Tổng thống Obama: TQ như “đứa trẻ to xác” ở Biển Đông
Liên quan đến vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đã không hành xử theo các luật lệ và các chuẩn mực quốc tế.
Ngày 26/4, trả lời phỏng vấn hãng tin CBS News, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nêu quan điểm về cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo đó, người đứng đầu nước Mỹ chia sẻ: “Kể từ khi làm tổng thống, tôi luôn tin rằng một mối quan hệ Mỹ-Trung thẳng thắn, hiệu quả là vô cùng cần thiết, không chỉ cho hai nước mà cho cả hòa bình và an ninh của thế giới… Về vấn đề Biển Đông, thay vì hành xử theo các luật lệ, chuẩn mực quốc tế thì thái độ của họ (Trung Quốc) là “Chúng tôi là những đứa trẻ lớn nhất quanh đây và chúng tôi sẽ gạt Philippines và Việt Nam sang một bên”.
Tổng thống Mỹ Barack Obama
Dù vậy, ông Obama cũng nhấn mạnh: “Điều đó không có nghĩa là chúng tôi đang cố chống lại Trung Quốc. Chúng tôi chỉ muốn họ trở thành đối tác của chúng tôi. Còn nếu họ phá vỡ luật lệ quốc tế ở đâu, chúng tôi sẽ buộc họ phải chấn chỉnh”.
Những phát biểu thẳng thắn của Tổng thống Barack Obama một lần nữa cho thấy thái độ của Mỹ trước những hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Video đang HOT
Mới đây nhất, Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 25/4 cho biết quân đội nước này đã điều tàu và chiến đấu cơ nhằm thách thức cái được gọi là “những tuyên bố trên biển vô lý” của Trung Quốc và 11 quốc gia khác trong tài khoá 2015.
Trong báo cáo đề ngày 19/4, Lầu Năm Góc chỉ rõ quân đội Mỹ trong tài khoá 2015 đã tăng cường các hoạt động Tự do Hàng hải, trong bối cảnh Washington nhiều lần chỉ trích Trung Quốc về việc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với các khu vực tranh chấp trên Biển Đông.
Báo cáo trên chỉ rõ những tuyên bố (chủ quyền) trên biển quá đáng của Trung Quốc gồm các đường ranh giới vô lý, quyền tài phán đối với không phận ở phía trên Vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ), vốn rộng hơn nhiều so với lãnh hải của Trung Quốc và hạn chế máy bay nước ngoài bay qua Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) mà Bắc Kinh đơn phương thiết lập trên Biển Hoa Đông hồi năm 2013.
Đáp lại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh trong buổi họp báo ngày 26/4 cho biết, phía Trung Quốc yêu cầu Mỹ tôn trọng chủ quyền và an ninh của các nước khác, cũng như cần phải thực hiện thêm nhiều hành động chính đáng nhằm góp phần bảo vệ trật tự hàng hải thế giới, hoà bình và ổn định trong khu vực.
Trả lời câu hỏi của các phóng viên về thách thức của Mỹ đối với quyền quản lý của Trung Quốc tại vùng trời phía trên EEZ và lệnh cấm máy bay nước ngoài bay qua ADIZ ở Biển Hoa Đông, bà Hoa Xuân Oánh cho rằng cái gọi là “tự do hàng hải” của Mỹ thực chất là dựa vào lực lượng hải quân và không quân mạnh, dựa vào thủ đoạn vũ lực và sự uy hiếp nhằm thúc đẩy chủ trương đơn phương của nước này.
Năm 1979, Mỹ đưa ra “Chương trình tự do hàng hải” ngay trước lễ ký “Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển” (UNCLOS) nhằm bảo vệ tối đa quyền tự do ra vào và hoạt động của quân đội Mỹ ở các đại dương với tư cách của một bên không tham gia UNCLOS.
Bà Hoa Xuân Oánh cũng “phản pháo” rằng nước Mỹ nên hành động nhiều hơn với tinh thần xây dựng thực sự để bảo vệ trật tự hàng hải toàn cầu cũng như hoà bình và ổn định trong khu vực.
An Nhiên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
'Mỹ tuần tra trên Biển Đông, Trung Quốc sẽ không dám chống lại'
Chính vì đã tuyên bố trước nên quân đội Mỹ chắc chắn phải tính toán, lường trước được những diễn tiến có thể phát sinh.
Tờ Tin tức Mingjing - một trong những tờ báo đáng chú ý của cộng đồng người Hoa tại hải ngoại gần đây có bài bình luận cho rằng Trung Quốc không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải chấp nhận khi các chiến hạm của quân đội Mỹ tiến hành tuần tra trên Biển Đông.
Chiếm hạm của Hải quân Mỹ sẽ tuần tra Biển Đông (ảnh minh hoạ)
Về dự đoán này, báo Mingjing cho hay, Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng có thể gạt bỏ các khác biệt để thống nhất một thoả thuận tay đôi bởi cả hai cường quốc này thực sự đều không muốn để nổ ra một cuộc đụng độ vũ trang vào thời điểm hiện nay.
Mỹ biết rất rõ rằng, những công trình Trung Quốc đã xây dựng trái phép trên một số đảo mà Bắc Kinh đã chiếm ở Trường Sa chủ yếu để Bắc Kinh hỗ trợ các mưu đồ quân sự và tuyên bố chủ quyền (phi pháp).
"Bắc Kinh chắc chắn sẽ không để một cuộc xung đột quân sự nổ ra trên Biển Đông bởi trên những tuyên bố chính thức TQ phải công nhận tự do hàng hải, hàng không trong khu vực. Hơn nữa, đụng độ quân sự với Mỹ cũng đồng nghĩa với tự sát nên cách duy nhất, hợp lý nhất là để tàu Mỹ đi qua".
"Để hỗ trợ phát triển "giấc mơ Trung Hoa" của ông Tập Cận Bình, Bắc Kinh không có lựa chọn nào tốt hơn hiện nay là nhượng bộ Mỹ ở Biển Đông.
Nếu so sánh với sự ảnh hưởng vô cùng to lớn của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương/TPP trong đó có đến 12 quốc gia trên Vành đai Thái Bình Dương quanh TQ tham gia thì việc để tàu chiến Mỹ đi lại tự do ở Thái Bình Dương không phải là một thoả thuận lớn đối với TQ" - Mingjing kết luận.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Mỹ thách thức yêu sách trên biển của 13 nước Lầu Năm Góc thông báo trong năm 2015 Mỹ đã tiến hành các hoạt động thách thức yêu sách trên biển của 13 quốc gia, trong đó có Trung Quốc. Tàu khu trục USS Lassen của Hải quân Mỹ từng tuần tra áp sát đá Su Bi (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng và...