Tổng thống Putin “bảo vệ” Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông coi Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc là mong muốn hợp tác trên toàn cầu.
Hãng tin Tass và Reuters hôm nay (15/10) dẫn lời Tổng thống Putin nói, chính sách đối ngoại hiện nay của Trung Quốc, gồm cả chính sách được thực hiện trong BRI, được xây dựng dựa trên việc tìm kiếm sự thỏa hiệp. Và rằng, Bắc Kinh nỗ lực tìm kiếm các dự án và cách thức đạt mục tiêu chung được tất cả mọi người chấp nhận.
“Chúng tôi thấy một số người coi đó là nỗ lực của Trung Quốc nhằm đè bẹp ai đó dưới sức mạnh của họ, song chúng tôi không thấy như vậy, Nga chỉ thấy mong muốn hợp tác. Theo tôi, ưu điểm chính của khái niệm hợp tác mà Trung Quốc đưa ra là: Trong khuôn khổ hợp tác, không ai áp đặt bất cứ thứ gì lên người khác”.
Video đang HOT
Người đứng đầu nước Nga nói, điểm độc đáo của Trung Quốc trong việc xây dựng quan hệ với các quốc gia khác hiện nay là “không ai áp đặt hay ép buộc bất cứ ai điều gì. Chỉ có cơ hội được đưa ra”. Theo ông Putin, “đó là sự khác biệt giữa Sáng kiến Vành đai và Con đường của Chủ tịch Tập Cận Bình với những dự án khác mà các nước có khuynh hướng thực dân theo đuổi”.
Tổng thống Nga cho biết thêm, Sáng kiến Vành đai và Con đường là kịp thời và đang phát triển tốt.
Ông Putin sẽ dự Diễn đàn Vành đai và Con đường tổ chức tại Bắc Kinh vào 17-18/10. Người đứng đầu nước Nga đã tham dự hai diễn đàn trước đó, diễn ra lần lượt vào 2017 và 2019.
BRI là một dự án về mạng lưới năng lượng và cơ sở hạ tầng toàn cầu mà Trung Quốc đưa ra cách đây một thập niên nhằm kết nối châu Á với châu Phi và châu Âu thông qua các tuyến đường bộ và hàng hải.
Tổng thống Putin: Nga vào top 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Nga đã lọt top 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới, bất chấp các dự báo bi quan được đưa ra bởi các chuyên gia phương Tây.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: CNBC
"Dù có những dự báo bi quan được đưa ra, chủ yếu là bởi chuyên gia phương Tây, Nga cuối năm 2022 đã lọt top 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới", RiaNovosti ngày 22/8 dẫn lời Tổng thống Putin phát biểu, viện dẫn dữ liệu của World Bank xếp hạng các nền kinh tế dựa trên GDP tính theo sức mua tương đương (PPP).
Theo số liệu của World Bank, các nền kinh tế lớn nhất tính theo GDP (PPP) năm 2022 lần lượt là Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Nga. Nếu xét theo GDP danh nghĩa, Nga là nền kinh tế lớn thứ 8, sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Ấn Độ, Anh và Pháp.
Vẫn tại cuộc họp cùng các quan chức cấp cao Nga, Tổng thống Putin đánh giá nền kinh tế nước này đang tăng trưởng ổn định, bất chấp các biện pháp cô lập của phương Tây. Ông cho biết, các ngành công nghiệp của Nga đang phát triển nhanh chóng.
Cách đây gần hai tuần, Cơ quan Thống kê nhà nước Nga xác nhận, GDP nước này tăng 4,9% trong quý II so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên sau một năm, kinh tế Nga ghi nhận tăng trưởng.
Kinh tế Nga lao dốc từ giữa năm ngoái, khi GDP giảm 4,5% sau chiến dịch quân sự tại Ukraine. Các quý sau đó, mức giảm thu hẹp dần. Bloomberg cho rằng, kinh tế Nga có thể quay về mức tiền xung đột ngay trong năm sau, do đã thích ứng với tác động từ các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Dù vậy, Nga cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ việc giá đồng nội tệ suy yếu. Những tuần qua, đồng ruble của Nga có dấu hiệu trượt giá, hiện ở mức 94,5 ruble đổi một USD.
Các lệnh trừng phạt đã thay đổi nền kinh tế Nga như thế nào?
Trung Quốc: Cuộc nổi dậy của Wagner là 'vấn đề nội bộ' của Nga Trung Quốc trước đó không đưa ra bình luận nào về cuộc nổi loạn mà Tổng thống Putin cho rằng đe dọa đến sự tồn tại của Nga. Hôm 25/6, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrei Rudenko đã có cuộc hội đàm tại Bắc Kinh sau cuộc binh biến của nhóm lính đánh thuê Wagner, thách thức nghiêm trọng nhất đối với quyền...