Tổng thống Putin bị “cô lập” ở Hội nghị thượng đỉnh G20
Mặc dù hội nghị thượng đỉnh G20 là một diễn đàn về kinh tế nhưng phương Tây và Nga vẫn không thoát khỏi những căng thẳng liên quan đến vấn đề Ukraine.
Trong ngày đầu tiên (15-11) diễn ra cuộc họp, các nhà lãnh đạo phương Tây đã liên tục cảnh báo Tổng thống Nga đang “liều mạng” với nền kinh tế nước này, nếu Moscow không chấm dứt hỗ trợ phiến quân nổi dậy ở miền đông Ukraine.
Nga tiếp tục từ chối các cáo buộc, và gặp phải sự cô lập từ các cường quốc, đặc biệt phải đối mặt với những lời chỉ trích mạnh mẽ từ Tổng thống Mỹ Obama và Thủ tướng Canada Stephen Harper.
“Tôi nghĩ tôi sẽ bắt tay ngài, nhưng tôi chỉ có một điều để nói với ngài: Ngài cần phải ra khỏi Ukraine”, ông Harper nói với Tổng thống Putin tại hội nghị thượng đỉnh ở Brisbane, Úc, theo phát ngôn viên của Thủ tướng Canada, ông Jason MacDonald.
Tổng thống Mỹ Obama cũng nói rằng: “Nga là mối đe dọa cho toàn cầu, Mỹ đã và đang đi đầu trong việc chống lại sự xâm lăng của Nga đối với Ukraine”. Trong khi đó, Đức và Anh tiếp tục đưa ra lời cảnh cáo sẽ tăng cường trừng phạt lên các cá nhân và công ty của Nga vì cuộc khủng hoảng Ukraine.
Không chỉ chỉ trích lên án, sự cô lập còn được thể hiện rõ ràng khi Tổng thống Nga phải đứng phía ngoài trong bức ảnh chụp các nhà lãnh đạo của G20. Trong khi Tổng thống Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Thống đốc toàn quyền của Úc, khi họ đến Brisbane thì Tổng thống Putin chỉ được phụ tá của Bộ trưởng Quốc phòng tiếp đón.
Trước sự cô lập mạnh mẽ của phương Tây, một nguồn tin nói với Reuters rằng ông Putin sẽ rời khỏi hội nghị G20 sau khi kết thúc ngày họp đầu tiên, với lý do có một cuộc họp khẩn cấp ở Moscow. Tuy nhiên phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov đã phủ nhận thông tin đó và nói rằng Tổng thống Nga sẽ tham dự tất cả các sự kiện của G20.
Mặc dù chịu áp lực lớn, nhưng ông Putin luôn giữ một thái độ thản nhiên, luôn nở một nụ cười trên môi, bắt tay với Thủ tướng Úc Tony Abbott.
Video đang HOT
Bức ảnh chụp lãnh đạo G20 và ông Putin phải đứng phía ngoài cùng bên trái
Thông tin thêm về vấn đề này, điện Kremlin cho biết cuộc khủng hoảng Ukraine là chủ đề duy nhất được thảo luận tại một cuộc họp một ngày giữa ông Putin và Thủ tướng Anh David Cameron, cả hai đã bày tỏ quan tâm tới việc kết thúc cuộc đối đầu và xây dựng lại mối quan hệ. Tổng thống Nga cũng đã gặp Tổng thống Pháp Francois Hollande, và cả hai đã đồng ý để bảo vệ mối quan hệ của họ từ những tác động của các lệnh trừng phạt.
Tổng thống Putin bị khá nhiều chỉ trích từ phương Tây
Bên ngoài hội nghị thượng đỉnh, nhiều công dân Úc và Ukraine đã tổ chức một cuộc biểu tình chống lại ông Putin. Một lá cờ Ukraine lớn cùng các lá cờ của các quốc gia có nạn nhân thiệt mạng trên chuyến bay MH17 xuất hiện khá nhiều trong đám đông. Những người biểu tình cũng mang nhiều băng rôn khẩu hiệu để yêu cầu ông Putin phải chịu trách nhiệm về những việc làm của mình.
Trước đó, hôm 14-11 truyền hình nhà nước Nga đã phát sóng một hình ảnh được cho là “giật gân” hỗ trợ các cáo buộc của Moscow, khi cho rằng máy bay chiến đấu của Ukraine đã bắn hạ máy bay dân sự MH17 của Malaysia. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng đó là những hình ảnh giả, được dàn dựng để đánh lạc hướng phương Tây.
Theo_An ninh thủ đô
"Hôi của" từ hiện trường MH17 rơi rồi khoe trên mạng
Một cô gái ở miền đông Ukraine đang bị rất nhiều cư dân mạng "ném đá" khi khoe trên Instagram hình ảnh một chiếc mascara mà cô lấy được từ hiện trường nơi máy bay MH17 rơi.
Hôm 25/7, cô Ekaterina Parkhomenko đã đăng một bức ảnh lên Instagram của mình với chú thích: "Mascara từ Amsterdam, hay đúng hơn là từ khu vực này. Vâng, tôi nghĩ rằng bạn hiểu tôi muốn nói gì".
Parkhomenko tự nhận mình là một người Ukraine "thân Nga" và giải thích cô không tự lấy chiếc mascara của thương hiệu Catrice mà cô khoe trong ảnh. Parkhomenko nói rằng cô có được nó từ "một người hôi của".
Những lời đính chính này đã không thể ngăn được làn sóng giận giữ từ các thành viên mạng xã hội, thậm chí một "Instagramer" còn gọi Parkhomenko là một kẻ "cặn bã của xã hội".
Một cư dân mạng bức xúc: "Cô ta bị bệnh thật rồi, hoàn toàn là bị bệnh".
Chân dung cô gái Ukraine xinh đẹp đang bị cư dân mạng ném đá vì dùng đồ của các nạn nhân xấu số
Blogger nổi tiếng của Nga Bozhena Rysnka không ngần ngại ví Parkhomenko như một "con sói đói khát". Blogger Rysnka viết "Cô ta thuộc tầng lớp tận cùng của tận cùng xã hội khi lấy cả mascara của người đã mất... Cô ta chỉ như một con thú, như một con sói hào hứng khi thấy gói bánh quy rớt xuống từ bầu trời. Bạn còn gì để tức giận với một con thú đói ăn không?".
Trước sức ép quá lớn và những lời chỉ trích nặng nề, Parkhomenko đã phải xóa tài khoản Instagram của mình, cô viết: "Tôi chỉ là một trong số rất nhiều người "bệnh" trên cái đất nước Ukraine này mà thôi. Bực mình và điên tiết khủng khiếp".
Trước đó, Parkhomenko đã vô tình tiết lộ rằng chiếc mascara mà cô khoe trên Instagram không phải vật dụng duy nhất cô có được từ hiện trường chiếc máy bay của Malaysia rơi.
Các cuộc tranh cãi nảy lửa về hình ảnh mà Parkhomenko đăng tải nổ ra khi một người đàn ông Nam Phi cho biết thẻ tín dụng của người thân của ông trên chiếc MH17 xấu số cũng bị lấy mất và đang được "kẻ cắp" sử dụng.
Tờ The Sun dẫn lời một thân nhân của hành khách xấu số trên chiếc MH17 cho biết: "Sau tất cả những gì mà chúng tôi đã trải qua, việc lấy cắp đồ của người quá cố là quá độc ác. Tất cả những đồ giá trị đó là do các hành khách đã thiệt mạng phải bỏ tiền ra mua. Lấy cắp chúng là một hành động xúc phạm họ. Thật kinh tởm".
Tại hiện trường nơi chiếc phi cơ của Malaysia Airlines rơi, rất nhiều di vật của các nạn nhân đã bị lấy cắp
Có tất cả 298 người đã thiệt mạng sau khi chiếc phi cơ của Malaysia Airlines rơi ở miền đông Ukraine vào hôm 17/7. Một nhóm chuyên gia Hà Lan đang điều tra nguyên nhân gây ra vụ tai nạn kinh hoàng này. Tuy nhiên việc bảo vệ hiện trường dường như đã thất bại khi đồ đạc, di vật của các nạn nhân xấu số bị "hôi của".
Hôm 25/7, Úc cho biết nước này đã hoàn tất một thỏa thuận với Ukraine về việc gửi quân đội tới bảo vệ hiện trường.
Chia sẻ với các phóng viên, Thủ tướng Úc Tony Abbott cho rằng: "Đây là một sứ mệnh nhân đạo... với một mục tiêu rõ ràng và đơn giản: đưa mọi thứ về nhà... Tất cả những việc chúng tôi làm chỉ để yêu cầu trả lại những gì thuộc về người đã khuất và mang chúng trở về với gia đình của họ".
Theo Khampha
Tình hình biển Đông: Mỹ - Úc cảnh báo Trung Quốc Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Úc hôm 12/6 cảnh báo về những động thái gần đây của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và biển Đông. Thủ tướng Úc Tony Abbott(trái) và Tổng thống Barack Obama (phải). Ảnh: AAP Trong tuyên bố chung đưa ra sau cuộc hội đàm ở Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Úc Tony...