Tổng thống Pháp: Chiến lược của phương Tây với Nga đã thất bại
Tổng thống Pháp nhận định chiến lược cô lập dựa trên trừng phạt mà phương Tây nhắm vào Nga vài năm qua đã thất bại và phải thay đổi.
Chủ đề về quan hệ giữa các nước phương Tây, đặc biệt là châu Âu, với Nga là một trong những trọng tâm của Hội nghi an ninh Munich đang diễn ra ở bang Bavaria miền Nam nước Đức.
Phát biểu trong phiên thảo luận chiều ngày 15/2 với tư cách là diễn giả chính của Hội nghị, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thẳng thắn tuyên bố, chính sách của phương Tây với Nga đang thất bại.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Ảnh: AP)
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu: “Tôi chỉ biết một điều, đó là vừa thách thức Nga mà lại vừa yếu kém, trong lúc lại là láng giềng, thì đó không phải là một chính sách, mà đó chỉ là một hệ thống không hiệu quả. Tôi nhìn vào địa lý và thấy rõ rằng khác biệt lớn nhất giữa châu Âu và Mỹ khi đề cập đến Nga, đó là châu Âu và Nga chia sẻ chung một không gian, chúng tôi không có một đại dương ngăn cách ở giữa”.
Theo ông Macron, chính sách đối đầu và gia tăng trừng phạt mà phương Tây áp dụng với Nga từ sau khủng hoảng Ukraina năm 2014 cho đến nay đã chứng minh là không hiệu quả, thậm chí là phản tác dụng vì châu Âu cũng thiệt hại ngang với nước Nga mà kết quả không thu lại được gì vì Nga tìm được cách để thích ứng về mặt kinh tế, đồng thời tiếp tục mở rộng tầm ảnh hưởng của mình tại Ukraina và Syria.
Video đang HOT
Do đó, Tổng thống Pháp cho rằng dù vẫn phải cảnh giác với các chiến lược gây bất ổn của Nga nhưng châu Âu vẫn phải có một sự tiếp cận gần hơn với Nga và lựa chọn duy nhất là đối thoại chiến lược với Nga nhằm định hình một cấu trúc an ninh mới cho châu Âu.
Tại Hội nghị an ninh Munich năm nay, ông Macron là nguyên thủ đầu tiên của Pháp đến tham dự sau 11 năm. Ngoài chủ đề về Nga, Tổng thống Pháp cũng đã nhân cơ hội tiếp tục kêu gọi nước Đức có các hành động rõ ràng và tham vọng hơn nhằm thiết lập một sự tự chủ chiến lược của châu Âu về quốc phòng và đối ngoại.
Lời kêu gọi này của ông Macron đã được phía Đức hưởng ứng một phần khi Tổng thống Đức, Frank-Walter Steinmeier lên tiếng chỉ trích các nước Mỹ, Nga, Trung Quốc khiến thế giới trở nên nguy hiểm hơn, đồng thời đồng ý với kế hoạch đối thoại chiến lược về vai trò sức mạnh răn đe hạt nhân của Pháp trong an ninh châu Âu mà ông Macron đưa ra hôm 7/2 vừa qua./.
Theo Quang Dũng/VOV-Paris
Nếu Thế chiến 3: Ai là đồng minh, kẻ thù của Iran ở Trung Đông?
Iran có thể đang trên bờ vực châm ngòi cho một cuộc chiến tranh thế giới thứ 3 tùy thuộc vào cách họ đối phó với vụ ám sát Tướng Qassem Soleiman như thế nào, DailyStar nhận định.
Bản đồ chi tiết miêu tả ai là đồng minh, kẻ thù của Iran.
Cũng theo Dailystar, trường hợp chiến tranh thế giới 3 nổ ra, Iran nên nghĩ đến một bản đồ chi tiết ai là đồng minh và kẻ thù của họ trong khu vựcTrung Đông.
Tướng Qassem Soleimani của Iran đã bị Mỹ ám sát vào thứ Sáu tuần trước trong một cuộc tấn công bằng tên lửa gây chấn động trên toàn thế giới.
Cái chết của tướng Soleimani đã gây ra một cuộc khủng hoảng trong khu vực và thúc đẩy các mối đe dọa trả thù Mỹ từ người Hồi giáo.
Trung Đông là một khu vực phức tạp với các đồng minh và kẻ thù tuyên thệ ngay cạnh nhau. Hội đồng đối ngoại châu Âu đã vẽ ra một bản đồ mô tả chi tiết cho thấy ai đứng về phía ai trong cuộc xung đột của khu vực. Theo đó, Iran là đồng minh với Iraq trong khi Syria, Lebanon và Yemen bị chia rẽ trong sự hỗ trợ của họ.
Còn lực lượng chống Iran, dẫn đầu bởi Mỹ, là Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Israel.
Trong khi Qatar, Kuwait, Oman và Jordan là những thẻ đại diện của người Hồi giáo trong cuộc xung đột. Bản đồ cho thấy hai liên minh đối lập ở Trung Đông xác định một sự cạnh tranh có nguy cơ xé tan khu vực.
Đại giáo chủ Iran tuyên bố Mỹ sẽ phải trả giá.
Thủ tướng Anh Johnson, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Đức Angela Merkel đều kêu gọi tránh leo thang căng thẳng thành xung đột.
Trong một tuyên bố chung được đưa ra vào cuối ngày Chủ nhật, ba nhà lãnh đạo nói: "Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên thực hiện sự kiềm chế và trách nhiệm tối đa. Chu kỳ bạo lực hiện tại ở Iraq phải được chấm dứt. Chúng tôi đặc biệt kêu gọi Iran kiềm chế hành động bạo lực hoặc phổ biến mạnh mẽ hơn nữa và kêu gọi Iran đảo ngược mọi biện pháp không phù hợp với JCPOA (thỏa thuận hạt nhân Iran). Chúng tôi nhớ lại sự gắn bó của chúng tôi với chủ quyền và an ninh của Iraq. Một cuộc khủng hoảng khác có nguy cơ gây nguy hiểm cho nhiều năm nỗ lực ổn định Iraq.Chúng tôi cũng tái khẳng định cam kết tiếp tục cuộc chiến chống lại Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, vốn vẫn là ưu tiên cao. Việc bảo tồn Liên minh là chìa khóa trong vấn đề này. Do đó, chúng tôi kêu gọi chính quyền Iraq tiếp tục cung cấp cho Liên minh tất cả các hỗ trợ cần thiết. Chúng tôi sẵn sàng tiếp tục tham gia với tất cả các bên để góp phần xoa dịu căng thẳng và khôi phục sự ổn định cho khu vực."
Theo danviet.vn
TT Macron phản pháo Ngoại trưởng Pompeo, nói 'phương Tây đang suy yếu' Tổng thống Pháp Macron cảnh báo phương Tây đang suy yếu, phản đối quan điểm của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho rằng Mỹ và các đồng minh châu Âu "đang cùng nhau chiến thắng". "Phương Tây đang suy yếu", Tổng thống Emmanuel Macron nói tại hội nghị an ninh Munich hôm 15/2. "Từ vài năm trước, không chỉ dưới chính quyền hiện...