Tổng thống Putin bổ nhiệm thống đốc mới vùng Kursk
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bổ nhiệm nhân vật mới đảm nhận chức quyền thống đốc vùng Kursk.
Ông Alexander Khinshtein. Ảnh: Điện Kremlin
Nhà lãnh đạo Nga ngày 5/12 đồng thời khẳng định cần “quản lý khủng khoảng tại Kursk”, nơi một phần lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Ukraine từ tháng 8.
Nhân vật được bổ nhiệm đảm nhận ghế quyền thống đốc Kursk là ông Alexander Khinshtein, nhà báo kiêm cựu thành viên Duma quốc gia (Hạ viện) Nga.
Trong video đăng trên trang web của Điện Kremlin, Tổng thống Putin nói với ông Khinstein: “Đây là vùng lãnh thổ đang được giải phóng khỏi kẻ thù, do đó, có nhiều việc cần thực hiện để khôi phục dịch vụ cộng đồng, lưu trú để phục hồi kinh tế Kursk nói chung và những khu vực quân đội Nga đang giải phóng tại Kursk nói riêng”.
Nhà lãnh đạo Nga Putin nhận định ông Khinshtein ngoài kinh nghiệm về cơ quan lập pháp, còn từng dành 2 năm đảm nhận vai trò cố vấn cho Vệ binh Quốc gia Nga và có thâm niên trong lực lượng an ninh.
Video đang HOT
Về phần mình, ông Khinstein chia sẻ với Tổng thống Putin rằng cần thực hiện nhiều điều để người dân vùng Kursk có thể cảm thấy rằng họ là một phần của đất nước.
Điện Kremlin đồng thời xác nhận thống đốc hiện tại của Kursk là Alexei Smirmnov đã từ chức.
Sáng 6/8, khoảng 1.000 binh sĩ Ukraine được xe bọc thép yểm trợ đã tấn công xuyên biên giới, vào Kursk. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine ngày 13/8 khẳng định cuộc tấn công xuyên biên giới vào Kursk không liên quan đến chiếm giữ lãnh thổ. Ông nói rằng Ukraine phát động chiến dịch này nhằm bảo vệ đất nước khỏi các cuộc tấn công tầm xa từ Kursk.
Đến ngày 18/8, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định cuộc tấn công quân sự của Ukraine vào Kursk nhằm mục đích tạo ra một “vùng đệm” để ngăn chặn các cuộc tấn công xuyên biên giới của Nga.
ISW: Nga trả tiền cho 100.000 quân Triều Tiên, giúp trì hoãn đợt điều động thứ hai
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, việc Triều Tiên bơm nhân lực vào Điện Kremlin cho phép nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin tránh được một trở ngại chính trị khác ở trong nước.
Binh sĩ Triều Tiên giúp Nga tránh được đợt huy động binh sĩ thứ hai. Ảnh: AFP/
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington mới đây cho biết việc bổ sung thêm quân mới mang lại cho Tổng thống Nga Vladimir Putin một con đường, ít nhất là tạm thời, tránh được đợt điều động binh sĩ lần thứ hai.
Lần huy động đầu tiên của Nga với khoảng 300.000 quân dự bị được công bố vào tháng 11/2022, một động thái làm dấy lên dư luận về cuộc chiến khi gia đình của những người lính dự bị lo lắng rằng họ sẽ được đưa vào chiến đấu và thương vong của những người lính dự bị ngày càng tăng.
"ISW đã nhiều lần quan sát thấy những nỗ lực của chính quyền Nga nhằm trì hoãn việc triệu tập quân dự bị không tự nguyện vốn không được ủng hộ", các nhà phân tích của ISW viết.
Tổng thống Putin và các tướng lĩnh của ông kể từ đó đã nhiều lần ra tín hiệu rằng họ cần phải huy động thêm binh sĩ nhưng đã trì hoãn. Tuy nhiên, số tiền thưởng tăng mạnh ở một số khu vực cho thấy Điện Kremlin có thể đang gặp khó khăn trong việc thu hút đủ số lượng binh sĩ đăng ký.
Nhưng rồi việc Triều Tiên triển khai binh sĩ đến Nga giờ đây đã mang lại cho Moscow một vùng đệm vững chắc về quân số. Tuy nhiên, ISW cho rằng nếu Nga tiếp tục chịu thương vong cao thì ngay cả việc luân chuyển quân của Bình Nhưỡng cũng sẽ không đủ để duy trì cuộc chiến.
"Việc triển khai khoảng 100.000 nhân viên Triều Tiên sẽ chỉ thay thế những tổn thất của Nga trong vòng chưa đầy 3 tháng", viện nghiên cứu này nhận định.
"Việc triển khai hạn chế như vậy cũng sẽ không giải quyết được tình trạng thiếu hụt hàng triệu công nhân của Nga do khủng hoảng nhân khẩu học và chiến tranh cũng như những thiếu sót từ trung đến dài hạn trong hoạt động của các cơ sở công nghiệp quốc phòng Nga", ISW nói thêm.
Ukraine và các quan chức phương Tây tuần trước cho biết Bình Nhưỡng đã gửi 11.000 quân tới Kursk khi Nga nỗ lực đòi lại vùng lãnh thổ bị Kiev chiếm giữ vào mùa Hè năm nay.
Các nguồn tin giấu tên quen thuộc với đánh giá của một số quốc gia thuộc nhóm G20 nói với Bloomberg rằng Triều Tiên có thể đang lên kế hoạch gửi tổng cộng 100.000 quân tới Nga trong thời gian dài hơn.
Dmytro Ponomarenko, đại sứ Ukraine tại Hàn Quốc, cũng nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ rằng Bình Nhưỡng có thể sẽ duy trì sự hiện diện của khoảng 15.000 quân trong cuộc chiến, luân phiên binh sĩ từ 2-3 tháng một lần. Tổng cộng, việc luân phiên có thể đẩy số lượng binh sĩ Triều Tiên ra chiến đấu lên tới 100.000 trong vòng một năm, ông nói.
Quân đội Triều Tiên ở Nga được cho là lực lượng đặc biệt, mà tình báo Hàn Quốc ước tính có tổng cộng khoảng 200.000 thành viên.
Seoul cũng cho biết Nga đang trả khoảng 2.000 USD/tháng cho mỗi binh sĩ Triều Tiên. Nhưng các nhà nghiên cứu về Triều Tiên nói rằng rất có thể phần lớn, nếu không nói là tất cả, số tiền đó sẽ được đổ về nước.
Quan hệ đối tác của Nga với Triều Tiên có những tác động khác đối với Bình Nhưỡng. Cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết Triều Tiên dự kiến sẽ nhận được khoảng 700.000 tấn gạo và hỗ trợ về công nghệ vũ trụ, cho phép nước này tiếp tục lách các biện pháp trừng phạt quốc tế.
Cuộc hội đàm riêng giữa Tổng thống Nga với lãnh đạo Azerbaijan và Armenia Nhà lãnh đạo Nga chủ yếu tập trung vào mối quan hệ kinh tế với cả hai nước và phản ánh sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại của Armenia. Các nguyên thủ quốc gia thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: RIA Novosti Theo hãng thông tấn TASS (Nga), Tổng thống Nga Vladimir Putin...