Tổng thống Obama vẫn tin tưởng vào kinh tế Mỹ
Ông Obama khẳng định, kể cả khi bị hạ mức tín dụng thì hầu hết các nhà đầu tư trên thế giới vẫn tin tưởng Mỹ là một nơi an toàn để đầu tư.
Liệu ông Obama đã quá lạc quan?
Tổng thống Mỹ B. Obama ngày 8/8 đã có bài phát biểu đầu tiên kể từ khi Cơ quan xếp hạng tín dụng Standard and Poor’s lần đầu tiên hạ mức tín dụng của Mỹ trong vòng 70 năm qua.
Ông Obama cho biết, ông hy vọng việc hạ cấp tín dụng sẽ cảnh báo các nhà lập pháp Mỹ nhanh chóng thực hiện các biện pháp cắt giảm thâm hụt. Tuy nhiên, bất chấp việc Mỹ bị hạ mức tín dụng, ông Obama vẫn bày tỏ tin tưởng rằng nền kinh tế Mỹ sẽ đi đúng hướng. Tổng thống Obama đã trấn an các nhà đầu tư và công chúng rằng, các nhà lãnh đạo đất nước cam kết nỗ lực để giải quyết khoản nợ công khổng lồ của Mỹ.
Theo ông Obama, thách thức lớn nhất của Mỹ hiện nay là giải quyết thâm hụt ngân sách trong dài hạn. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo nước Mỹ hoàn toàn tự tin sẽ giải quyết được vấn đề này./.
Theo VOV
Bong bóng Dotcom lần 2: Khi thế giới phẳng, mọi việc sẽ "kinh hoàng" hơn?
Facebook và các đồng nghiệp có thể là tác nhân của bong bóng dotcom lần này hay không?
Đã hơn một thập kỷ trôi qua kể từ ngày bong bóng dotcom đẩy kinh tế Mỹ phát triển một cách thần kỳ và khiến nước Mỹ gặp quá nhiều khó khăn khi phát nổ. Nếu như thời gian đó, những thuật ngữ như bong bóng, suy thoái kinh tế... còn khá xa lạ hoặc là còn gặp nhiều tranh cãi, thì đúng một thập kỷ sau, những từ ngữ này đã trở nên quá quen thuộc với phần đông mọi người.
Mới cách đây không lâu, bong bóng bất động sản ở Mỹ đã phát nổ kéo theo một loạt hệ luy cho xã hội: các ngân hàng lao đao, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, suy thoái kinh tế... Bong bóng bất động sản đã kéo theo khủng hoảng tín dụng và được cho là nguyên nhân sâu xa của cuộc "đại khủng hoảng kinh tế thế giới" vào năm 2008.
Video đang HOT
Quay trở lại chủ đề chính, có vẻ như sau bong bóng bất động sản, đến lượt thị trường dotcom đang bị các nhà đầu tư kỳ vọng quá đáng. Giá trị của các công ty tăng một cách chóng mặt và cực kỳ bất ngờ. Vậy bong bóng dotcom "tập 2" liệu có nguy cơ xảy ra không? Nếu có, nó sẽ xảy ra như thế nào? Ai sẽ là "đầu tàu" của bong bóng dotcom lần này? Nếu chưa rõ bong bóng dotcom là gì và lần một xảy ra như thế nào, bạn có thể tham khảo thêm tại đây.
Thực trạng thế giới
Để dự đoán liệu bong bóng dotcom có trở lại hay không, chúng ta hãy nhìn qua một lượt tình trạng thế giới (tất nhiên chủ yếu vẫn là khía cạnh công nghệ).
Tình trạng thế giới hiện tại có phần nào giống với thời điểm bắt đầu của bong bong dotcom lần thứ nhất. Nếu như thời đó, động lực, tương lai và sự kỳ vọng của các nhà đầu tư về máy tính cá nhân và sự kỳ vọng vào phát triển của Internet là nguyên nhân chính vào thời điểm này là Internet khi mà nó đã thực sự đã trở thành thứ không thể thiếu trong cuộc sống của rất nhiều người nên nó. Hiện tại, có khoảng hơn 2 tỷ người đang sử dụng Internet trên toàn thế giới.
Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ, Internet đã có những bước nhảy vọt thần kỳ. Điều này đã giúp nó len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, phục vụ tích cực cho con người và cũng như PC trong thập kỷ trước, Internet và các ứng dụng của nó được kỳ vọng sẽ làm được điều tương tự. Rõ ràng, sự phát triển của những công cụ nền web (như Office, mail...) hay các mạng xã hội đủ để người ta hi vọng.
Sự phát triển khi thế giới phẳng
Thế giới Internet là thế giới phẳng. Trên Internet, không có (hoặc rất ít) ảnh hưởng về mặt địa lý, "độ tuổi" của sản phẩm và dịch vụ. Có một hình ảnh so sánh khá hay trong trường hợp này: thế giới Internet phẳng, bạn hơi lõm khách hàng sẽ "chảy" về phía bạn, nhưng chỉ cần "lồi" lên một chút, bạn sẽ mất họ. Hãy nhìn cái cách mà Facebook phát triển lên 600 triệu thành viên khi còn lâu mới đầy 10 năm tuổi, Groupon lan tỏa ra khắp thế giới, Youtube thu hút 3 tỷ lượt xem mỗi ngày vào sinh nhật thứ 6 hay sự thất bại của những "người khổng lồ" như Yahoo, MySpace... để thấy rõ điều này.
Không có rào cản công nghệ là cơ hội để cho những cái mới, nhiều tiềm năng phát triển. Không rào cản giúp rút ngắn vốn, thời gian và công sức đầu tư cho một sản phẩm tốt. Không rào cản và thông tin nhanh giúp các nhà đầu tư có thể nhanh chóng bỏ tiền cho các dự án tốt và họ cho là nhiều kỳ vọng. Những dự án này nhanh thành công hơn, nhanh đem lại lợi ích cho xã hội hơn là những người đàn anh đi trước.
Tuy nhiên, trong một xã hội vận đồng quá nhanh, đôi khi sự kỳ vọng lại khiến các nhà đầu tư bỏ quá nhiều tiền cho sự kỳ vọng vào tương lai của chúng thay vì giá trị thực tế. Điều này cũng khó có thể trách các nhà đầu tư bởi khi mà tiềm năng đã trở thành hiện thực, họ khó lòng thu được những khoản lợi nhuận từ việc bỏ tiền cho chúng. Vô tình họ đã "bơm phồng" bong bóng dotcom lần thứ hai.
Những "đầu tàu" của bong bóng dotcom
Với bong bóng dotcom lần thứ nhất, Netscape là kẻ đã khởi động. Điều này đơn giản bởi Netscape và trình duyệt của nó chính là đại diện cho điều mà các nhà đầu tư và thế giới lúc bấy giờ kỳ vọng. Trong lần thứ hai này, khi mà mạng xã hội và các dịch vụ trực tuyến đang được kỳ vọng, không khó để chúng ta nhìn ra những công ty/ dịch vụ có khả năng gây ra bong bong.
Trước tiên, phải nói qua một chút về giá trị của một công ty. Có nhiều yếu tố cấu nên giá trị doanh nghiệp nhưng tựu chung là, chúng ta có thể chia làm ba yếu tố chính: yếu tố tài sản (bao gồm các tài sản cố định, giá trị sản phẩm và doanh thu), nhân lực và sự kỳ vọng vào tương lai của nó. Điều này có thể làm bong bóng dotcom lần 2 còn "kinh khủng" hơn cả lần đầu.
Mạng xã hội lớn nhất hành tinh chưa IPO nên rất khó để chúng ta xác định chính xác giá trị của nó. Tuy nhiên, con số phổ biến nhất và được hầu hết các phương tiện truyền thông "gán" cho mạng xã hội này là khoảng 50 tỷ USD.
Hãy nhìn qua một chút về tình hình của Facebook. Trong năm 2010, doanh thu của mạng xã hội này (từ quảng cáo) là 1,8 tỷ USD (Theo mashable) và có khoảng 1200 người đang làm tại đây. Nếu như các con số trên chính xác, mỗi nhân vật của Facebook trị giá khoảng hơn 41 triệu USD và hãng này sẽ có con số tỷ số giá trị/ doanh thu là 27,7 tức là bạn sẽ phải bỏ vào Facebook 27 đồng để nhận được một đồng doanh thu (của doanh nghiệp và nhiều hơn số đó để có một đồng cho bạn).
Hãy nhìn một chút qua "gã khổng lồ" Microsoft. Giá trị của công ty phần mềm này hiện đang khoảng 200 tỷ USD. Doanh thu năm 2010 của hãng cụ thể là: 12,92 tỷ USD trong quý 1 (tham khảo Softpedia), 16,37 tỷ USD trong quý 2 (tham khảo Microsoft), 14,50 tỷ trong quý 3 (tham khảo Microsoft) và 16,04 tỷ USD trong quý cuối cùng (tham khảo Microsoft). Như vậy, tổng doanh thu của hãng vào khoảng 60 tỷ USD và giá trị trên doanh thu là 3,3. Với khoảng 20 tỷ USD tiền lãi, chỉ với hơn 10 đồng, bạn đã có 1 đồng lợi nhuận. Ngoài ra, hãng này có khoảng 60.000 nhân viên (theo Bussiness Week) tức là mỗi nhân viên Microsoft có giá chỉ 3,3 triệu USD.
Điều này có nghĩa là mỗi nhân viên của Facebook được định giá chỉ khoảng 1/15 nhân viên của Google đồng thời sự kỳ vọng vào tương lai của Facebook là hãng này gấp khoảng 9 lần Microsoft - một con số phi lý.
Tuy nhiên, Facebook còn tốt chán nếu so với những công ty khác.
Linkedln
Mạng xã hội này vừa IPO vài ngày trước và khiến cho nhiều người liên tưởng về bong bóng dotcom của thế kỷ trước. Linkedln đưa ra mức giá đề nghị là 45 USD mỗi cổ phiếu nhưng khi đóng cửa thị trường, giá mỗi cổ phiếu mạng xã hội này tăng hơn gấp đôi: lên 94,25 USD. Điều đó có nghĩa là hiện giá trị của mạng xã hội này hiện tại là gần 9 tỷ USD - một mức giá kinh hoàng đặc biệt là nếu so với doanh thu và lợi nhuận dự kiến sẽ ở mức âm vào năm nay.
Một số công ty khác
Ngoài ra, hầu hết những niềm hi vọng của giới công nghệ gần đây đều có vẻ được định giá quá cao so với giá trị thật và doanh thu của nó. Groupon kỳ vọng sẽ IPO ở mức 23 tỷ USD - hơn cả Google lúc ra mắt, gấp gần 20 lần giá trị công ty vào năm ngoái trong khi doanh thu của hãng chỉ vào khoảng 500 triệu USD bên cạnh con số lợi nhuận ko mấy hấp dẫn. Skype được Microsoft mua lại với giá 8,5 tỷ USD dù còn gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, Twitter thu hút hàng trăm triệu người dùng nhưng vẫn chưa tìm được hướng kinh doanh đúng đắn,...
Kết
Tôi không phải là một nhà kinh tế hay chuyên gia để có thể phân tích hay dự đoán xu hướng của thị trường. Nhưng việc bong bóng dotcom đang trở lại và "mạnh mẽ" hơn là điều được rất nhiều các nhà kinh tế lo ngại và đưa ra những dự báo không mấy lạc quan. Tất nhiên, tương lai vẫn là tương lại và không ai có thể chắc chắn 100%. Biết đâu, vài năm nữa chính những người đang bỏ hàng tỷ USD sẽ "cười vào mặt" những người đang cảnh báo họ?
Theo Bưu Điện VN
Bong bóng Dotcom: Thảm họa hay điều thần kỳ của kinh tế thế giới? (Phần 1) Bong bóng dotcom đã khiến kinh tế Mỹ thịnh vượng một cách thần kỳ trong giai đoạn 1995 -2000 nhưng khi nó phát nổ, kinh tế Mỹ nhanh chóng rơi vào suy thoái. Vào thập kỷ cuối cùng của thiên niên kỷ thứ hai, nước Mỹ trở nên thịnh vượng hơn bao giờ hết. Trong giai đoạn này, kinh tế Mỹ tăng trưởng...