Tổng thống Obama thừa nhận ‘bất công là vấn đề của Mỹ’
Tổng thống Mỹ Barack Obama thừa nhận rằng “ bất công là vấn đề của nước Mỹ” trong bối cảnh căng thẳng sắc tộc vừa dấy lên khi cảnh sát da trắng được cho đã “khóa cổ” một người da đen đến chết nhưng không bị truy tố, theo CNN ngày 4.12.
Người biểu tình quỳ gối kêu gọi cảnh sát chấm dứt bạo lực – Ảnh: Reuters
Ngày 3.12, bồi thẩm đoàn tại New York, Mỹ, ra quyết định không truy tố cảnh sát da trắng được cho đã giết Eric Garner, một người da đen không vũ khí, hồi tháng 7.2014. Sau khi quyết định được công bố, nhiều người tại New York đã xuống đường biểu tình phản đối, theo CNN.
Đoạn video an ninh ghi lại cái chết của Garner được quay ngày 17.7 tại Đảo Stalen, New York. Trong đoạn băng trên, Garner, bị nghi ngờ buôn thuốc lá lậu, giơ hai tay lên, và nói cảnh sát đừng đụng vào anh ta. Vài giây sau, cảnh sát lao lại, dùng tay “khóa cổ” Garner và vật người này xuống, sau đó ghì anh ta xuống đất.
Trong khi đó, luật lệ của Sở Cảnh sát New York nghiêm cấm việc “khóa cổ”. Cũng trong đoạn video, Garner sau khi bị “khóa cổ” đã luôn miệng nói: “Tôi không thở được! Không thở được!”.
Biểu tình nằm tại New York, mô tả cái chết của Eric Garner – Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Phát biểu tại Hội nghị thường niên Các bộ tộc Quốc gia lần thứ sáu vào ngày 3.12, Tổng thống Obama nói rằng: “Phận sự của mỗi người Mỹ – bất kể chủng tộc, tôn giáo và tín ngưỡng – phải thừa nhận đây là một vấn đề của nước Mỹ, và đây không đơn thuần là chuyện người da màu hay người Mỹ gốc”.
“Đây là vấn đề của nước Mỹ khi công dân trong cùng quốc gia không được đối xử bình đẳng trên nền tảng của luật pháp. Nhiệm vụ của tôi, trên cương vị tổng thống, phải thay đổi nó”, CNN dẫn lời ông Obama.
Obama cũng thông báo rằng ông đã làm việc với Tổng chưởng lý (người đứng đầu Bộ Tư pháp) Mỹ là Eric Holder. Cả hai thống nhất “sẽ không bỏ rơi vấn đề này trước khi họ nhìn thấy sự cải thiện về lòng tin và trách nhiệm giữa cộng đồng với cơ quan chấp pháp”, Tổng thống Mỹ tuyên bố.
Tổng thống Mỹ Barack Obama thừa nhận rằng người Mỹ không được luật pháp đối xử công bằng – Ảnh: Reuters
Cũng trong ngày 3.12, Tổng chưởng lý Eric Holder chính thức công bố cuộc điều tra liên bang quanh cái chết của Eric Garner. “Các công tố viên sẽ mở một cuộc điều tra độc lập, thấu đáo, công bằng và khẩn trương”, CNN dẫn lời ông Holder.
Cách đây 10 ngày, rạng sáng 25.11, nhiều thành phố lớn ở khắp nước Mỹ chìm trong hỗn loạn khi hàng chục ngàn người xuống đường biểu tình phản đối quyết định của Ban hội thẩm tòa án thành phố Ferguson, bang Missouri, không truy tố cảnh sát viên Darren Wilson.
Cảnh sát viên Wilson được cho đã nổ súng bắn chết thanh niên da đen Michael Brown, 18 tuổi, hôm 9.8 và gây phẫn nộ lớn cho cộng đồng người da màu ở Mỹ. Cảnh sát Wilson hôm 29.11 đã xin thôi việc.
Hà Chi
Theo Thanhnien
Chán ghét chém giết, lính IS quyết định đào ngũ
Việc ra tay giết hại những người đồng đội của mình đã khiến Abu Almouthanna quyết định rời bỏ Nhà nước Hồi giáo (IS).
Abu Almouthana cho biết việc chạy trốn khỏi IS không chỉ xuất phát từ việc tàn sát những người phụ nữ và trẻ em vô tội, được trả với mức lương 150USD/tháng hay thực thi các điều luật nghiêm ngặt mà đó là còn là các vụ giết người triền miên, được thực hiện theo yêu cầu từ "tiểu vương" của Nhà nước Hồi giáo. Abu Almouthana, 27 tuổi, từng là người sùng bái các chiến binh thánh chiến IS cùng lá cờ đen của tổ chức này, giờ đây phải tự mình tìm đường thoát thân.
Abu Almouthanna đã gia nhập IS sau khi Al Nusra, một nhánh của Al Qaeda bị đánh bại
Con đường đẫm máu dẫn Almouthanna tới những hành động giết chóc dưới cái tên là Mohammad bắt đầu tại một ngôi làng gần Raqqa, nơi anh được sinh ra. Vào năm 2011, khi cuộc nội chiến chống chế độ của Tổng thống Syria Bashar Assad nổ ra, ngôi làng của anh đã phải trải qua sự đàn áp liên tục của chính quyền, khi những người đàn ông trẻ tuổi thường vô cớ bị tống vào tù và bị tra tấn.
Almouthanna đã phải trải qua 10 tháng tại một nhà tù ở Syria vào năm 2012. Tại đây anh thường xuyên bị tra tấn bằng các hình thức như kéo móng tay và lột da. Tuy nhiên anh cho biết, dù sao như thế còn tốt hơn những người khác, khi họ bị tra tấn và đánh cho tới chết.
Sau khi được thả, Almouthanna đã gia nhập Quân đội Syria Tự do (FSA), một nhóm nổi dậy chống chế độ Tổng thống Assad trước khi những chiến binh thánh chiến từ khắp nơi trên thế giới đổ về đây, và biến quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá thành một nơi chết chóc với tất cả mọi người.
Vài tháng sau, Almouthanna đã rời FSA để gia nhập nhóm Al Nusra, một nhánh của Al Qeada. Tại thời điểm đó, IS cũng đã bắt đầu tập hợp lực lượng, và gửi các chiến binh của mình từ Iraq tới. IS lúc này đã tự tách rời khỏi Al Qaeda, đồng nghĩa với việc IS đang ở thế đối lập với các lực lượng như FSA, Al Nusra, quân đội của Tổng thống Assad, những người dân tộc thiểu số ở khu vực phía đông bắc Syria.
Sau mỗi trận đánh, IS thường hành quyết rất nhiều phụ nữ và trẻ em vô tội
4 tháng sau khi gia nhập Al Nusra, tiểu đoàn của Almouthanna nhanh chóng bị IS đánh bại. Tuy nhiên 2.000 binh lính, trong đó có Almouthanna được tha chết và họ được chính kẻ thù chiêu mộ. Anh nói: "Tôi đã rất hạnh phúc khi gia nhập IS. Họ có nhiều tiền cùng những thứ vũ khí tốt nhất, và họ cũng giống như những tổ chức mà tôi đã tham gia."
Những người chỉ huy mới đã đưa Almouthanna tới một khu trại ở nơi xa xôi hẻo lánh, được huấn luyện trong vòng 40 ngày và được trả mức lương là 150 USD/ tháng. Trong quãng thời gian này, Almouthanna đã gặp hàng ngàn binh lính IS tới từ phương Tây. Anh được xếp chỗ ngủ với 3 người Pháp và một người Anh, anh cho biết đó là những người Hồi giáo cực đoan và khát máu.
Anh nói: "Ngay từ ngày đầu tiên, họ đã cười đùa về việc chặt đầu kẻ thù".
14 tháng sau khi gia nhập IS, Almouthanna chủ yếu tham gia các cuộc chiến đấu với Al Nusra, tiến hành các vụ đánh bom tự sát, chiếm các mỏ dầu. Các chiến binh IS cũng lấy việc giết hại dân thường làm niềm vui.
IS gieo rắc nỗi kinh hoàng cho người dân tại các ngôi làng nhỏ. Chính sự sợ hãi của mọi người trước các vụ hành quyết công khai của IS càng khiến chúng thích thú nhiều hơn. Các thành viên IS cũng tin rằng việc cầm lưỡi dao sẽ "mang chúng lại gần Chúa hơn". Chúng cũng coi nhiệm vụ tự sát là một đặc quyền.
Theo Nguyễn Nhung (Theo Fox News) (Khám phá)
Nỗi bất công của nữ dân công hỏa tuyến: Bộ LĐTB-XH vào cuộc Bộ LĐTB-XH đã vào cuộc làm rõ những nội dung trong loạt bài "Nỗi bất công của một nữ dân công hỏa tuyến" mà Dân trí vừa đăng tải. Liên hệ với PV Dân trí vào sáng ngày 24/7, một cán bộ Phòng Tuyên truyền - Thi đua Bộ LĐTB-XH cho biết, Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH Phạm Thị Hải Chuyền rất quan tâm...