Tổng thống Obama: Mỹ thiếu “chiến lược toàn diện” cho vấn đề IS
Thừa nhận về những bế tắc trên chiến trường, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 8/6 cho biết Mỹ vẫn thiếu một “chiến lược toàn diện” để huấn luyện quân đội Iraq trong cuộc chiến chống lại nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Tổng thống Obama và Thủ tướng al-Abadi (Ảnh: AFP)
Gần một năm sau khi quân đội Mỹ bắt đầu quay trở lại Iraq để hỗ trợ các lực lượng địa phương, Tổng thống Obama cho rằng IS vẫn là mối đe doạ hiện hữu.
Người đứng đầu chính phủ Mỹ đánh giá có những “tiến bộ đáng kể” tại các khu vực quân đội Mỹ huấn luyện hiệu quả cho các lực lượng địa phương. Tuy nhiên, ở những nơi không có sự hỗ trợ của Mỹ, IS đang tăng cường ảnh hưởng và biến những khu vực này thành các khu vực bị kiểm soát chặt chẽ.
Tháng trước, IS đã chiếm được thành phố Ramadi chiến lược thuộc tỉnh Anbar. Khi dó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã lên tiếng chỉ trích các lực lượng của Iraq “thiếu ý chí chiến đấu”.
Video đang HOT
Tới nay, Mỹ vẫn chưa có kế hoạch tăng cường số quân tại Iraq để hỗ trợ quốc gia này giải quyết các vấn đề hiện nay. Phát biểu bên lề cuộc họp của giới lãnh đạo nhóm các nước công nghiệp phát triển (G-7), Tổng thống Obama khẳng định: “Chúng tôi vẫn sẽ ưu tiên mục đích huấn luyện hơn là tuyển dụng thêm binh sĩ tới Iraq”.
Tại cuộc gặp của nhóm G-7 ở Đức, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi đã được mời đến để thảo luận về tình hình an ninh tại Trung Đông. Ngoài ra, Tổng thống Obama và Thủ tướng Abadi cũng gặp song phương trước khi ông trở về Washington.
Tại cuộc gặp, nhà lãnh đạo Mỹ đã bày tỏ lạc quan rằng IS sẽ bị đánh bật khỏi Iraq, song nỗ lực này sẽ phải mất thời gian và cần tới việc thành lập một chính phủ với sự tham gia của nhiều thành phần tại Baghdad.
Tổng thống Obama khẳng định Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường huấn luyện và hỗ trợ binh sĩ Iraq để họ có thể tấn công chứ không chỉ duy trì hoạt động hay phòng thủ. Ông Obama cũng bày tỏ tin tưởng đối với cam kết của Thủ tướng al-Abadi về việc thành lập một chính phủ nhiều thành phần, đem lại tiếng nói cho nhiều cộng đồng tại Iraq.
Ngọc Anh
Theo Dantri/ AFP
Mỹ: Hơn 10.000 phiến quân IS đã bị tiêu diệt sau 9 tháng không kích
Hơn 10.000 phiến quân IS đã bị tiêu diệt từ khi liên minh quốc tế bắt đầu chiến dịch oanh kích chống lại nhóm khủng bố tại Iraq và Syria, Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Antony Blinken hôm nay 3/6 thông báo .
Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Antony Blinken tại Hội đàm Paris ngày 2/6. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Hôm nay, phát biểu sau cuộc hội đàm của các nhà lãnh đạo từ hơn 20 quốc gia tại Paris (Pháp) thảo luận về cách thức chống nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Antony Blinken cho biết chiến dịch của liên minh quốc tế đã có nhiều tiến triển tích cực, song các tay súng IS vẫn còn rất mạnh mẽ và có khả năng nắm thế chủ động.
"Phiến quân IS đã thiệt hại rất lớn kể từ khi bắt đầu chiến dịch, hơn 10.000 phiến quân đã bị tiêu diệt. Điều này sẽ có tác động khá lớn", ông Blinken nói trên kênh phát thanh France Inter vào hôm nay 3/6.
"Khi bắt đầu chiến dịch, chúng tôi biết nó sẽ mất rất nhiều thời gian. Chúng tôi đã vạch ra một kế hoạch 3 năm và nay đã được 9 tháng rồi", ông Blinken nói.
Theo số liệu của Lầu Năm Góc, từ đầu tháng 8 năm ngoái, các chiến đấu cơ đã thực hiện hơn 4.200 cuộc không kích tại Iraq và Syria.
Tuy nhiên, tại cuộc hội đàm hôm qua, Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi cho rằng các lực lượng thân chính phủ đã không có được sự hỗ trợ đầy đủ từ liên minh quốc tế trong cuộc chiến chống lại các tay súng IS.
Cuộc hội đàm Paris diễn ra 2 tuần sau khi các tay súng IS chiếm thành phố Ramadi, thủ phủ của tỉnh Anbar cách Baghdad 125 km về hướng Tây.
Nghi Phương
Theo Dantri/Guardian
IS lần đầu tiên tấn công nhà thờ Ả-rập Xê út, ít nhất 21 người chết Ít nhất 21 người thiệt mạng và 81 người bị thương trong một vụ đánh bom một nhà thời Hồi giáo tại Ả-rập Xê-út do nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tiến hành. Vụ tấn công xảy ra tại một nhà thờ ở thành phố Qatif. (Ảnh: BBC) BBC dẫn thông tin từ Bộ nội vụ Ả-rập Xê-út cho...