Tổng thống Philippines hứng chỉ trích vì phát ngôn gây tranh cãi về phụ nữ
Các tổ chức về quyền phụ nữ đã chỉ trích Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sau khi ông nói đùa rằng nạn hiếp dâm khó tránh khỏi chừng nào vẫn còn nhiều phụ nữ xinh đẹp.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (Ảnh: Global Look Press)
Trong bài phát biểu tối ngày 30/8 tại thành phố Mandaue, ông Duterte đã chỉ trích những người có quan điểm phê bình ông và khẳng định ông đã ngăn chặn triệt để tệ nạn và tội phạm ở thành phố Davao trong thời gian ông giữ chức thị trưởng ở đây.
“Họ nói là có quá nhiều vụ cưỡng hiếp ở Davao. Chừng nào còn có nhiều phụ nữ xinh đẹp, chừng đó sẽ còn nhiều vụ cưỡng hiếp hơn nữa”, ông Duterte nói.
Các tổ chức về quyền phụ nữ ngày 31/8 đã lên tiếng phản đối thông điệp này của ông Duterte. “Thay vì chỉ ra một cách nghiêm túc vấn đề trên, ông Duterte lại xoáy sâu vào nỗi đau của những nạn nhân từng bị cưỡng hiếp”, nhóm hoạt động gồm các tổ chức về quyền phụ nữ mang tên #BabaeAko (Tôi là phụ nữ) nói.
Video đang HOT
Nhóm này cáo buộc ông Duterte là người có quan điểm chống lại phụ nữ. Họ nhấn mạnh nạn cưỡng hiếp hoàn toàn không có liên quan tới diện mạo bên ngoài và ông Duterte dường như đã xúc phạm và đổ lỗi cho các nạn nhân.
“Cưỡng dâm là tội ác dựa trên quan điểm sai lầm rằng phụ nữ là vật sở hữu, là đối tượng để đàn ông có thể tùy ý trừng phạt, xâm hại theo ý thích”, nhóm #BabaeAko cho hay.
Theo New York Times, ông Duterte dường như đang đề cập tới một bản báo cáo gần đây của lực lượng cảnh sát quốc gia Philippines, cho thấy Davao là thành phố có số vụ hiếp dâm cao nhất trong các thành phố trọng điểm ở Philippines trong quý 2/2018.
Phát ngôn viên của ông Duterte, Harry Roque cho rằng Tổng thống Philippines không phải là người chống lại phụ nữ vì ông vẫn chỉ định một số phụ nữ nắm vị trí chủ chốt trong nội các. Ông Roque cho rằng các bên đã quá nhạy cảm với lời nói đùa của ông Duterte.
Đây không phải là lần đầu tiên mà ông Duterte có những phát ngôn đụng chạm tới phụ nữ. Ông từng bị chỉ trích vì lời nói đùa về vụ cưỡng dâm tập thể một nhà truyền giáo người Australia. Ông thậm chí còn gọi con gái ông, Sara Duterte là, “nữ hoàng thị phi” sau khi cô lên tiếng thừa nhận rằng mình từng là nạn nhân của xâm hại tình dục.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Straits Times
Tổng thống Duterte: Thật khó để nói Mỹ và Philippines là bạn
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã lên tiếng về tình bạn giữa Mỹ và Philippines sau khi nhận được thư của 3 bộ trưởng Mỹ đề xuất gặp và thuyết phục Manila mua vũ khí của Washington.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (Ảnh: Reuters)
Theo RT, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross đã gửi thư tới Tổng thống Duterte nhấn mạnh "mối quan hệ đối tác lâu dài được xây dựng trên nền tảng lịch sử và các giá trị" của Mỹ và Philippines, đồng thời đề xuất có thể gặp trực tiếp ông Duterte nhằm thuyết phục Manila mua vũ khí của Washington.
Đáp lại lá thư, trong một bài phát biểu tại thành phố Davao ngày 24/8, ông Duterte cho rằng tình bạn giữa 2 nước được xây dựng trên nền tảng mối quan hệ thuộc địa trong quá khứ: "Thật khó để nói chúng ta (Mỹ và Philippines) là bạn. Chúng ta là bạn nhưng bởi vì Mỹ đã biến Philippines thành thuộc địa nhiều năm trước. Đó không phải là một tình bạn có được sự đồng thuận và hài lòng từ các bên. Đó là tình bạn mà Mỹ áp đặt lên Philippines".
Theo đó, 3 quan chức Mỹ đã gợi ý Manila có thể mua các trực thăng quân sự, máy bay chiến đấu F-16, những khí tài mà Washington cho rằng Philippines đang rất cần có trong kho vũ khí.
Tuy nhiên, ông Duterte nhấn mạnh rằng Philippines không cần những vũ khí hiện đại như F16, mà khí tài Manila cần chỉ là máy bay có cánh quạt để thực hiện các chiến dịch chống các nhóm phiến quân và khủng bố NPA, ISIS, Abu Sayyaf.
Ông Duterte cũng nói rằng Mỹ chỉ thường bán cho Manila các vũ khí tân trang, đã qua sử dụng, đồng thời tỏ ý hoài nghi về chất lượng. Ông nhắc lại thương vụ mua 6 chiếc trực thăng mà Mỹ nói rằng đã được tân trang lại sau khi phục vụ trong quân đội NATO. Ông Duterte cho biết các trực thăng này đã quá cũ và 3 trong số 6 chiếc đã bị rơi, khiến các binh sĩ Manila thiệt mạng.
Tổng thống Philippines cho biết ông đồng ý gặp 3 bộ trưởng Mỹ, nhưng từ chối tới Mỹ. Ông cho biết điều kiện tiên quyết để cuộc gặp có thể diễn ra là Mỹ phải trả lại 3 quả chuông Balangiga mà quân đội Mỹ thu giữ của Philippines 100 năm trước như những chiến lợi phẩm. Người Philippines coi những quả chuông này là biểu tượng của cuộc đấu tranh kéo dài nhiều năm để giành độc lập.
Ông Dutere hy vọng rằng Mỹ sẽ tỏ ra có thiện chí. Tuy nhiên, ông cũng hoài nghi rằng liệu Mỹ có sẵn lòng bán cho Manila những vũ khí mà họ muốn mua hay không do quốc hội Mỹ từng từ chối bán súng cho Philippines, lo ngại những hệ lụy về nhân quyền khi những vũ khí này có thể sử dụng trong cuộc chiến chống ma túy gây tranh cãi.
Do Mỹ đã từ chối, nên Philippines buộc phải liên hệ với Trung Quốc với Nga để mua súng và hai nước này sẵn lòng bán cho Manila các vũ khí hạng nhẹ. Tiếp đó, chính quyền ông Duterte tiếp tục ngỏ ý muốn mua thêm tàu tuần tra, trực thăng, xe bọc thép và cả tàu ngầm.
Đức Hoàng
Theo Dantri/RT
Góc khuất đau đớn trong cuộc chiến chống ma túy đẫm máu tại Philippines Cái chết của những người được cho là vô tội trong cuộc chiến chống ma túy khiến hàng nghìn đối tượng thiệt mạng tại Philippines luôn ẩn chứa những nỗi đau và cả sự hoài nghi về mục đích thực sự của chiến dịch đẫm máu này. Quan tài màu trắng trong lễ tang của Allan Rafael tại Philippines (Ảnh: New York Times)...