Tổng thống Obama: Trung Quốc không có “cửa thắng” khi tấn công mạng Mỹ
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 11/9 cảnh báo các cuộc tấn công mạng từ Trung Quốc là “không chấp nhận được”, và cam kết không để Trung Quốc thắng trong cuộc chiến này. Tuyên bố của ông chủ Nhà Trắng tiếp tục phủ bóng đen lên chuyến thăm Mỹ sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tổng thống Mỹ Barrack Obama tỏ quan điểm cứng rắn về các vụ tấn công mạng từ Trung Quốc (Ảnh: Getty)
Tuyên bố trên được ông Obama đưa ra chỉ chưa đầy 2 tuần trước chuyến thăm chính thức Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự kiến diễn ra ngày 24/9 tới. Chuyến công du của ông Tập đang bị phủ bóng đen bởi căng thẳng với Washington về một loạt vấn đề, bao gồm an ninh mạng, những tuyên bố chủ quyền trên biển và sự quyết liệt ngày một tăng của Trung Quốc.
Người đứng đầu Nhà Trắng khẳng định các quốc gia cần thống nhất về các quy tắc để ngăn chặn tội phạm mạng gia tăng.
“Đã đến lúc chúng ta xem đây là mối đe dọa an ninh quốc gia then chốt và cần ứng phó tương ứng”, ông Obama nói. “Chúng ta đã luôn nói rất rõ với người Trung Quốc rằng có những hành động nhất định mà họ đang tham gia, rằng chúng ta biết chúng bắt nguồn từ Trung Quốc và như vậy là không chấp nhận được”.
Với giọng điệu đầy cứng rắn và mang tính đối đầu, ông Obama khẳng định các quốc gia có thể “lựa chọn đây (các vụ tấn công mạng) là một lĩnh vực để cạnh tranh”. Nhưng ông cảnh báo, nếu ai lựa chọn con đường đó, thì đây sẽ là một cuộc chiến “tôi có thể đảm bảo với các bạn rằng chúng ta sẽ thắng nếu buộc phải làm vậy”.
Video đang HOT
“Thay vào đó chúng ta có thể tiến tới một thỏa thuận trong đó khẳng định hành động này không có ích cho bất kỳ ai. Do vậy hãy cùng có một số quy tắc cơ bản chung”, ông Obama nói.
Tuyên bố của ông Obama được đưa ra chỉ một ngày sau khi Giám đốc tình báo quốc gia James Clapper khẳng định trong buổi điều trần trước Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ rằng, hoạt động gián điệp mạng của Trung Quốc tiếp tục nhắm tới “một loạt các lợi ích của Mỹ”. Ông Clapper đồng thời kêu gọi nâng cao năng lực an ninh mạng của Mỹ để khiến hoạt động gián điệp mạng của Trung Quốc gặp khó khăn hơn.
Trừng phạt Trung Quốc
Sau một loạt các vụ đột nhập qua mạng nhằm vào các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp Mỹ, mà Trung Quốc là nghi phạm chính, Washington đã cố ý phát đi tín hiệu rằng các công ty và cá nhân Trung Quốc có thể phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt.
Động thái này dường như được đưa ra sau vụ dữ liệu nhân viên chính phủ liên bang Mỹ bị đánh cắp, khiến hàng triệu viên chức bị lộ thông tin, bao gồm cả những lãnh đạo cấp rất cao, hãng tin AFP cho biết.
Shi Yinhong, một giáo sư quan hệ quốc tế tại đại học Renmin, Trung Quốc, cho rằng nếu không vì chuyến công du của ông Tập, “ông Obama có lẽ đã ra lệnh trừng phạt Trung Quốc”.
“Vấn đề này giờ đã được thay thế bằng những tranh chấp trên Biển Đông, để trở thành thách thức số một trong quan hệ Trung – Mỹ. Dù vậy các vụ tấn công mạng sẽ tiếp tục có ảnh hưởng tồi tệ tới quan hệ Trung – Mỹ nếu tình hình vẫn xấu đi”, Shi nhận định.
Shen Shishun, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, cho rằng hai bên sẽ thống nhất “không có thêm bất kỳ hành động gây tổn hại nào liên quan đến an ninh mạng, và đạt được nhận thức chung về những vấn đề quan trọng khác”.
Một năm trước, các công tố viên Mỹ từng công bố quyết định khởi tố 5 sỹ quan quân đội Trung Quốc với tội danh làm gián điệp, do những người này bị nghi đã đột nhập vào mạng máy tính Mỹ để trục lợi cho các công ty nước này.
Nhưng ngoài việc truy tố, Washington vẫn chưa thể xây dựng một biện pháp răn đe hiệu quả để ngăn chặn làn sóng tấn công phá hoại qua mạng ngày một tăng.
Việc xác định những vụ tấn công nào sẽ bị phản ứng qua đường ngoại giao, còn dạng nào sẽ phải bị đáp trả mạnh mẽ hơn, là việc không hề dễ dàng. Trong khi bất kỳ động thái nào của nền kinh tế lớn nhất thế giới nhằm trừng phạt nền kinh tế lớn thứ hai đều có thể gây hậu quả kinh tế và chính trị toàn cầu, cũng như khả năng bị trả đũa.
Bản thân tình báo Mỹ cũng bị cáo buộc thực hiện các vụ tấn công mạng để đánh cắp dữ liệu của Trung Quốc, theo những tài liệu mật được cựu điệp viên CIA Edward Snowden rò rỉ.
Thanh Tùng
Theo Dantri/AFP, Al Jazeera
Mỹ có thể cần nhiều hơn 100 máy bay ném bom B-3
Cựu chỉ huy lực lượng máy bay ném bom Mỹ, Trung tướng Robert Elder nhận định rằng, 80 đến 100 máy bay tấn công tầm xa thế hệ mới (LRS-B hay còn gọi là B-3) là không đủ để đảm bảo an ninh quốc gia Mỹ và Lầu Năm Góc nên cân nhắc mua thêm để củng cố sức mạnh của phi đội máy bay ném bom của mình.
Trong bài phát biểu trước quốc hội Mỹ vào ngày 9-8, Tướng Robert Elder, cho rằng, chỉ tiêu sản xuất máy bay ném bom của không quân còn quá ít, bất chấp việc các máy bay mới sẽ hiện đại và có hiệu suất cao hơn.
Hình ảnh concept cho máy bay ném bom thế hệ mới của Mỹ
"Khả năng của chúng ta đang yếu dần với chỉ khoảng 100 máy bay sẵn sàng chiến đấu, có độ tuổi trung bình là 38 năm. Thẳng thắn mà nói, tôi cho rằng, 80 đến 100 máy bay B-3 mới là không thể đủ để thay thế cho phi đội B-1 và B-52 hiện tại", ông Elder nhận định.
Đề xuất của ông Elder được ủng hộ bởi một vài thành viên quốc hội, cho rằng, không quân nên đẩy nhanh quá trình mua các máy bay B-3 mới do đây là cách duy nhất để đảm bảo Mỹ có thể tấn công sâu vào lãnh thổ của các đối thủ tiềm tàng như Trung Quốc hay Iran trong tương lai.
Vào hồi đầu tháng 9, Lầu Năm Góc vừa điều chỉnh lại chi phí dự kiến của việc phát triển B-3 lên 58,2 tỉ USD, tức là nhiều hơn 25 tỉ USD so với con số đề ra trước đây. Đây là mẫu máy bay có thể đạt được tốc độ cận âm, có khả năng tấn công hạt nhân và thậm chí là điều khiển từ xa.
Theo kế hoạch, không quân Mỹ phải chốt hợp đồng phát triển máy bay LRS-B mới vào tháng 6-2015, tuy nhiên, họ lại phải lùi hạn chót này xuống tháng 9 hoặc 10-2015 do chưa thể chọn được nhà phát triển hợp lí. Hiện 2 ứng cử viên là hãng sản xuất máy bay ném bom B-2, Northrop Grumman và liên doanh 2 nhà thầu Boeing và Lockheed Martin.
Theo_An ninh thủ đô
Tổng thống Obama chiến thắng tại Thượng viện Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm 10/9 đã giành thắng lợi tại Thượng viện cho vấn đề hạt nhân Iran, đây được coi là một thành công đối ngoại lớn nhất trong 6 năm cầm quyền, các phương tiện truyền thông phương Tây đưa tin. Chiến thắng trên mở đường cho việc thực thi Hiệp định hạt nhân lịch sử với Iran trong...