Tổng thống Pháp sẽ chủ trì hội nghị quốc tế về Liban vào tháng 8
Ngày 16/7, Bộ Ngoại giao Pháp thông báo Tổng thống nước này Emmanuel Macron sẽ chủ trì hội nghị quốc tế về Liban vào ngày 4/8 tới, đúng một năm sau khi các vụ nổ hóa chất ở cảng Beirut gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo của Bộ cho biết ông Macron sẽ chủ trì hội nghị với sự hỗ trợ của Liên hợp quốc (LHQ) nhằm đáp ứng các nhu cầu của người dân Liban vốn đang đối mặt với tình hình ngày càng xấu đi.
Thông báo được đưa ra sau khi ngày 15/7, Thủ tướng được chỉ định của Liban Saad al-Hariri tuyên bố từ bỏ nhiệm vụ thành lập nội các mới. Bộ Ngoại giao Pháp cho rằng điều này cho thấy “bế tắc chính trị mà các lãnh đạo Liban cố tình kéo dài trong nhiều tháng qua ngay cả khi Liban rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội”. Bộ trên nhấn mạnh Liban cần khẩn trương loại bỏ “sự trở ngại cố ý và không thể chấp nhận” này để cho phép thành lập chính phủ mới tại Liban và cần nhanh chóng bổ nhiệm một thủ tướng.
Ông Hariri đã được bổ nhiệm làm Thủ tướng vào tháng 10/2020 sau vụ nổ kinh hoàng tại cảng Beirut vào tháng 8/2020 khiến hơn 200 người thiệt mạng và 6.500 người bị thương. Cơ quan điều tra Liban cho biết nguyên nhân dẫn đến vụ nổ trên là do sơ xuất trong công tác lưu trữ vật liệu nổ. Trong tháng 8 năm ngoái, Tổng thống Macron đã chủ trì hội nghị quốc tế đầu tiên về viện trợ cho Liban sau vụ nổ. Tại hội nghị, cộng đồng quốc tế cam kết viện trợ khoảng 250 triệu euro (khoảng 300 triệu USD) giúp Liban khắc phục hậu quả.
Liban đã không có chính phủ hoạt động đầy đủ kể từ tháng 8/2020 trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế bùng phát từ năm 2019 tại nước này ngày một trở nên nghiêm trọng. Trong thời gian gần đây, nước này đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung cấp nhiên liệu và thuốc men, trong khi tình trạng mất điện xảy ra triền miên, đẩy xã hội vào tình trạng hỗn loạn.
Kết luận của FBI về lượng phân bón đã phát nổ tại cảng Beirut
Theo kết quả điều tra của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) về vụ nổ ngày 4/8 vừa qua tại cảng Beirut của Liban, 500 tấn phân bón ammonium nitrate là nguyên nhân gây ra thảm họa kinh hoàng này.
Hiện trường đổ nát sau vụ nổ tại Beirut, Liban, ngày 17/8/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Trong thông báo ngày 29/12, Thủ tướng đã từ chức của Liban, Hassan Diab, đã dẫn một báo cáo của cơ quan tình báo nội địa Mỹ, giúp Liban điều tra vụ việc, cho thấy không đến 25% số phân bón này phát nổ. Một câu hỏi lớn được đặt ra về 2.200 tấn còn lại. Trước đó, ông cho biết hơn 2.700 tấn phân bón đã được lưu kho một cách bừa bãi tại cảng trong nhiều năm.
Vụ nổ xảy ra ngày 4/8 đã tàn phá cảng Beirut và một khu vực lớn ở trung tâm thủ đô Liban. Vụ nổ khiến trên 200 người thiệt mạng và ít nhất 6.500 người bị thương, là một trong những vụ nổ không liên quan tới hạt nhân lớn nhất trong lịch sử.
Ông Diab đã từ chức sau vụ việc này. Đến nay, tức là gần 5 tháng sau, vẫn chưa rõ bối cảnh dẫn tới thảm họa tồi tệ nhất trong thời bình ở Liban. Sự việc vốn được cho là do sự bất cẩn về công tác lưu kho trong nhiều thập kỷ và tình trạng tham nhũng.
Trong tháng này, thẩm phán điều tra Fadi Sawan đã cáo buộc ông Diab và 3 cựu bộ trưởng "bất cẩn và làm hàng trăm người chết và hàng nghìn người bị thương". Đây là bản buộc tội chính thức đầu tiên chống lại một thủ tướng đương nhiệm trong lịch sử Liban.
Cuộc điều tra trên cũng đã dẫn tới việc bắt giữ ít nhất 25 người, trong đó có người phụ trách cảng và phụ trách hải quan.
Dân Pháp thích 'uống rượu phạt' tiêm chủng Khi đưa "rượu mời" bằng việc khuyến khích tự nguyện tiêm vaccine Covid-19 không hiệu quả, Tổng thống Pháp đành buộc người dân "uống rượu phạt". Đêm 12/7, Tổng thống Emmanuel Macron xuất hiện trên sóng truyền hình quốc gia, thông báo hai biện pháp mang tính bắt buộc trong chương trình tiêm chủng. Theo đó, mọi nhân viên y tế đều phải...