Tổng thống Palestine kêu gọi Hamas đồng ý với thỏa thuận ngừng bắn
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 14/2, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã kêu gọi phong trào Hồi giáo Hamas chấp nhận đề xuất về thỏa thuận ngừng bắn tạm thời, nhằm tránh xảy ra thêm thảm họa đối với người dân ở Dải Gaza.
Một tòa nhà bị phá hủy sau cuộc không kích của Israel xuống thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 12/2/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Hãng tin chính thức WAFA của Chính quyền Palestine (PA), hiện đang quản lý Bờ Tây, dẫn lời ông Abbas nêu rõ: “Chúng tôi kêu gọi phong trào Hamas nhanh chóng hoàn tất thỏa thuận trao đổi tù nhân, để tránh cho người dân Palestine khỏi thảm họa nữa với các hậu quả nghiêm trọng, không khác gì sự kiện Nakba 1948″. Nakba trong tiếng Arab nghĩa là “thảm họa”, nhằm chỉ cuộc khủng hoảng nhân đạo trong đó khoảng 760.000 người Palestine đã phải đi trốn chạy chiến tranh.
Lời kêu gọi của nhà lãnh đạo PA được đưa ra trong bối cảnh cuộc đàm phán thỏa thuận ngừng bắn do Qatar làm trung gian không đạt bước tiến đáng kể nào và dư luận thế giới đang phản đối mạnh mẽ chiến dịch quân sự của Israel tấn công vào Rafah ở Dải Gaza.
Video đang HOT
Binh sĩ Israel tuần tra tại khu vực biên giới với Dải Gaza. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Cùng ngày 14/2, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo chiến dịch tấn công của Israel tại thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza, có thể gây ra “thảm họa không thể đo đếm” và đẩy hệ thống y tế của dải đất này gần hơn nữa tới tình trạng sụp đổ. Đại diện WHO tại các vùng lãnh thổ Dải Gaza và Bờ Tây, ông Richard Peeperkorn, cho rằng các hoạt động quân sự ở khu vực có mật độ dân số dày đặc này chắc chắn sẽ dẫn tới thảm họa không thể đo lường… và sẽ đẩy thảm kịch nhân đạo đi xa hơn nữa ngoài sức tưởng tượng. Ông Peeperkorn cho biết thêm hiện các hoạt động cứu trợ y tế của tổ chức này bị cản trở do chỉ có 40% yêu cầu vận chuyển trang thiết bị y tế vào Gaza được phía Israel chấp nhận.
Ước tính có khoảng 1,5 triệu người dân ở Gaza chạy trốn chiến tranh đã tìm đến Rafah, thành phố phía Nam giáp với Ai Cập, được cho là tương đối an toàn. Mới đây, quân đội Israel đã ra thông báo sơ tán tới người dân tại đây để chuẩn bị cho chiến dịch quân sự mới và vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận quốc tế.
Cảnh báo nguy cơ tình hình Trung Đông không thể kiểm soát
Ngày 9/12, chính quyền Palestine và nhiều nước bày tỏ quan ngại tình hình xung đột giữa lực lượng Hamas và Israel sẽ tiếp tục xấu đi, sau khi Mỹ phủ quyết nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) kêu gọi ngừng bắn tại Dải Gaza.
Khói bốc lên sau các cuộc oanh tạc của lực lượng Israel xuống thành phố Khan Yunis, phía Nam Dải Gaza, ngày 9/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas bày tỏ phản đối quyết định của Mỹ và lo ngại số trẻ em, phụ nữ và người già Palestine thiệt mạng tiếp tục tăng tại Dải Gaza. Trong khi đó, Thủ tướng Palestine Mohammad Shtayyeh cũng đưa ra phản ứng tương tự và kêu gọi các nước thành viên HĐBA LHQ tiếp tục ngăn xung đột tiếp diễn tại Gaza, tìm cách thức vận chuyển hàng cứu trợ cũng như khôi phục cuộc sống tại vùng lãnh thổ này.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian cảnh báo nguy cơ tình hình ở Trung Đông "bùng nổ không thể kiểm soát", sau động thái của Mỹ. Trong cuộc điện đàm với Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres, ông Abdollahian cho rằng tình hình khu vực có nguy cơ không thể kiểm soát nếu Mỹ tiếp tục ủng hộ chính quyền Israel cũng như xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas tiếp diễn.
Ngoại trưởng Abdollahian cũng kêu gọi lập tức mở cửa khẩu Rafah nối Dải Gaza với Ai Cập nhằm cho phép đưa hàng viện trợ nhân đạo vào vùng lãnh thổ đang bị phong tỏa này. Bên cạnh đó, ông Abdollahian nói rằng quyết định hôm 6/12 của Tổng thư ký Guterres kích hoạt Điều 99 của Hiến chương LHQ là "hành động dũng cảm để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế".
Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cũng lên tiếng bày tỏ không đồng tình với việc HĐBA LHQ không thể ra nghị quyết kêu gọi ngừng bắn tại Gaza do Mỹ bỏ phiếu bác bỏ, dù đề xuất này nhận được sự ủng hộ của đa số các nước thành viên.
Những tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Israel mở rộng các cuộc tấn công, không kích nhằm vào Dải Gaza. Quân đội Israel cho biết, trong 24 giờ qua, lực lượng nước này đã tấn công hơn 450 mục tiêu tại Dải Gaza từ trên bộ, trên không và trên biển - nhiều nhất kể từ khi lệnh ngừng bắn nhân đạo giữa Israel và Hamas sụp đổ hồi tuần trước, và nhiều hơn 2 lần so với ngày thường. Các cuộc tấn công được thực hiện ở cả miền Bắc Gaza - khu vực mà Israel tuyên bố đã hoàn thành chiến dịch hồi tháng trước - và miền Nam, nơi chiến dịch tấn công được mở rộng trong tuần này.
Theo số liệu từ cơ quan y tế Gaza, chỉ riêng trong ngày 7/12 có 350 người thiệt mạng, và tính đến ngày 8/12, tổng số nạn nhân thiệt mạng tại Dải Gaza là 17.487 người trong khi vẫn còn hàng nghìn người mất tích hoặc được cho là bị chôn vùi dưới các đống đổ nát. Trong khi đó, Israel cho biết 94 binh sĩ nước này thiệt mạng trong các cuộc giao tranh với Hamas.
Kể từ khi xung đột bùng phát ngày 7/10, Israel có trên 1.200 người thiệt mạng và hàng trăm người bị Hamas bắt làm con tin.
Palestine kêu gọi tăng cường viện trợ nhân đạo Ngày 4/2, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã hối thúc Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres đẩy mạnh các nỗ lực quốc tế nhằm ngăn chặn hành động của Israel nhằm vào người dân Palestine. Người tị nạn Palestine xếp hàng lấy nước sinh hoạt tại khu lều tạm ở Dải Gaza ngày 16/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN Theo hãng thông...