Tổng thống Pháp Macron thực hiện chuyến công du đầu tiên sau đại dịch
Chuyến đi đến thủ đô London của Anh vào tuần sau sẽ là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kể từ ngày 27/2.
Văn phòng Phủ Tổng thống Pháp chiều ngày 12/6 thông báo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên từ sau đại dịch Covid-19 vào tuần sau với điểm đến là Vương quốc Anh.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: Getty.
Chuyến đi của ông Emmanuel Macron đến Anh sẽ diễn ra vào ngày 18/6, nhân kỷ niệm 80 năm ngày Tướng De Gaulle của Pháp từ London ra lời kêu gọi nhân dân Pháp kháng chiến chống lại việc phát xít Đức chiếm đóng nước Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ 2.
Thái tử Anh Charles sẽ là người tiếp đón Tổng thống Pháp. Hai bên sẽ tham dự các hoạt động kỷ niệm và Tổng thống Pháp sẽ trao Huân chương Bắc Đẩu bội tinh của nhà nước Pháp cho thủ đô London của Anh.
Đây là huân chương cao quý nhất của Pháp và trước thủ đô London, mới chỉ có 6 thành phố khác trên thế giới được Pháp trao huân chương này là thủ đô Algiers của Algeria, Belgrade của Serbia, Brazzaville của Congo, thành phố Liege của Bỉ, Luxemburg và thành phố Volgograd của Nga.
Video đang HOT
Chuyến đi đến thủ đô London của Anh vào tuần sau sẽ là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kể từ ngày 27/2, ngay trước thời điểm nước Pháp và toàn bộ châu Âu phải phong toả trong gần 2 tháng để đối phó với đại dịch Covid-19.
Theo quy định do chính phủ Anh đưa ra tuần trước, toàn bộ những người nhập c ảnh vào Anh trong thời gian này đều sẽ phải cách ly 14 ngày. Tuy nhiên, người phát ngôn của Thủ tướng Anh trong tối 12/6 cho biết phái đoàn Pháp sẽ được miễn trừ.
Ngoài ý nghĩa kỷ niệm 80 năm ngày Tướng De Gaulle ra lời kêu gọi kháng chiến, chuyến thăm của ông Macron cũng diễn ra trong thời điểm Pháp đang nỗ lực thúc đẩy chính phủ Anh đạt được một thoả thuận hậu Brexit.
Ba ngày trước chuyến thăm của ông Macron, Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ có cuộc thảo luận trực tuyến về quan hệ tương lai giữa Anh và EU với 3 lãnh đạo cấp cao của Liên minh châu Âu là Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Charles Michel, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, Ursula von der Leyen và Chủ tịch Nghị viện châu Âu David Sassoli vào chiều ngày 15/6./.
Tổng thống Pháp: Chưa thể trở lại bình thường sau 11/5
Tổng thống Macron cho biết việc dỡ phong tỏa toàn quốc vào ngày 11/5 chỉ là bước đầu tiên khi Pháp tìm cách thoát khỏi khủng hoảng do Covid-19.
"Ngày 11/5 chưa phải thời điểm chuyển về cuộc sống bình thường. Sự phục hồi sẽ cần phải được tổ chức lại, sẽ có vài giai đoạn và ngày 11/5 là một trong số đó", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trong cuộc gặp với những người làm vườn tại Điện Elysee ngày 1/5.
Những cuộc diễu hành nhân Ngày Quốc tế Lao động với hàng nghìn người tham gia tại Pháp đã bị hủy do Covid-19. Hơn 167.000 người tại Pháp nhiễm nCoV, trong đó hơn 24.000 người chết.
Các đoàn thể tổ chức hoạt động trực tuyến, đề nghị mọi người đập chảo và giăng biểu ngữ trên ban công để kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động. Cảnh sát đã giải tán một cuộc biểu tình nhỏ ở trung tâm thủ đô Paris.
Điều này trái ngược hoàn toàn với năm ngoái khi hàng chục người biểu tình áo vàng cùng thành viên các nghiệp đoàn tham gia tuần hành khắp nước Pháp để phản đối chính sách của Macron. Các cuộc biểu tình kết thúc sau khi hàng chục người đụng độ với cảnh sát chống bạo động.
Trong bài đăng trên Twitter, Tổng thống Macron ca ngợi các cuộc diễu hành truyền thống và công nhân Pháp, kêu gọi đoàn kết và đồng lòng trong thời điểm khó khăn.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo các vùng lãnh thổ hải ngoại tại Điện Elysee, Paris, ngày 30/4. Ảnh: Reuters.
Lãnh đạo phe đối lập cực hữu Marine Le Pen cùng các quan chức nghiệp đoàn Pháp nhấn mạnh nỗi lo ngại của họ trong bối cảnh khủng hoảng, "Dù chúng tôi bị hạn chế hôm nay, những yêu cầu của chúng tôi thì không" , Yves Veyrier, người đứng đầu nghiệp đoàn Force Ouvriere, nói trên chương trình của đài phát thanh France Inter.
Le Pen tới đặt vòng hoa tại tượng của nữ anh hùng Jeanne d'Arc tại trung tâm Paris theo truyền thống hàng năm của đảng Mặt trận Quốc gia Pháp, bất chấp lệnh phong tỏa. "Tôi chưa bao giờ nói mình nghi ngờ việc phong tỏa. Tôi chỉ nói rằng phong tỏa hoàn toàn là giải pháp khi chúng ta không thể ngăn dịch", Le Pen nói.
"Kết thúc thành công phong tỏa là mọi người đều được xét nghiệm (nCoV) và có khẩu trang. Tôi phản đối việc mở cửa các trường học trước tháng 9", Le Pen cho biết.
Các trường học tại Pháp sẽ dần được mở cửa và doanh nghiệp sẽ được tự do hoạt động từ 11/5, sau khi 67 triệu người tại nước này phải ở nhà từ giữa tháng 3. Chính phủ Pháp cho biết sẽ giảm tốc độ hoặc hoãn nới phong tỏa nếu tỷ lệ lây lan của nCoV tăng cao rõ rệt, các đơn vị hành chính được chia thành "vùng đỏ" và "vùng xanh" tùy vào mức độ ảnh hưởng.
Phe đối lập và một số chuyên gia hoài nghi về tính thiết thực của việc mở cửa trở lại trường học, việc sử dụng rộng rãi các phương tiện giao thông công cộng. Các biện pháp cứng rắn được nhận định sẽ tiếp tục tác động đến những khu vực ít bị ảnh hưởng bởi nCoV tại Pháp.
Nhiều câu hỏi được đặt ra về khả năng chính phủ Pháp đạt mục tiêu 700.000 lượt xét nghiệm vào ngày 11/5. Năng lực và cách thực hiện cách ly những người có kết quả dương tính cũng bị hoài nghi.
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 3,3 triệu ca nhiễm nCoV, hơn 234.000 người chết và hơn một triệu người đã hồi phục.
COVID-19 tiếp tục hoành hành, Pháp gia hạn lệnh phong tỏa Dịch COVID-19 hoành hành ở Pháp khi số ca nhiễm bệnh và thiệt mạng liên tục tăng, Tổng thống Emmanuel Macron tuyên bố gia hạn lệnh phong tỏa đến 11/5. Bộ Y tế Pháp hôm 14/4 cho biết, nước này ghi nhận thêm 574 trường hợp thiệt mạng do virus corona chủng mới, nâng tổng số người chết do dịch bệnh tại Pháp...