Tổng thống Putin bất ngờ hối thúc Tổng thống Mỹ Biden gặp mặt trực tiếp
Tổng thống Nga Vladimir Putin loại trừ khả năng cắt đứt quan hệ với Mỹ, đồng thời đề nghị gặp mặt trực tiếp người đồng cấp Mỹ Joe Biden sau khi nhận loạt cáo buộc nghiêm trọng từ vị tân Tổng thống Mỹ
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS
“Tôi vừa nghĩ đến điều đó thôi. Tôi muốn đề xuất với Tổng thống Biden tiếp tục các cuộc thảo luận giữa chúng tôi, nhưng với điều kiện nó diễn ra trực tiếp…, trong một cuộc thảo luận cởi mở. Tôi cho đó sẽ là một điều thú vị với người dân Nga và người Mỹ”, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 18/3 phát biểu, ABCNews đưa tin.
Nhà lãnh đạo Nga cũng cho hay ông muốn cuộc gặp diễn ra sớm nhất có thể, miễn là “thuận tiện” cho người Mỹ. “Tôi muốn đến rừng taiga cuối tuần này để nghỉ ngơi, nhưng (tôi có thể không đến nữa-PV) và chúng tôi (ông Putin và ông Biden-PV) có thể gặp vào ngày mai hoặc có thể vào Thứ Hai tới”, ông Putin nêu đề nghị.
Loạt phát biểu trên được nhà lãnh đạo Nga đưa ra không lâu sau cuộc phỏng vấn ngày 17/3 với truyền thông Mỹ của ông Joe Biden, trong đó Tổng thống Mỹ đã cáo buộc ông Putin chỉ đạo can thiệp bầu cử Mỹ và cảnh báo ông Putin sẽ phải “trả giá”. Vị Tân Tổng thống Mỹ cũng nặng lời chỉ trích ông Putin liên quan đến nghi án nhân vật đối lập Nga Navalny bị đầu độc.
Trước đề nghị gặp mặt ông Biden, trong phản ứng đầu tiên về các cáo buộc của người đồng cấp Mỹ, ông Putin đã nói: “Như ông Biden đã nói, chúng tôi quen biết nhau. Tôi sẽ phản hồi gì ư? Tôi sẽ nói: Chúc ông khỏe. Tôi mong ông ấy khỏe mạnh. Tôi nói điều đó mà không hề mỉa mai hay đùa cợt”.
Bình luận về phát ngôn của người đồng cấp Mỹ xung quanh vụ việc của nhân vật đối lập Nga Navalny, ông chủ Điện Kremlin trích dẫn một câu châm ngôn của thành phố Saint Petersburg, vốn là quê nhà của ông, cho rằng, ông Biden “suy bụng ta ra bụng người”.
“Chúng ta luôn thấy ở người khác những phẩm chất của chính mình và nghĩ rằng họ cũng như mình”, Tổng thống Putin nói. “Đó không phải là một trò đùa hay câu nói của trẻ con đâu mà nó mang một ý nghĩa tâm lý học rất sâu sắc”.
Quan hệ Nga và Mỹ đang diễn biến xấu đi từ sau khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức. Ngày 18/3, Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho hay Đại sứ Anatoly Antonov đã được triệu tập về Moscow ngày 20/3 để tham vấn các quan chức hàng đầu Chính phủ Nga “về cách khắc phục mối quan hệ Nga-Mỹ đang lún sâu vào khủng hoảng”.
Đây là lần đầu tiên trong hơn 20 năm Nga triệu hồi Đại sứ tại Mỹ. Đại sứ quán Nga cùng ngày cáo buộc rằng, cuộc khủng hoảng trong quan hệ ngoại giao giữa hai bên bắt nguồn từ chính sách của Mỹ và cảnh báo mối quan hệ với Washington có nguy cơ sụp đổ.
Cuộc đua vào Nhà Trắng khó lường vì Trump nhiễm nCoV
Việc Trump nhập viện sau khi nhiễm nCoV được cho là khiến tháng cuối cùng của cuộc đua vào Nhà Trắng trở nên mơ hồ và khó lường.
Nhà Trắng hôm 2/10 thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ dành "vài ngày tới" tại bệnh viện quân y Walter Reed, ngoại ô thủ đô Washington, để điều trị sau khi nhiễm nCoV. "Tổng thống vẫn giữ tinh thần tốt, có triệu chứng nhẹ và làm việc cả ngày", người phát ngôn Nhà Trắng cho hay.
Đây được cho là thử thách đáng lo ngại với Trump, người thường hạ thấp mức độ nghiêm trọng của Covid-19, cố gắng chuyển trọng tâm chiến dịch tranh cử khỏi đại dịch, nhắm tới chủ đề khôi phục kinh tế và bất ổn dân sự, khía cạnh mà ông tin rằng mình nắm lợi thế. Những cuộc thảo luận trong tháng cuối cùng của cuộc đua vào Nhà Trắng giờ đây gần như chắc chắn sẽ tập trung vào sức khỏe của Trump, hướng sự chú ý của dư luận trở lại đại dịch.
Trong cuộc vận động tại thành phố Duluth, bang Minnesota, hôm 30/9, Trump vẫn truyền đi thông điệp lạc quan quen thuộc. "Chúng ta đã có nền kinh tế vĩ đại nhất trong lịch sử, nhưng phải đóng cửa bởi nguy cơ mất hàng triệu sinh mạng. Giờ đây, chúng ta đang tái mở cửa và sẽ thực hiện việc này ở mức độ chưa từng thấy. Đó là một điều tuyệt vời. Chúng ta sẽ sớm trở lại kinh doanh", ông nói.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại căn cứ không quân Andrews, bang Maryland, hôm 1/10. Ảnh: AFP.
Sau khi Trump nhận kết quả dương tính nCoV hôm 2/10, Sở Y tế Minnesota kêu gọi bất cứ ai tiếp xúc trực tiếp với Tổng thống trong chuyến thăm của ông tự cách ly, xét nghiệm sau 5-7 ngày tiếp xúc. Cơ quan bổ sung thêm rằng những người tới cuộc vận động ở Duluth và xuất hiện triệu chứng cũng nên làm vậy.
Chiến dịch của Trump đã thông báo hủy các sự kiện chính trị, hoặc sử dụng hình thức tổ chức trực tuyến trong tương lai gần, bao gồm cả những chuyến thăm các bang chiến trường chủ chốt như Wisconsin, Pennsylvania và Nevada.
Trump dựa vào những cuộc vận động trực tiếp để khơi dậy sự nhiệt tình của đám đông ủng hộ. Do đó, nếu mất đi "vũ khí" này, Tổng thống Mỹ được cho là khó có thể thu hẹp khoảng cách với ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden, người đang dẫn trước trong các cuộc thăm dò và nỗ lực gây quỹ, một phần không nhỏ nhờ phản ứng của Trump với Covid-19.
Kết quả dương tính với nCoV còn đồng nghĩa với việcTrump khó có thể gặp trực tiếp các nhà tài trợ, cản trở khả năng gây quỹ vào những tuần cuối cùng của chiến dịch. Trong khi đó, Biden huy động được hơn 364 triệu USD vào tháng 8, khoản tiền gây quỹ tranh cử hàng tháng cao kỷ lục. Sau buổi tranh luận đầu tiên, cựu phó tổng thống Mỹ tiếp tục lập kỷ lục với 3,8 triệu USD tiền quyên góp trong một giờ.
Trước đây, tỷ lệ tín nhiệm đối với các tổng thống Mỹ được cải thiện sau khi họ gặp vấn đề về sức khỏe. Theo khảo sát của Washington Post/ABC News, tổng thống Ronald Reagan tăng 11 điểm phần trăm tín nhiệm sau vụ ám sát bất thành vào đầu nhiệm kỳ thứ nhất của ông. Mức độ ủng hộ dành cho Thủ tướng Anh Boris Johnson, người chiến đấu với Covid-19 hồi tháng 4, cũng tăng 17 điểm so với tháng trước đó, tương đương 51%, sau khi ông được phát hiện nhiễm virus.
Tuy nhiên, cử tri Mỹ có thể nhìn nhận khác về Trump, bởi ông thường xuyên phớt lờ khuyến cáo của giới chức y tế. Trump hiếm khi đeo khẩu trang, tiếp tục tổ chức các cuộc vận động tranh cử quy mô lớn, ngay cả khi giới chức địa phương và liên bang kêu gọi ông không làm vậy. Khảo sát của Reuters công bố hồi đầu tuần cho thấy chỉ 41% cử tri đồng ý với cách Trump xử lý đại dịch.
Trump còn có khả năng đối mặt chỉ trích vì quyết định đến bang New Jersey dự một buổi gây quỹ ở khu nghỉ dưỡng Bedminster hôm 1/10, bất chấp trợ lý thân cận Hope Hicks đã nhận kết quả dương tính nCoV và xuất hiện triệu chứng khi ngồi cùng ông trên chiếc Không lực Một tối trước đó. Tại Bedminster, Trump đã có mặt trong không gian kín cùng các trợ lý chủ chốt và nhà tài trợ đảng Cộng hòa.
Theo hướng dẫn y tế liên bang hiện nay, số lượng đáng kể nhân viên Nhà Trắng và chiến dịch của Trump có thể cần được cách ly trong vòng hai tuần, bởi họ đã tiếp xúc gần với Tổng thống, phu nhân Melania và Hicks trong các sự kiện gần đây. Điều này sẽ gây hỗn loạn trong khâu hậu cần và nhân sự khi ngày bầu cử đang đến gần.
Việc Trump nhiễm nCoV được đánh giá là biến số quan trọng trong cuộc đua vốn không thể lường trước, và chiến dịch của Biden cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng. Theo các bình luận viên của Washington Post, Biden cần tiếp tục vận động một cách khéo léo, tránh tỏ ra thiếu nhạy cảm với tình trạng sức khỏe của Trump.
Mở đầu bài phát biểu hôm 2/10 tại thành phố Grand Rapids, bang Michigan, sau khi nhận kết quả âm tính với nCoV, Biden cho biết ông "đang cầu nguyện cho sức khỏe và sự an toàn của Tổng thống cùng Đệ nhất phu nhân", trong lúc vẫn đeo khẩu trang thay vì cởi ra khi bắt đầu nói như thường lệ.
"Đây không phải vấn đề chính trị, mà là lời nhắc nhở mạnh mẽ với tất cả chúng ta rằng phải nghiêm túc chống lại virus này", Biden đề cập đến việc Trump nhiễm nCoV.
Theo một quan chức giấu tên am hiểu vấn đề, chiến dịch của Biden sẽ ngừng quảng cáo tiêu cực nhắm vào Trump. Tuy nhiên, quyết định này lại bị chiến dịch của Trump công kích.
"Joe Biden đã lợi dụng bài phát biểu ở Michigan để tấn công Trump. Ông ấy không có tư cách nói bất cứ điều gì", Tim Murtaugh, phát ngôn viên chiến dịch của Trump cho biết, dường như ám chỉ việc Biden chỉ trích cách Tổng thống xử lý đại dịch và tình hình kinh tế.
Trump đăng video trên Twitter, thông báo mình vẫn ổn. Video: Twitter/ Donald J. Trump.
Chưa rõ Trump có thể tham gia cuộc tranh luận tổng thống tiếp theo dự kiến vào ngày 15/10 hay không. Chiến dịch của ông chưa bình luận về kế hoạch. Tuy nhiên, nếu Trump buộc phải rút khỏi sự kiện này, ông có nguy cơ mất đi một trong những cơ hội cuối cùng để làm nổi bật sự khác biệt với Biden trước lượng lớn khán giả xem truyền hình.
Kristin Urquiza, người ngồi ở hàng đầu với tư cách khách mời của Biden trong cuộc tranh luận đầu tiên hôm 29/9, chỉ trích Trump và gia đình ông kịch liệt vì không đeo khẩu trang. "Họ phơi nhiễm cho toàn bộ người tới buổi tranh luận, bao gồm khách mời, nhân viên, nghị sĩ, mật vụ, giới truyền thông, với một chủng virus chết chóc đã khiến 205.000 người Mỹ thiệt mạng", Urquiza nói.
Cha của Urquiza qua đời hồi tháng 6 ở tuổi 65, thúc đẩy cô sáng lập nhóm Marked By COVID, với mục tiêu nâng cao nhận thức về hậu quả từ đại dịch. Người phụ nữ tỏ ra sợ hãi sau khi biết tin Trump nhiễm virus và cho biết sẽ xét nghiệm nCoV sớm nhất có thể, đồng thời tự cách ly đến khi biết kết quả.
Hạ nghị sĩ Dân chủ Tim Ryan, người cũng có mặt trong buổi tranh luận, cho biết tất cả những khách mời ngồi phía Biden đều đeo khẩu trang, đối lập với đoàn hộ tống Trump. Ông bày tỏ thất vọng bởi ban tổ chức không áp dụng quy định này với gia đình và đội ngũ cố vấn của Trump.
Trong cuộc phỏng vấn hôm 2/10, cựu thống đốc Pennsylvania Ed Rendell, đồng minh thân cận của Biden, cho rằng cựu phó tổng thống Mỹ từ trước đến nay vẫn tuân thủ những biện pháp phòng dịch, nên không cần thay đổi bất cứ điều gì sau khi Trump nhiễm nCoV.
"Tôi nghĩ điều quan trọng nhất họ có thể thực hiện là tiếp tục những gì họ vẫn làm", ông nêu ý kiến.
Pence và Harris ngồi cách nhau gần 4 m khi tranh luận Hai ứng viên phó tổng thống Mỹ sẽ được yêu cầu ngồi xa nhau 3,7 m, thay vì 2,1 m trong cuộc tranh luận vào tuần tới. Chiến dịch tranh cử của ứng viên tổng thống Dân chủ Joe Biden đề nghị hai ứng viên phó tổng thống là Mike Pence, đảng Cộng hoà, và Kamala Harris, đảng Dân chủ, giữ khoảng cách...