Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ trở thành cầu nối cho đàm phán giữa Nga và Ukraine?
Hiện nay, Tổng thống Emmanuel Macron là một trong số vài nhà lãnh đạo phương Tây vẫn duy trì liên lạc với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng phát đến nay, ông cũng giữ liên lạc thường xuyên với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelenskyy
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelenskyy tại Kiev tháng 6/2022. Ảnh: AP
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cam kết sẽ dành mọi nỗ lực để hỗ trợ Ukraine, trong đó bao gồm việc tổ chức một hội nghị quốc tế ngày 13/12 để góp phần giúp quốc gia Đông Âu vượt qua mùa Đông.
Hội nghị các nhà hảo tâm quốc tế ngày 13/12 tại Paris hướng đến cung cấp cho Kiev hỗ trợ tức thì, bao gồm cả tài chính và các thiết bị.
Video đang HOT
Kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng phát trong tháng 2 đến nay, Tổng thống Pháp Macron đã giữ liên lạc thường xuyên với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelenskyy. Hãng thông tấn AP (Mỹ) cho biết, về dài hạn, ông Macron tin rằng cần đối thoại với Nga để tìm ra một con đường đến hòa bình.
Ngày 11/12, Tổng thống Pháp Macron điện đàm với đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelenskyy để chuẩn bị cho hội nghị tại Paris. Sự kiện tại Paris sẽ tập hợp lãnh đạo của hàng chục quốc gia và tập trung vào những nhu cầu cấp thiết của Ukraine như điện, nước, sưởi ấm.
Ông Macron còn dành nhiều thời lượng để trao đổi với Tổng thống Mỹ về tình hình Ukraine trong chuyến thăm cấp nhà nước đến Mỹ gần đây. Nhà lãnh đạo Mỹ bày tỏ ủng hộ với hội nghị tại Paris.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy (trái) cùng người đồng cấp Pháp tại Kiev tháng 6/2022. Ảnh: AP
Trong những tháng gần đây, Tổng thống Macron phải đối mặt với chỉ trích từ Ukraine và một số quốc gia châu Âu cho rằng ông chưa giữ được khoảng cách phù hợp với Điện Kremlin. Tổng thống Macron là một trong số vài nhà lãnh đạo phương Tây vẫn duy trì liên lạc với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tổng thống Macron nhiều lần cho biết sẽ đối thoại với Tổng thống Putin khi cần thiết để tránh leo thang xung đột. Gần đây, ông Macron nói sẽ sớm trao đổi với nhà lãnh đạo Nga về an ninh của các nhà máy điện hạt nhân ở Ukraine. Tổng thống Pháp cũng nhấn mạnh cần có đàm phán với Nga và điều khoản của bất kỳ đối thoại nào cũng sẽ do chính Ukraine quyết định.
Trong tháng 10, Tổng thống Macron ra mắt Cộng đồng chính trị châu Âu, diễn đàn mới hướng đến việc đẩy mạnh an ninh và thịnh vượng khắp “Lục địa già”, kết nối các thành viên của EU, những đối tác tại vùng Balkan và Đông Âu cùng Anh và Thổ Nhĩ Kỳ.
Nửa đầu năm nay, Pháp giữ vai trò chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu (EU). Nhà lãnh đạo Pháp chủ yếu tập trung vào nỗ lực đẩy mạnh năng lực quốc phòng EU. Pháp đã hỗ trợ tài chính, quân sự và nhân đạo cho Ukraine kể từ khi xung đột bùng phát trong tháng 2.
Kể từ khi trở thành Tổng thống Pháp năm 2017, ông Macron đã tìm cách đóng vai trò quan trọng trong ngoại giao toàn cầu. Vào tháng 4 năm nay, ông Macron tái đắc cử, điều này tạo thêm điều kiện cho nỗ lực của ông Macron.
Tổng thống Nga, Pháp tiếp tục điện đàm trong ngày 20/2
Theo hãng tin TASS của Nga, ngày 19/2, Điện Kremlin xác nhận rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron sẽ điện đàm trong ngày 20/2.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh tình hình tại miền Đông Ukraine đang nóng lên.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) tại cuộc họp báo chung ở Moskva, Nga, ngày 7/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, ngày 12/2, hai nhà lãnh đạo này đã có cuộc điện đàm kéo dài khoảng 1 giờ 40 phút, thảo luận về cuộc khủng hoảng Ukraine. Vào thời điểm đó, Tổng thống Putin đã khẳng định rằng những cáo buộc về việc Nga lên kế hoạch tấn công Ukraine là "sự suy đoán mang tính khiêu khích" và có thể dẫn đến một cuộc xung đột ở Ukraine.
Trong khi đó, Điện Elysee cho hay tại cuộc điện đàm trên, Tổng thống Macron đã nói với người đồng cấp Putin rằng những cuộc đàm phán chân thành không thể diễn ra nếu không có những nỗ lực giảm leo thang căng thẳng liên quan đến Ukraine. Cả hai nhà lãnh đạo "đều bày tỏ mong muốn tiếp tục đối thoại" về biện pháp "thúc đẩy các thỏa thuận Minsk" liên quan đến khu vực Donbass, cũng như "những điều kiện an ninh và ổn định ở châu Âu".
Tổng thống Macron cũng vừa thực hiện chuyến công du lần lượt tới Nga và Ukraine trong các ngày 7 và 8/2 và hội đàm với nhà lãnh đạo hai nước nhằm tìm cách giải quyết tình trạng căng thẳng hiện nay giữa Moskva và phương Tây.
Căng thẳng leo thang trong quan hệ Nga và phương Tây thời gian gần đây khi Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho rằng có khả năng Nga triển khai hành động quân sự đối với Ukraine. Phía Moskva luôn bác bỏ và khẳng định những cáo buộc trên là động thái gây leo thang căng thẳng vô căn cứ, đồng thời nhấn mạnh Nga không gây đe dọa cho bất cứ quốc gia nào. Theo quan điểm của Moskva, việc NATO vẫn đang tìm cách mở rộng về phía Đông và đưa vũ khí vào lãnh thổ Ukraine cũng đang đe dọa trực tiếp đến an ninh của Nga.
Lý do Tổng thống Pháp tích cực giúp hạ nhiệt căng thẳng Nga-phương Tây Tổng thống Pháp E. Macron đang tìm cách khuyến khích Nga đưa ra quyết định lịch sử. Theo ông Macron, không thể xây dựng hòa bình ở châu Âu mà không đối thoại với Nga. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới đây đã tiến hành một loạt cuộc hội đàm với những người đồng cấp Mỹ, Nga và Ukraine, những người theo cách...