria bùng phát thành một cuộc chiến tranh khu vực thảm khốc vì chiến dịch can thiệp quân sự của Mỹ thì nước Nga của Tổng thống Putin đã đưa ra được một đề xuất giúp "tháo ngòi nổ" đáng sợ này. Theo đó, Nga đề nghị đặt kho vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát của quốc tế để tránh một chiến dịch can thiệp của Mỹ và phương Tây.
Đề xuất của Nga được ví như một trận mưa rào tưới xuống khu vực đang ngùn ngụt lửa cháy. Các nước thở phào nhẹ nhõm trước diễn biến này. Tránh được đòn tấn công trừng phạt của Mỹ vào Syria là tránh được nguy cơ bùng nổ chiến tranh toàn diện ở khu vực Trung Đông và tránh được một cuộc khủng hoảng kinh tế mới trên toàn cầu.
Việc ông Putin tìm được một lối thoát ngoại giao vào đúng thời điểm kịch tính nhất trong cuộc nội chiến ở Syria đã giúp ông ghi điểm trong mắt người dân thế giới và giúp Nga được nâng lên một vị thế cao hơn trên trường quốc tế. Người ta đã không ngoa khi nói rằng, Tổng thống Putin đang làm lu mờ người đồng cấp Obama. Rõ ràng, người dân thế giới đánh giá cao nước Nga hơn là Mỹ bởi nước Nga đã chọn con đường hòa bình thay vì hiếu chiến như Mỹ. Cách xử lý của Nga đã tránh được một cuộc đổ máu thảm khốc và nó cũng đem lại niềm tin cho giới yêu chuộng hòa bình của thế giới. Hiện tại, Nga đang vượt qua Mỹ để nắm quyền lãnh đạo thế giới trong việc xử lý cuộc khủng hoảng ở Syria.
Ngoài vấn đề Syria, ông Putin còn thể hiện quyền lực và uy thế của mình trong việc sẵn sàng đương đầu với sức ép của Mỹ trong vấn đề liên quan đến cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ Edward Snowden - người bị gán là "kẻ phản bội nước Mỹ" vì tiết lộ một loạt thông tin gây chấn động về chương trình do thám của cường quốc số 1 thế giới này. Đây cũng là một nhân tố khiến ông Putin "ghi" thêm điểm trong mắt công chúng quốc tế .
Người dân Nga đang rất hoan hỉ và vui mừng trước việc Nhà lãnh đạo của họ được bầu là người quyền lực nhất thế giới. Họ tin rằng, đó là một dấu hiệu cho thấy uy tín của nước Nga đang tăng lên trong khi ảnh hưởng của Mỹ thì ngày một suy giảm.
Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Trung Quốc bị ghét nhất toàn cầu Một cuộc thăm dò dư luận trên toàn cầu được tổ chức. Tin tốt cho Trung Quốc là họ đã được nhìn nhận như là một cường quốc đang nổi. Tin xấu là không ai thích thú với điều đó, đặc biệt là dân Mỹ. Đó là kết quả của một cuộc khảo sát gần đây của Trung tâm nghiên cứu Pew. Bản...