Tổng thống Obama lo ngại Trung Quốc quân sự hóa các đảo tranh chấp
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo tranh chấp ở Biển Đông trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Nhà Trắng ngày 25/9, nhưng ông Tập phủ nhận kế hoạch nhằm thiết lập các căn cứ quân sự tại đó.
Lãnh đạo Mỹ-Trung trong cuộc họp báo tại Vườn Hồng sau hội đàm (Ảnh: WSJ)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có chuyến thăm Mỹ cấp nhà nước đầu tiên, trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng vì một loạt các vấn đề liên quan tới các chính sách kinh tế, các cuộc tấn công mạng và những bất đồng vì các tranh chấp lãnh thổ tại châu Á.
Sau lễ đón chính thức với 21 phát đại bác, lãnh đạo Mỹ-Trung đã bước vào hội đàm tại Nhà Trắng.
Trong các cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí về an ninh mạng và biến đổi khí hậu, nhưng bất đồng về nhân quyền và các tranh chấp lãnh thổ.
Trong cuộc họp báo chung sau hội đàm, nhà lãnh đạo Mỹ cho biết, các cuộc hội đàm của họ bao gồm cuộc thảo luận “thẳng thắn” về các tranh chấp lãnh thổ ở châu Á-Thái Bình Dương, nhất là các căng thẳng ngày càng gia tăng ở Biển Đông, nơi Trung Quốc tranh chấp chủ quyền với vài quốc gia Đông Nam Á.
“Tôi đã chuyển tới Chủ tịch Tập những lo ngại lớn của chúng tôi về việc cải tạo đất, việc xây dựng và quân sự hóa các khu vực tranh chấp. Điều này khiến các quốc gia trong khu vực càng khó giải quyết hơn các bất đồng một cách hòa bình”, ông Obama nói trong cuộc họp báo với ông Tập tại Vườn Hồng sau cuộc hội đàm.
Trung Quốc đã nhiều lần nói rằng các đảo nhân tạo mà nước này xây dựng trên các bãi ngầm có thể được sử dụng để phòng thủ quân sự. Giới phân tích cho hay các bức ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đã hoàn thành một đường băng quân sự dài trên một đảo nhân tạo và đang xây dựng 2 đường băng khác.
Đô đốc Harry Harris, tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, cho biết tại Diễn đàn an ninh Aspen hồi tháng 7 rằng Trung Quốc đang xây dựng các nhà chứa máy bay trên bãi Chữ Thập, dường như là phục vụ các máy bay chiến đấu chiến thuật.
Tuy nhiên, ông Tập bác bỏ rằng việc quân sự hóa đang diễn ra tại đó.
Video đang HOT
“Hoạt động xây dựng mà Trung Quốc đang tiến hành tại quần đảo Nam Sa không nhằm vào hoặc ảnh hưởng tới bất kỳ quốc gia nào và không có ý định quân sự hóa”, ông Tập nói, nhắc tới tên gọi mà Bắc Kinh sử dụng cho quần đảo Trường Sa.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc còn ngang nhiên nói: “Các quần đảo ở Biển Đông từ thời cổ đại đã thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Chúng tôi có quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, các lợi ích và quyền hàng hải hợp pháp, chính đáng”.
Ông Tập cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc cam kết tự do hàng hải trong khu vực và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại. Ông nói Bắc Kinh và Washington có chung lợi ích trong vấn đề này.
Lo ngại lớn
Trung Quốc đã hoàn thành đường băng phi pháp trên bãi Chữ Thập (Ảnh: CSIS)
Tuy nhiên, các nhà phân tích tại Washington và giới chức Mỹ cho hay Trung Quốc đã bắt đầu quân sự hóa các đảo nhân tạo và vấn đề chỉ là Bắc Kinh sẽ đưa bao nhiêu thiết bị quân sự tới đó.
Các chuyên gia Mỹ nói các bức ảnh vệ tinh chụp đầu tháng này cũng cho thấy Trung Quốc đang tiến hành công tác nạo vét quanh các đảo nhân tạo, một tháng sau khi Bắc Kinh khẳng định đã ngừng cải tạo đất.
Hồi tuần trước, Đô đốc Harris cho hay việc Trung Quốc xây dựng đường băng và tiếp tục quân sự hóa các đảo nhân tạo là một “lo ngại lớn” và gây ra mối đe dọa đối với tất cả các quốc gia trong khu vực.
Tạp chí Quốc phòng Jane’s đã đăng tải các bức ảnh vệ tinh chụp bãi Chữ Thập ngày 20/9 cho thấy Trung Quốc đã hoàn thành đường băng tại đây và đang tiến gần tới việc đưa nó vào hoạt đông.
Jane’s nói thêm, việc hoàn thành đường băng trên bãi Chữ Thập cho phép Trung Quốc đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng và bắt đầu các cuộc tuần tra trên các đảo nhân tạo.
An Bình
Theo Dantri/AP, AFP
Chủ tịch Trung Quốc 'hứa' không quân sự hóa ở Biển Đông
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố ở Nhà Trắng rằng Bắc Kinh không quân sự hóa các đảo tranh chấp ở Biển Đông, tuy nhiên các chuyên gia nghi ngờ với lời tuyên bố này.
Chủ tịch Trung Quốc &'hứa' không quân sự hóa ở Biển Đông - Ảnh: AFP
Sau cuộc hội đàm của 2 nhà lãnh đạo của 2 cường quốc thế giới diễn ra hôm 25.9 (theo giờ Mỹ), ông Tập Cận Bình đã đưa ra tuyên bố công khai trong buổi hợp báo rằng Trung Quốc không triển khai hoạt động quân sự ở những đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng phi pháp ở Biển Đông.
Ông Tập vẫn khăng khăng cho rằng Trung Quốc có chủ quyền "từ thời xa xưa" (?) đối với các hòn đảo ở Biển Đông nên Bắc Kinh có "quyền" triển khai công trình xây dựng ở đây, bất chấp sự phản đối của các nước, trong đó có Việt Nam.
"Các đảo ở Biển Đông, từ thời cổ đại, thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Chúng tôi có quyền giữ gìn chủ quyền lãnh thổ của mình, có các quyền và lọi ích hàng hải hợp pháp ở đây", ông Tập được Tân Hoa Xã trích phát biểu trong cuộc họp báo.
"Những hoạt động xây dựng mà Trung Quốc đang triển khai ở Nansa (quần đảo Trường Sa, theo cách gọi của TQ) không nhằm vào hay làm ảnh hưởng bất kỳ quốc gia nào, và Trung Quốc không có ý định theo đuổi hoạt động quân sự hóa (ở khu vực này)", ông Tập nói tiếp.
Đây là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc đưa ra lời tuyên bố này, dù rằng việc "không quân sự hóa" Biển Đông được giới lãnh đạo cấp dưới ông Tập thường xuyên nói tới kể từ khi Bắc Kinh triển khai các hoạt động cải tạo đất và xây đảo nhân tạo trên các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc cưỡng chiếm từ Việt Nam.
Tuy nhiên, theo Wall Street Journal, ông Tập lại không nói gì thêm về cái gọi là "không quân sự hóa" mà bỏ lửng nó, bất chấp phát biểu của ông ảnh hưởng thế nào đến các hoạt động của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa.
Trên thực tế nhiều hình ảnh vệ tinh được các tổ chức độc lập công bố cho thấy Trung Quốc đã hoàn tất xây đường băng trên các đảo nhân tạo, theo tạp chí quốc phòng IHS. Gần nhất là hôm 20.9 hình ảnh vệ tinh cho thấy đã lộ rõ công trình đường băng đã hoàn tất ở Đá Chữ Thập. Theo tạp chí quốc phòng IHS, những công trình xây dựng này cho phép Bắc Kinh xây tiếp những cơ sở phục vụ tuần tra trên không ở Biển Đông.
Không quân sự hóa có nghĩa không triển khai tên lửa?
Tổng thống Barack Obama tiếp đón Chủ tịch Tập Cận Bình - Ảnh: Reutters
Vấn đề Biển Đông cũng là nội dung trong cuộc hội đàm giữa 2 nhà lãnh đạo Mỹ-Trung, ở đó Tổng thống Obama đã chất vấn nhà lãnh đạo Trung Quốc việc xây dựng đảo nhân tạo.
Một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ nhận định phát biểu của ông Tập "không quân sự hóa" là mới mẻ, dù nó được nhắc đến nhiều lần trong cuộc họp giữa giới chức ngoại giao Trung Quốc với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
"Nó là ngôn từ mới. Tuy nhiên, không rõ ông ấy hàm ý gì khi dùng từ quân sự hóa. Chúng tôi hy vọng sẽ có lời giải thích tiếp theo (từ ông Tập hoặc giới chức Trung Quốc)", bà Bonnie Glaser, chuyên gia về quân sự Trung Quốc ở Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) phát biểu
"Nó có nghĩa là quân đội sẽ không sử dụng đường băng, hay Trung Quốc sẽ không triển khai tên lửa ở đây?", chuyên gia này đặt câu hỏi một cách mỉa mai khi trả lời phỏng vấn của Wall Street Journal.
Bắc Kinh bào chữa trong nhiều tháng gần đây rằng việc xây dựng các công trình trên đảo nhằm mục đích cải thiện điều kiện sống, bảo đảm an ninh hảng hải và theo dõi thời tiết trên các đảo, nhưng cũng không che đậy ý đồ quân sự hóa khi nói sẽ sử dụng chúng cho mục đích quân sự, theo Wall Street Journal.
Công nhân Trung Quốc tiếp tục xây nhiều công trình khác ở đảo nhân tạo như tường chắn sóng cho một bến cảng, hệ thống đường bê tông, theo tạp chí IHS. Họ cũng bắt đầu đổ đất trồng cây để chống xói mòn cho đường băng.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Ngoại trưởng Nhật sắp sang Nga bàn về đảo tranh chấp Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida dự kiến sẽ gặp người đồng cấp Nga Sergei Lavrov vào tuần tới để thảo luận về mối quan hệ song phương, vốn đang trở nên căng thẳng vì chuyến thăm quần đảo tranh chấp giữa 2 bên của thủ tướng Nga. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thăm một pháo đài trên đảo Iturup/Etorofu thuộc quần đảo...