Tổng thống Philippines lo bị ám sát, bác bỏ tin đồn quân đội đảo chính
Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm 30.7 nỗ lực bác bỏ những tin đồn cho rằng các quan chức quân đội về hưu đang tập hợp binh lính để tiến hành đảo chính quân sự, lật đổ chính phủ của ông.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino
Những tin đồn đảo chính xuất hiện khi người dân chứng kiến quân đội với số lượng bính lính và xe bọc thép tiến và Thủ đô Manila từ một tỉnh lân cận.
Lực lượng này được điều động từ căn cứ quân sự của bộ chỉ huy ở miền nam và miền bắc Luzon. Cả hai nhánh quân này sẽ đến tổng hành dinh quân đội Philippines ở Manila và căn cứ quân sự Emilio Aguinaldo ở thành phố Quezon.
Phát ngôn viên Edwin Lacierda của Tổng thống Aquino khẳng định ông hoàn toàn có được sự ủng hộ của quân đội, tin đồn đảo chính là sai sự thật. Các tướng lĩnh và sĩ quan quân đội đã không còn quan tâm đến chuyện đảo chính khi họ nhận ra rằng Tổng thống Aquino đang nỗ lực cải thiện phúc lợi xã hội cho những người lính.
Về thông tin các tướng lĩnh quân đội về hưu có ý định đảo chính, phát ngôn viên tổng thống cho biết các tướng lĩnh về hưu không còn tham gia quân đội nữa, tức họ là người dân bình thường và họ hoàn toàn có thể tự do bày tỏ quan điểm của mình.
Ngày 30.7, phát ngôn viên quân đội Trung tá Ramon Zagala khẳng định việc luân chuyển quân nằm trong hoạt động thường thường xuyên của quân đội chứ không hề liên quan gì đến những hoạt động gây bất ổn. “Chúng tôi xin lỗi vì đã làm người dân lo lắng. Việc di chuyển binh lính là cần thiết để phục vụ công tác quản lý và hỗ trợ hậu cần”.
Video đang HOT
Tuần trước, tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines tướng Gregorio Catapang cảnh báo quân đội không nên can thiệp vào vấn đề chính trị..
Philippines là một trong những nước có nền dân chủ sôi động nhất của châu Á, dù trước đây quân đội từng có một thời gian dài can thiệp vào chính trị. Quân đội đã ủng hộ nhà độc tài Ferdinand Marcos cho đến khi bị người dân biểu tình phản đối và phế truất vào năm 1986. Người đảm nhận cương vị tổng thống sau đó là bà Corazon Aquino, mẹ của đương kim Tổng thống Aquino.
Trong 5 năm kế, bà Aquino cũng vượt qua nhiều cuộc đảo chính đẫm máu trong 5 năm kế, gồm vụ nổi dậy năm 1987 khi quân ly khai giết 3 vệ sĩ hộ tống ông Aquino, người bị trúng một viên đạn vào cổ nhưng sống sót.
Trong bài diễn văn tại Quốc hội tối 28.7, ông Aquino cũng đề cập rằng có ai đó có thể giết ông nữa, nhằm làm “chệch hướng” công cuộc cải tổ ông đang tiến hành. Ông nói: “Liệu ngày nào đó khi tôi đi làm, ai đó tính chuyện cài một quả bom? Liệu sẽ có những thế lực đen tối muốn đưa chúng ta đi ngược lại những điều đã làm thành công?”.
Một cuộc thăm dò dư luận cho thấy Tổng thống Aquino, một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng nhất Philippines, đã bị mất tín nhiệm đáng kể trong tháng 7, sau khi ông “cãi lộn” với Tòa án tối cao về chương trình kích cầu kinh tế trị giá 145 tỉ peso (1,95 tủ USD hồi năm 2011-2013).
Gần đây, tòa này tuyên chương trình kích cầu này là vi hiến, vì ông Aquino không có sự chấp thuận của Quốc hội Philippines. Ông Aquino đã kháng nghị phán quyết này.
Vụ tranh cãi này dẫn đến những cảnh báo về một cuộc khủng hoảng hiến pháp.
Theo AFP
Tổng thống Philippines lo bị ám sát, bác tin đồn quân đội đảo chính
Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm 30/7 nỗ lực bác bỏ những tin đồn cho rằng các quan chức quân đội về hưu đang tập hợp binh lính để tiến hành đảo chính quân sự, lật đổ chính phủ của ông.
Những tin đồn đảo chính xuất hiện khi người dân chứng kiến quân đội với số lượng bính lính và xe bọc thép tiến và Thủ đô Manila từ một tỉnh lân cận.
Lực lượng này được điều động từ căn cứ quân sự của bộ chỉ huy ở miền nam và miền bắc Luzon. Cả hai nhánh quân này sẽ đến tổng hành dinh quân đội Philippines ở Manila và căn cứ quân sự Emilio Aguinaldo ở thành phố Quezon.
Phát ngôn viên Edwin Lacierda của Tổng thống Aquino khẳng định ông hoàn toàn có được sự ủng hộ của quân đội, tin đồn đảo chính là sai sự thật. Các tướng lĩnh và sĩ quan quân đội đã không còn quan tâm đến chuyện đảo chính khi họ nhận ra rằng Tổng thống Aquino đang nỗ lực cải thiện phúc lợi xã hội cho những người lính.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino.
Về thông tin các tướng lĩnh quân đội về hưu có ý định đảo chính, phát ngôn viên tổng thống cho biết các tướng lĩnh về hưu không còn tham gia quân đội nữa, tức họ là người dân bình thường và họ hoàn toàn có thể tự do bày tỏ quan điểm của mình.
Ngày 30/7, phát ngôn viên quân đội Trung tá Ramon Zagala khẳng định việc luân chuyển quân nằm trong hoạt động thường thường xuyên của quân đội chứ không hề liên quan gì đến những hoạt động gây bất ổn. "Chúng tôi xin lỗi vì đã làm người dân lo lắng. Việc di chuyển binh lính là cần thiết để phục vụ công tác quản lý và hỗ trợ hậu cần".
Tuần trước, tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines tướng Gregorio Catapang cảnh báo quân đội không nên can thiệp vào vấn đề chính trị..
Philippines là một trong những nước có nền dân chủ sôi động nhất của châu Á, dù trước đây quân đội từng có một thời gian dài can thiệp vào chính trị. Quân đội đã ủng hộ nhà độc tài Ferdinand Marcos cho đến khi bị người dân biểu tình phản đối và phế truất vào năm 1986. Người đảm nhận cương vị tổng thống sau đó là bà Corazon Aquino, mẹ của đương kim Tổng thống Aquino.
Trong 5 năm kế, bà Aquino cũng vượt qua nhiều cuộc đảo chính đẫm máu trong 5 năm kế, gồm vụ nổi dậy năm 1987 khi quân ly khai giết 3 vệ sĩ hộ tống ông Aquino, người bị trúng một viên đạn vào cổ nhưng sống sót.
Trong bài diễn văn tại Quốc hội tối 28/7, ông Aquino cũng đề cập rằng có ai đó có thể giết ông nữa, nhằm làm "chệch hướng" công cuộc cải tổ ông đang tiến hành. Ông nói: "Liệu ngày nào đó khi tôi đi làm, ai đó tính chuyện cài một quả bom? Liệu sẽ có những thế lực đen tối muốn đưa chúng ta đi ngược lại những điều đã làm thành công?".
Một cuộc thăm dò dư luận cho thấy Tổng thống Aquino, một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng nhất Philippines, đã bị mất tín nhiệm đáng kể trong tháng 7, sau khi ông "cãi lộn" với Tòa án tối cao về chương trình kích cầu kinh tế trị giá 145 tỉ peso (1,95 tủ USD hồi năm 2011-2013).
Gần đây, tòa này tuyên chương trình kích cầu này là vi hiến, vì ông Aquino không có sự chấp thuận của Quốc hội Philippines. Ông Aquino đã kháng nghị phán quyết này.
Vụ tranh cãi này dẫn đến những cảnh báo về một cuộc khủng hoảng hiến pháp.
Theo Một thế giới
Tổng thống Philippines đối mặt với cáo buộc luận tội 28 người, gồm các nhà hoạt động và một giám mục Thiên chúa giáo về hưu ngày 21.7 đã đệ đơn yêu cầu luận tội Tổng thống Philippines Benigno Aquino III, vì ông đã tiến hành một chương trình kích cầu kinh tế lớn mà Tòa án Tối cao tuyên bố một phần của chương trình đó trái với hiến pháp. Tổng thống...