Tổng thống Pháp Macron lại lên tiếng về NATO: Không bỏ nhưng bớt cần
Tổng thống Pháp lại lần nữa lên tiếng về cải cách NATO trước thềm kỷ niệm 70 năm của tổ chức này. Thực chất và hàm ý của ông Macron là gì? Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam.
NATO lỡ vận và EU sa cơ đều chủ yếu và trước hết bởi bất đồng quan điểm và phân rẽ nội bộ. Biếm hoạ của Paresh Nath, National Herald (India)
Sau đánh giá công khai cho rằng NATO hiện trong tình trạng chết não, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cụ thể hoá thêm chủ ý về làm cho EU độc lập hơn với NATO về an ninh. Chủ ý này không chủ trương xoá sổ NATO hay các thành viên EU không tham gia NATO nữa mà nhằm vào cải cách và cơ cấu EU trên mọi phương diện cần thiết để EU không còn cần đến sự trợ giúp của NATO để đảm bảo an ninh, tức là không bỏ NATO nhưng bớt cần đến NATO, vẫn duy trì NATO nhưng không còn lệ thuộc nữa vào NATO như lâu nay.
Nói thẳng điều ít người muốn nói
Trong Hiệp ước thành lập NATO có Điều 5 quy định trách nhiệm của các thành viên đảm bảo an ninh cho nhau khi xảy ra tình huống có thành viên bị tấn công. Việc kích hoạt điều này phải được đồng thuận giữa tất cả các thành viên NATO. Ông Macron đã có cách tiếp cận rất thực tế và xác đáng khi đề cập đến hai trường hợp thành viên EU cần sự trợ giúp về an ninh nhưng không thể vận hành được Điều 5 nói trên. Thứ nhất, có những thành viên EU không phải là thành viên NATO nên không thể nhờ cậy được gì vào cam kết ở Điều 5 nói trên của NATO và NATO cũng chẳng có nghĩa vụ phải đảm bảo an ninh cho. Thứ hai, nếu như có thành viên NATO, như Mỹ hay Thổ Nhĩ Kỳ chẳng hạn, phủ quyết việc kích hoạt Điều 5 nói trên thì sẽ như thế nào đối với các thành viên EU ở châu Âu.
Sự phủ quyết này không thể bị loại trừ cả trên lý thuyết lẫn trong thực tế. Chẳng hạn như vừa mới đây, khi Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân đội tràn sang Syria để tấn công lực lượng vũ trang YPG của người Cuốc ở vùng miền đông bắc Syria với lý do bị đe doạ an ninh và tấn công thì lẽ ra mọi tiêu chí đều đã được đáp ứng để NATO có thể và phải vận hành Điều 5 kia, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ chưa chính thức yêu cầu NATO thì đã có thành viên NATO tuyên bố sẽ phủ quyết việc kích hoạt Điều 5.
Video đang HOT
Hiện tại, mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với NATO nói chung và với nhiều thành viên NATO ở châu Âu nói riêng rất trắc trở. Tổng thống Mỹ Donald Trump lại không coi trọng NATO và đòi các thành viên NATO phải đóng góp tài chính nhiều hơn cho việc đảm bảo an ninh thì Mỹ mới tiếp tục duy trì cam kết đảm bảo an ninh cho các thành viên NATO theo tinh thần của Điều 5 kia. Ông Macron nói thẳng ra điều mà nhiều thành viên NATO cũng đã nghĩ nhưng không dám nói ra.
Điều 42, đoạn 7 trong Hiệp ước thành lập EU cũng là một quy định về hỗ trợ lẫn nhau đảm bảo an ninh, nhưng chỉ chung chung và không phải cam kết trách nhiệm rõ ràng như Điều 5 trong Hiệp ước thành lập NATO. Ý tưởng của ông Macron bây giờ là mở rộng, phát triển và cụ thể hoá hơn nữa điều ấy để trở thành được như Điều 5 trong Hiệp ước thành lập NATO. Như thế chẳng khác gì NATO hoá EU trên phương diện an ninh, không buông bỏ NATO, cũng chẳng cạnh tranh với NATO, nhưng có thể thay thế NATO. Khi xưa, an ninh là khái niệm với nội hàm gần như cố định. Bây giờ có thêm nhiều mối đe doạ và thách thức an ninh được gọi là phi truyền thống mà đối phó với chúng không cần đến vũ khí hạt nhân hay thiết bị quân sự tối tân mà chỉ Mỹ hay một vài thành viên NATO mới có.
Chủ ý của Tổng thống Macron
Với những động thái vừa qua, ông Macron nhằm vào đúng điểm yếu nhất và nhạy cảm nhất trong EU và NATO cũng như trong mối quan hệ giữa EU và NATO với Mỹ. Ông Macron chủ ý đề cao vị thế cho Pháp trong quan hệ của Pháp và EU với Mỹ, gây dựng vai trò lãnh đạo EU và tập hợp lực lượng trong NATO.
Đặc biệt là vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập NATO sắp tới và hội nghị cấp cao thường niên năm nay tổ chức ở Anh, ông Macron chủ ý tạo sức ép nhất định tới Mỹ và cá nhân ông Trump, phát đi thông điệp là nếu Mỹ và ông Trump cứ tiếp tục già néo với việc coi thường NATO và giảm vai trò lãnh đạo, đi đầu và cam kết đảm bảo an ninh cho đồng minh thì sẽ không thể tránh khỏi bị đứt dây khi EU buộc phải tự thân vận động đến mức có thể không cần đến NATO và Mỹ nữa ở châu Âu.
Ông Macron khuấy động kịch bản tai hại nhất đối với EU để gia tăng áp lực đối với Mỹ. Đúng là có chuyện ông Macron tiến hành cuộc tấn công vào NATO để đề cao vai trò của nước Pháp và cá nhân mình trong EU nhưng cũng đâu có sai khi cho rằng cả NATO lỡ vận lẫn EU sa cơ đều chủ yếu và trước hết bởi bất đồng quan điểm và phân rẽ nội bộ.
Dịch Dung
Theo baoquocte.vn
Tổng thống Pháp phát biểu sốc về NATO : Vạch áo cho người xem lưng
"NATO chết não" - Với nhận xét này về liên minh quân sự đa quốc gia duy nhất hiện tại trên thế giới, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chẳng khác gì đã giáng một đòn chí tử vào cả thể diện lẫn uy danh của NATO.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Cú đòn này còn nặng hơn và tai hại hơn cả cú đòn mà tổng thống Mỹ Donald Trump đã đánh trực diện vào NATO khi cho rằng "NATO đã lỗi thời".
Chỉ cần thức thời kịp thời để tự thay đổi cho hợp thời thì có thể khắc phục được tình trạng lỗi thời trong khi ở kẻ bị chết não thì không ai dám chắc não rồi có thể sống lại được hay không và nếu có thể sống lại được thì sau đấy có trở lại như trước đấy được hay không.
Phản ứng của phía Mỹ có vẻ như tâm đắc nhiều hơn là bất bình về nhận xét này của ông Macron trong khi một số thành viên NATO ở châu Âu, đặc biệt và trước hết là Mỹ, phê trách mạnh mẽ ông Macron.
Mỹ không coi NATO hiện bị chết não như ông Macron nhưng không còn mặn mà như lâu nay với NATO, đơn giản vì Mỹ đã xác định lại lợi ích chiến lược với NATO, hay nói đúng hơn là Mỹ thấy NATO hiện không phục vụ đắc lực cho chiến lược của Mỹ nữa. Mỹ muốn NATO phải thay đổi cơ bản trên hai phương diện chính là các thành viên NATO phải đóng góp tài chính nhiều hơn cho quân sự và quốc phòng để tăng cường tiềm lực quân sự và quốc phòng chung cho NATO chứ không dựa cậy chủ yếu vào Mỹ và NATO phải theo Mỹ, cùng Mỹ thực hiện những hoạt động quân sự ở thế giới bên ngoài chứ không chỉ chăm chăm vào việc đối phó Nga ở châu Âu.
Mỹ ép buộc các thành viên NATO ở châu Âu phải trả giá cao đắt hơn cho Mỹ để đổi lấy việc được Mỹ tiếp tục bảo đảm về an ninh trước mối đe doạ an ninh từ Nga. Cho nên phải hiểu việc Mỹ đánh giá NATO bị lỗi thời theo hướng Mỹ phát đi thông điệp về phía các thành viên khác của NATO là Mỹ sẵn sàng để cho NATO chỉ còn hữu danh vô thực nếu các thành viên kia không đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của Mỹ.
Ông Macron còn đi xa hơn thế khi nhìn nhận Nato hiện trong tình trạng bệnh tật hiểm nghèo. Tình trạng chết não hiện tại của NATO được ông hình ảnh hoá để ám chỉ mức độ sa sút nghiêm trọng về vai trò và ảnh hưởng của NATO ở châu Âu và trên thế giới. NATO bất lực trong cuộc chơi chính trị an ninh thế giới và địa chiến lược với Nga ở châu Âu, Ucraine cũng như Syria. Nato bị phân hoá nội bộ sâu sắc giữa Mỹ và các thành viên ở châu Âu. Nato bế tắc định hướng chiến lược nói chung. NATO bị đắm chìm trong tình trạng lực bất tòng tâm giữa tham vọng và năng lực thực tế.
Ông Macron phác hoạ bức tranh bi quan ấy về thực trạng của NATO để thúc ép các thành viên NATO ở châu Âu đồng lòng quyết chí buộc Mỹ phải cam kết với NATO như xưa nay nếu tất cả muốn cứu NATO thoát khỏi tình trạng chết não hoặc các thành viên Nato ở châu Âu phải chủ động tự chủ về an ninh cho chính mình bằng hai cách cụ thể là liên minh, liên kết riêng trên lĩnh vực an ninh tồn tại song song với Nato hoặc ở trong NATO .
Cách tiếp cận này của ông Macron rất thức thời và cần thiết đối với cả tương lai của NATO lẫn việc đảm bảo an ninh cho các thành viên Nato ở châu Âu, nhưng lại rất khó khả thi. Các thành viên NATO ở châu Âu dù rất muốn duy trì sự tồn tại, vai trò và ảnh hưởng của Nato nhưng lại nghi ngại sâu sắc về mưu tính riêng của ông Macron và nước Pháp với việc chủ động phất cờ đi tiên phong trong chuyện cải tổ NATO và thúc đẩy hợp tác, liên kết về an ninh giữa các nước châu Âu. Họ đều nghiêng về tranh thủ Mỹ nhiều hơn là thiên về phía Pháp.
Ông Macron rất khó có thể tìm được đồng minh trong chuyện này. Mỹ không lo ngại nhiều vì biết rằng nước Pháp của ông Macron có thể không cần cái ô bảo hộ an ninh của Mỹ nhưng các thành viên Nato khác lại vẫn còn cần và vì thế sớm hay muộn thì rồi cũng sẽ dần đáp ứng yêu cầu của Mỹ. NATO trở thành một trong những con chủ bài mới của Mỹ giúp Mỹ xử lý quan hệ với các thành viên kia.
Việc phía NATO tự vạch áo cho kẻ ngoài xem lưng này hiện giúp Nga được lợi nhiều nhất bởi nó không chỉ làm cho NATO tiếp tục suy yếu trên mọi phương diện, làm cho nội bộ NATO càng thêm bị chia rẽ, làm cho bất đồng quan điểm giữa Mỹ và các thành viên NATO ở châu Âu càng thêm sâu sắc. NATO cần rất nhiều thời gian để khắc phục tình trạng đó và hiện chưa ai dám chắc NATO rồi đây có khắc phục được tình trạng đó hay không. Người thầy thuốc giỏi đến mấy cũng chỉ có thể hy vọng chứ đâu dám chắc chắn là bệnh nhân đã bị chết não rồi đây sẽ sống não trở lại.
Theo danviet
Đằng sau tuyên bố NATO 'chết não' của Tổng thống Pháp Macron Những bất đồng trong nội bộ Liên minh Bắc Đại Tây Dương đạt đến mức bản thân các thành viên "cần xem xét lại mục đích tồn tại của NATO". Tổng thống Emmanuel Macron cho rằng, Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang ở trong tình trạng thảm hại. Nhà lãnh đạo Pháp đưa ra nhận định trên trong cuộc phỏng vấn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Trump thông báo về lịch điện đàm với Tổng thống Putin

Truyền thông Mỹ tiết lộ cảm giác lẫn lộn ở Washington khi Ukraine đánh chìm soái hạm của Nga

Lễ Idul Fitri ở Indonesia: Tinh thần bao dung và sự đoàn kết tôn giáo

Thái Lan vẫn sẽ tổ chức lễ hội Songkran theo đúng kế hoạch

Những khó khăn của Myanmar khi đối phó với hậu quả của động đất

Isar Aerospace khẳng định đã thu được nhiều thông tin từ vụ phóng tên lửa Spectrum

Căng thẳng tại Trung Đông: Israel nêu điều kiện đàm phán chấm dứt xung đột Gaza

Mỹ đề nghị được tiếp cận các đảo của Nhật gần Đài Loan

Houthi tuyên bố tấn công tàu sân bay Mỹ 3 lần trong 24 giờ

Có người trúng giải độc đắc Powerball hơn 500 triệu USD

WHO có thể phải giảm hơn 1 tỉ USD ngân sách

Phe đối lập Myanmar ngừng bắn sau động đất, Thái Lan điều tra vụ cao ốc sập
Có thể bạn quan tâm

Ngôi sao phim "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" qua đời
Sao âu mỹ
Mới
Sao Việt 31/3: Hà Kiều Anh trẻ đẹp ở tuổi U50, Quang Lê than ế
Sao việt
4 phút trước
Mỹ nam diễn đỉnh đến mức lập kỷ lục 15 năm mới có 1 lần, Triệu Lệ Dĩnh và Lưu Diệc Phi có mơ cũng không thể với tới
Hậu trường phim
13 phút trước
Cách nấu bún chân giò ngon chuẩn vị tại nhà
Ẩm thực
56 phút trước
10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa
Sức khỏe
56 phút trước
Phim Trung Quốc tưởng không hay mà hay không tưởng: Lập kỷ lục 2025, nữ chính đẹp phong thần đúng chuẩn xé truyện bước ra
Phim châu á
1 giờ trước
Khi "con tôi ở nhà ngoan lắm" chỉ là một ảo tưởng
Phim âu mỹ
1 giờ trước
Chồng muốn nạp tiền vào livestream để "khẩu nghiệp", tôi ngăn cản liền bị anh dọa ly thân
Góc tâm tình
1 giờ trước
Đúng 12h30 ngày mai, thứ Hai 31/3/2025, 3 con giáp thời tới cản không nổi, sự nghiệp tăng tiến không ngừng, bội thu tiền bạc
Trắc nghiệm
5 giờ trước
Zoom cận nhan sắc xinh đẹp của Jisoo khi gặp fan Việt, khí chất sáng ngời chuẩn "hoa hậu Kpop"
Nhạc quốc tế
7 giờ trước