Tổng thống Pháp đề xuất trưng cầu ý dân đưa cam kết về khí hậu vào Hiến pháp
Ngày 14/12, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết sẽ kêu gọi tổ chức trưng cầu ý dân nhằm bổ sung cam kết đối với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường vào Hiến pháp.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trước các thành viên thuộc Hội đồng công dân về khí hậu, Tổng thống Macron cho biết cuộc trưng cầu ý dân sẽ đề xuất bổ sung một điều khoản về đa dạng sinh học, môi trường và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu trong Mục 1 của Hiến pháp. Việc tổ chức trưng cầu ý dân cần phải nhận được sự chấp thuận của hai viện thuộc Quốc hội Pháp.
Hội đồng công dân về khí hậu bao gồm 150 thành viên được lựa chọn ngẫu nhiên từ công chúng, có nhiệm vụ “hiến kế” cho chính phủ trong vấn đề cắt giảm khí thải. Hội đồng này đã đưa ra một loạt đề xuất thiết thực, từ việc giảm giới hạn tốc độ ô tô cho đến cải thiện khả năng cách nhiệm cho nhà ở, song việc bổ sung cam kết bảo vệ khí hậu và coi phá hoại thiên nhiên là tội ác vào Hiến pháp luôn nằm ở vị trí hàng đầu trong danh sách các kiến nghị. Hồi tháng 6, Tổng thống Macron cho biết ông đã chấp thuận 146 trong số 149 ý kiến đề xuất của hội đồng này. Đây được xem là căn cứ đề xây dựng một đạo luật mới.
Giới quan sát nhận định mặc dù có thể dễ dàng được thông qua tại Hạ viện, nơi đảng Nền Cộng hòa tiến bước của Tổng thống Macron chiếm đa số, song đề xuất trưng cầu ý dân này sẽ khó “vượt ải” Thượng viện. Cuộc trưng cầu ý dân gần đây nhất tại Pháp diễn ra hồi năm 2005 để lấy ý kiến đối với đề xuất xây dựng Hiến pháp Liên minh châu Âu, song đề xuất này đã bị bác bỏ.
Video đang HOT
Trong thời gian gần đây, Tổng thống Macron bị cáo buộc không quan tâm nhiều đến vấn đề môi trường. Tháng trước, Tòa án hành chính tối cao Pháp (TAC) lưu ý rằng Pháp đã cam kết cắt giảm 40% lượng khí thải vào năm 2030 so với mức của năm 1990, song đã bỏ lỡ các mục tiêu đề ra trong những năm gần đây. TAC cũng cho biết vào tháng 4, chính quyền của ông Macron đã ban hành sắc lệnh nhằm khắc phục các hậu quả kinh tế do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, qua đó gây cản trở các nỗ lực cắt giảm khí thải carbon sau năm 2020.
* Cũng liên quan đến cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, cùng ngày, Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Peter Altmaier nhận định Liên minh châu Âu (EU) đang đứng trước cơ hội thúc đẩy các chính sách khí hậu tham vọng trong bối cảnh nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới công bố mục tiêu cắt giảm khí thải theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc họp của các Bộ trưởng năng lượng của Liên minh châu Âu (EU), ông Altmaier đã đề cập đến việc Trung Quốc hồi tháng 10 đã đẩy nhanh kế hoạch cắt giảm khí thải và đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060. Ông cũng lưu ý Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã cam kết đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050, một mục tiêu mà EU cũng đang hướng đến. Bộ trưởng Altmaier nhấn mạnh EU cần tận dụng cơ hội để thực hiện chiến lược hydro mới của khối, đã được Hội đồng châu Âu thông qua trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Đức. Ông cũng kêu gọi hợp tác quốc tế để tạo điều kiện cho mạng lưới sản xuất và vận chuyển năng lượng tái tạo toàn cầu.
Trước đó, vào ngày 11/12, các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí đặt mục tiêu khí hậu tham vọng hơn, tiến tới cắt giảm 55% khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030 so với các mức ghi nhận năm 1990. Theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, được ký kết năm 2015, để hạn chế nhiệt độ tăng ở mức dưới 2 độ C, trong thập kỷ này thế giới cần cắt giảm lượng khí thải từ 1 đến 2 tỷ tấn mỗi năm.
Pháp tưởng niệm giáo viên bị chặt đầu
Tổng thống Pháp sẽ dự lễ tưởng niệm và truy tặng Bắc Đẩu Bội tinh cho thầy giáo lịch sử Paty tại một vùng ngoại ô ở Paris hôm nay.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ cùng khoảng 400 khách mời dự buổi lễ cùng gia đình của Samuel Paty, thầy giáo lịch sử bị chặt đầu tuần trước, và tại trường đại học Sorbonne, ngoại ô Paris, tối nay. Ông dự kiến truy tặng Bắc Đẩu Bội tinh, huân chương cao quý nhất của nhà nước Pháp, cho Paty tại buổi lễ.
Chủ tịch Quốc hội Pháp (giữa) đứng cạnh chân dung Samuel Paty, giáo viên lịch sử bị chặt đầu, cùng các nghị sĩ trước tòa Quốc hội Pháp ở Paris hôm 20/10. Ảnh: AFP
Trước đó, Tổng thống Pháp cam kết sẽ tăng cường trấn áp chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Cảnh sát Pháp đã thực hiện hàng chục cuộc truy quét, còn chính phủ ra lệnh đóng cửa một nhà thờ Hồi giáo trong 6 tháng, lên kế hoạch giải tán một nhóm ủng hộ phong trào Hamas của người Palestine.
"Người dân đang trông đợi chúng ta hành động", Tổng thống Macron nói trong chuyến thăm ngoại ô Paris hôm 20/10. "Những hành động này sẽ được thúc đẩy".
Paty, 47 tuổi, bị sát hại hôm 16/10 bên ngoài trường trung học Bois d'Aulne, nơi ông làm việc ở Conflans Saint-Honorine, vùng ngoại ô cách trung tâm thủ đô Paris khoảng 30 km về phía tây bắc. Nghi phạm Abdullakh Anzorov, 18 tuổi, người gốc Chechnya, bị cảnh sát tiêu diệt ngay sau đó.
Anzorov được cho là đã ra tay với Paty sau khi thầy giáo này cho các học trò xem tranh biếm họa về nhà tiên tri Mohammed trong giờ giảng về tự do ngôn luận. Phụ huynh của một nữ sinh trong lớp đã rất tức giận với thầy Paty nên đã đăng tên tuổi, địa chỉ của thầy giáo lên mạng, đồng thời yêu cầu nhà trường kỷ luật ông.
Sau các bài đăng của phụ huynh này, Paty trở thành mục tiêu bị đe dọa trên mạng. Một giáo sĩ Hồi giáo cực đoan được cho là đã ban "fatwa", một sắc lệnh Hồi giáo cho phép thi hành "án tử" với người bị coi là báng bổ nhà tiên tri Mohammed.
Giới chức Pháp cho hay Anzorov đã trao đổi với phụ huynh trên qua ứng dụng WhatsApp vài ngày trước khi nghi phạm này ra tay. Những bức ảnh, video về vụ giết người mà Anzorov đăng lên mạng sau đó được chia sẻ rộng rãi, trong đó có tài khoản của một thánh đường Hồi giáo ở Pantin, ngoại ô Paris. Chính quyền Pháp đã yêu cầu thánh đường này đóng cửa trong 6 tháng.
Cảnh sát Pháp đã bắt 15 người, trong đó có 4 người thân của nghi phạm và 4 học sinh bị nghi chỉ mặt thầy Paty cho Anzorov để lấy tiền. Cảnh sát Pháp đã đột kích hàng chục ngôi nhà của các phần tử Hồi giáo cực đoan. Hơn 80 cuộc điều tra cũng được tiến hành, nhằm vào những ngôn từ thù hằn trên mạng xã hội.
Vụ thầy giáo bị chặt đầu đã gây chấn động nước Pháp, gợi lại ký ức đau thương về vụ tấn công vào trụ sở tạp chí châm biếm Charlie Hebdo 5 năm trước. Các chính trị gia Pháp gọi đây là vụ tấn công vào nền cộng hòa và các giá trị của Pháp.
Tổng thống Côte d'Ivoire Ouattara tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ 3 Phát biểu tại lễ nhậm chức, ông Ouattara đưa ra đề nghị các đảng phái chính trị nắm bắt cơ hội mới này để xoa dịu căng thẳng thông qua đối thoại. Tổng thống Côte d'Ivoire Alassane Ouattara. (Ảnh: AFP/TTXVN) Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 14/12, Tổng thống Côte d'Ivoire Alassane Ouattara đã tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ...