Tổng thống Obama rơi nước mắt khi nói về các vụ xả súng ở Mỹ
Trong khi công bố kế hoạch kiểm soát súng ở Mỹ, Tổng thống Barack Obama đã không thể cầm nước mắt khi nói về các vụ xả súng gần đây, theo Reuters ngày 6.1.
Tổng thống Mỹ Barack Obama xúc động khi nhắc tới những người đã thiệt mạng trong các vụ xả súng ở Mỹ – Ảnh: Reuters
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 5.1 đã có bài phát biểu đầy xúc động khi công bố kế hoạch kiểm soát súng đạn ở Mỹ. Nhắc tới các vụ xả súng kinh hoàng đã xảy ra ở nước Mỹ trong những năm qua, ông Obama đã rơi nước mắt.
Đứng trước những người thân của của các nạn nhân xấu số đã thiệt mạng trong những vụ xả súng ở Mỹ, ông Obama nói rằng khoảng thời gian khó khăn nhất trong thời gian ông làm tổng thống chính là lúc phải đối mặt với vụ thảm sát tại một trường học ở thành phố Newtown, bang Connecticut hồi tháng 12.2012. Vụ xả súng đó đã cướp đi sinh mạng của 20 trẻ em và 6 người lớn.
“Mỗi khi nghĩ về những đứa trẻ đó, tôi như phát điên lên. Tôi chỉ muốn làm gì đó để thay đổi nó”, Reuters dẫn lời tổng thống Mỹ. Ông kêu gọi thực hiện các biện pháp kiểm soát súng đạn để bảo vệ trẻ em khỏi các vụ xả súng.
Video đang HOT
Tổng thống Obama quyết định sử dụng quyền hành pháp, không cần Quốc hội phê chuẩn, để thắt chặt kiểm soát súng đạn. Ông nêu rõ những biện pháp này có thể không ngăn được tất cả các vụ xả súng nhưng sẽ giúp bảo vệ tính mạng nhiều người dân.Tổng thống Mỹ nhấn mạnh, hành động của ông không đồng nghĩa với việc tước đi quyền sở hữu súng của mọi người, theo The Telegraph.
Theo đó, Cục quản lý rượu, thuốc lá và chất nổ Mỹ (ATF) sẽ thắt chặt việc cấp giấy phép kinh doanh cho các cá nhân, tổ chức bán súng ở các triển lãm súng đạn, các cơ sở kinh doanh hoặc qua mạng internet. ATF cũng hoàn thiện quy định kiểm tra lý lịch chặt chẽ và nghiêm ngặt đối với người muốn mua vũ khí nguy hiểm.
Bên cạnh đó, ông Obama còn kêu gọi cử tri cân nhắc không bầu cho những ứng cử viên tranh cử tổng thống có xu hướng ủng hộ việc tự do sử dụng súng đạn. Ông nói rằng luật sử dụng súng có thể không thay đổi được gì nhiều trong năm cuối cùng của ông tại nhiệm sở, nhưng ông cam kết hành động để việc kiểm soát súng đạn trở thành một chủ đề ngay trước thềm cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới.
Quyết định của ông Obama đã gây ra sự chia rẽ giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ, đặc biệt là các ứng cử viên tranh cử tổng thống Mỹ. Trong khi phần lớn ứng cử viên đảng Dân chủ hoan nghênh bước đi của ông Obama thì các ứng cử viên đảng Cộng hòa nhanh chóng phản đối.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Vợ chồng xả súng ở Mỹ lên kế hoạch tấn công hai năm trước
Hai kẻ tình nghi xả súng tại một trung tâm xã hội ở San Bernardino, Mỹ, từng bàn kế hoạch tử vì đạo và bị cực đoan hóa từ cách đây ít nhất hai năm.
Hai vợ chồng nghi phạm xả súng Tashfeen Malik (trái) và Syed Farook. Ảnh: AP
Các nhà điều tra tin rằng Syed Rizwan Farook và vợ Tashfeen Malik thậm chí bị cực đoan hóa từ khi hai người này còn chưa bắt đầu mối quan hệ trên mạng. Malik mang tư tưởng cực đoan từ trước khi đến Mỹ vào năm ngoái, AP dẫn lời ông James Comey, giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), hôm qua nói trước Ủy ban Tư pháp Thượng viện.
Hai nghi phạm "nói chuyện về chủ nghĩa cực đoan và tử vì đạo ít nhất là vào cuối năm 2013, trước khi đính hôn và làm đám cưới", ông Comey nói.
Những phát hiện trên chỉ ra rằng Malik vốn đã mang tư tưởng cực đoan khi cô ta nộp đơn xin visa đến Mỹ và hệ thống kiểm tra, rà soát của chính phủ dường như không thể phát hiện ra điều này.
Malik được cấp visa K-1, diện hôn phu/hôn thê, và từ Pakistan đến Mỹ vào tháng 7 năm ngoái. Farook và Malik tổ chức đám cưới một tháng sau đó.
Theo Comey, Farook và Malik rõ ràng được truyền cảm hứng từ một tổ chức khủng bố nước ngoài nhưng nhà chức trách chưa biết liệu việc hai người gặp nhau trên mạng là do sắp đặt hay tình cờ.
Cơ quan điều tra trước đó tiết lộ Malik đăng tải những dòng thông điệp thề trung thành với thủ lĩnh tối cao của Nhà nước Hồi giáo (IS) Abu Bakr al-Baghdadi trên Facebook bằng một tài khoản không mang tên cô ta.
Những kẻ có vũ trang hôm 2/12 nổ súng tại Trung tâm Vùng Nội địa, một cơ quan hỗ trợ người khuyết tật ở San Bernardino, khiến 14 người thiệt mạng và 17 người bị thương. Hai nghi phạm là Farook, 28 tuổi, và Malik, 27 tuổi, bị tiêu diệt trong một cuộc đấu súng với lực lượng cảnh sát.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Từ tiểu thư nhà giàu thành kẻ xả súng giết 14 người Từ một cô gái sành điệu và nữ sinh giỏi giang, Tashfeen Malik dần bị cực đoan hóa rồi cùng chồng tích trữ súng đạn, lên kế hoạch và thực hiện vụ thảm sát ở Mỹ. Thẻ căn cước của Malik. Ảnh: Reuters Theo LA Times, Malik, 29 tuổi, sinh ra trong một gia đình có học vấn và vai vế ở quận...