Tổng thống Pháp khẳng định sự cần thiết duy trì đối thoại với Nga
Ngày 6/4, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định việc duy trì đối thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin là cần thiết và đúng đắn.
Tuyên bố trên được nhà lãnh đạo Pháp đưa ra sau khi Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki chỉ trích rằng các cuộc đối thoại giữa Paris và Moskva là vô ích, không đạt kết quả gì và kêu gọi các nước phương Tây tăng cường trừng phạt Nga liên quan tới cuộc xung đột tại Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, trả lời phỏng vấn Kênh truyền hình TF1, Tổng thống Macron nêu rõ duy trì đối thoại với Tổng thống Putin là việc làm đúng đắn và nhấn mạnh những bình luận trên của Thủ tướng Morawiecki là “vô căn cứ và khiếm nhã”.
Video đang HOT
Nhà lãnh đạo Pháp nhấn mạnh từ nhiều năm trước, với tư cách là Tổng thống Pháp, ông chịu hoàn toàn trách nhiệm đối thoại của Tổng thống Nga nhằm tìm kiếm giải pháp và xây dựng một cấu trúc mới cho hòa bình và châu Âu.
Trong khi đó, các nước phương Tây vẫn gia tăng sức ép kinh tế đối với Nga. Ngày 6/4, Thủ tướng Italy Mario Draghi cho hay quyết định ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga hiện chưa được xem xét ở cấp độ Liên minh châu Âu (EU), nhưng nếu toàn khối đạt được đồng thuận về vấn đề này, Rome sẽ sẵn sàng tuân thủ.
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, Thủ tướng Draghi cho rằng lệnh cấm vận khí đốt vẫn chưa được đưa ra và ông không rõ bao giờ mới có lệnh đó. Tuy nhiên, nếu hoạt động cung cấp khí đốt từ Nga bị gián đoạn, Italy vẫn có đủ lượng trữ lượng để đáp ứng nhu cầu của nước này cho đến cuối tháng 10/2022.
Italy hiện phụ thuộc nhiều vào Nga về nguồn cung khí đốt, song Thủ tướng Draghi khẳng định nếu đạt được sự đồng thuận ở cấp độ EU về quyết định ngừng nhập khẩu khí đốt của Moskva, Italy sẽ hoàn toàn tuân thủ.
Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố Washington dự kiến sẽ gia tăng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Tổng thống Nga Putin. Tuyên bố trên được đưa ra khi ông Biden công bố các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các ngân hàng và giới tài phiệt Nga.
Pháp nhấn mạnh cần duy trì đối thoại để tìm giải pháp cho vấn đề Nga - Ukraine
Ngày 5/2, Điện Elysee thông báo Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã điện đàm với Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg về quan hệ căng thẳng giữa Nga và Ukraine.
Lực lượng phòng vệ quốc gia Ukraine tham gia cuộc tập trận gần cảng biển Azov, ngày 19/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Các cuộc điện đàm riêng rẽ này diễn ra trong bối cảnh các nước phương Tây và đồng minh trong NATO liên tục tham vấn về vấn đề Nga và Ukraine. Dự kiến, trong tuần tới, Tổng thống Macron sẽ tới Nga và Ukraine, hội đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại Moskva vào ngày 7/2 và một ngày sau đó sẽ gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev. Mục tiêu của nhà lãnh đạo Pháp là đạt được tiến bộ trong nỗ lực tháo ngòi căng thẳng giữa hai nước này.
Trao đổi với Tổng Thư ký Stoltenberg, Tổng thống Macron nhấn mạnh sự cần thiết phải "duy trì đối thoại để tìm ra con đường giảm leo thang căng thẳng trong sự thống nhất, tôn trọng đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của an ninh châu Âu, chủ quyền của các quốc gia." Trong khi đó, lãnh đạo NATO bày tỏ hoan nghênh cách tiếp cận này của Paris và "cảm ơn Tổng thống Macron vì sự phối hợp chặt chẽ giữa các đồng minh trước chuyến đi (tới Nga và Ukraine)."
Cả ba nhà lãnh đạo phương Tây cam kết duy trì liên lạc chặt chẽ trong những ngày tới khi Tổng thống Macron thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao của mình.
Tổng thống Pháp có quan điểm rằng châu Âu cần duy trì cách kênh liên lạc để ngỏ đàm phán với Nga. Ông Macron đã thăm Nga một lần trên cương vị tổng thống vào tháng 5/2018 khi tham dự diễn đàn kinh tế Saint Petersburg và có cuộc hội đàm với ông Putin. Cuộc gặp trực tiếp gần đây nhất giữa hai tổng thống diễn ra mùa Hè năm 2019 tại miền Nam nước Pháp. Kế hoạch thăm Nga tháng 5/2020 của ông Macron đã phải hoãn lại do đại dịch COVID-19.
Quan hệ Nga với Ukraine và phương Tây đã leo thang căng thẳng thời gian gần đây khi Mỹ và NATO cho rằng có khả năng Nga triển khai hành động quân sự đối với Ukraine. Phía Moskva luôn bác bỏ và khẳng định những cáo buộc trên là động thái làm leo thang căng thẳng vô căn cứ, đồng thời nhấn mạnh Nga không gây đe dọa cho bất cứ quốc gia nào. Moskva cũng cảnh báo mưu toan dùng giải pháp quân sự cho cuộc khủng hoảng miền Đông Ukraine sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
Mỹ hối thúc Triều Tiên trở lại đối thoại Ngày 6/4, chính quyền Mỹ đã hối thúc mạnh mẽ Triều Tiên trở lại đối thoại, khẳng định rằng Washington sẵn sàng thảo luận "bất cứ quan ngại nào" của Bình Nhưỡng. Đặc phái viên Mỹ về vấn đề Triều Tiên Sung Kim. Ảnh: TTXVN phát Đặc phái viên phụ trách các vấn đề Triều Tiên của Mỹ Sung Kim cho biết ông...