Tổng thống Obama lần đầu tiên thăm nhà thờ Hồi giáo ở Mỹ
Bảy năm kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có chuyến thăm đầu tiên đến một nhà thờ Hồi giáo ở Mỹ trong ngày 3.2.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng ngày 29.1.2016. Ông Obama lần đầu tiên sẽ đến thăm một nhà thờ Hồi giáo trên đất Mỹ ngày 3.2 – Ảnh: Reuters
Tổng thống Obama, có ông nội theo Hồi giáo, sẽ có chuyến thăm ngắn đến nhà thờ Hiệp hội Hồi giáo Baltimore, nơi ông sẽ gặp các thủ lĩnh Hồi giáo và sẽ có một bài phát biểu, theo AFP.
Ông Obama từng đến viếng các nhà thờ Hồi giáo ở Malaysia, Indonesia và Ai Cập với tư cách Tổng thống Mỹ, nhưng chưa từng thăm bất kỳ nhà thờ Hồi giáo nào ở Mỹ. Nước Mỹ có trên 2.000 nhà thờ Hồi giáo.
Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest cho biết trong bài phát biểu khi đến thăm nhà thờ Hồi giáo này, ông Obama sẽ “tái khẳng định vai trò quan trọng của người Mỹ theo Hồi giáo trong xã hội của chúng ta” và những người Hồi giáo ở Mỹ không nên bị phân biệt đối xử.
Ông Obama dự kiến sẽ nêu lên quan điểm cho rằng tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) chỉ mượn danh Hồi giáo và không đại diện cho những người Hồi giáo. Nhưng ông Obama sẽ kêu gọi các thủ lĩnh Hồi giáo hỗ trợ chống lại việc những người Hồi giáo bị lôi kéo vào các tổ chức cực đoan.
“Chúng tôi biết có nhiều tổ chức cực đoan như IS đang cố dùng mạng xã hội để dụ dỗ, chiêu mộ người Mỹ. Chắc chắn các lãnh đạo Hồi giáo ở Mỹ sẽ giúp ngăn chặn điều này xảy ra”, ông Earnest nói.
Vào năm 2009, ông Obama, lúc đó mới vừa đắc cử Tổng thống sau cuộc bầu cử năm 2008, từng đến thủ đô Cairo, Ai Cập kêu gọi “một sự khởi đầu mới” với thế giới Hồi giáo.
Video đang HOT
Nhiều chính sách ngoại giao của chính quyền Tổng thống Obama tập trung vào cải thiện quan hệ với các quốc gia Hồi giáo, từ đạt thỏa thuận hạt nhân với Iran cho đến kết thúc cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Nhưng nỗ lực của ông Obama bị cản trở do Mỹ vẫn tiếp tục những chiến dịch quân sự chống các tổ chức khủng bố và Hồi giáo cực đoan ở Afghanistan, Iraq, Libya, Pakistan, Somalia, Syria và Yemen.
Mỹ có khoảng 3,3 triệu người Hồi giáo, và những vụ tấn công khủng bố gần đây do các phần tử Hồi giáo cực đoan tiến hành ở Mỹ trở thành tâm điểm trong những cuộc tranh luận giữa các ứng cử viên Tổng thống trong mùa bầu cử 2016.
Khoảng 81 người Mỹ theo Hồi giáo có dính líu đến những âm mưu tấn công khủng bố trong năm 2015, theo báo cáo của Trung tâm Triangle chuyên về khủng bố và an ninh nội địa Mỹ, thuộc Đại học Duke và North Carolina (Mỹ).
Trước đây, sáu ngày sau vụ tấn công khủng bố 11.9.2001 ở New York và Washington, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là ông George W. Bush đã đến thăm Trung tâm Hồi giáo Washington, tuyên bố “Hồi giáo là hòa bình”.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Những điều chưa biết về người Hồi giáo ở Mỹ
Khoảng 5.900 người Hồi giáo đang phục vụ trong quân đội Mỹ. Họ đang chiến đấu vì cái gì, khi nước Mỹ có những luồng ý kiến bài xích họ như ứng viên tổng thống Donald Trump?
Gần 5.900 người theo Hồi giáo đang phục vụ trong quân đội Mỹ - Reuters
Ngày 7.12, tỉ phú Donald Trump, ứng viên của đảng Cộng hòa tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016, đã gây tranh cãi với ý kiến cho rằng sẽ cấm cửa người Hồi giáo vào nước Mỹ.
Ý kiến của ông Trump vẫn nhận được sự ủng hộ từ một bộ phận người Mỹ. CNN ngày 9.12 dẫn lời Charlie Marzka, 75 tuổi cho biết: "Tôi nghĩ chúng ta nên cấm tiệt những người Hồi giáo đến đây, cấm tất cả. Lý do đơn giản là: Chúng ta không biết liệu thái độ của họ như thế nào".
Mặc dù vậy, sự cực đoan mang nặng tính bài xích trong phát biểu của ông Trump đã tạo luồng dư luận phản đối mạnh mẽ. Tất nhiên, không phải ai người đạo Hồi cũng xấu, và thậm chí chính họ đang hiến dâng xương máu vì nền an ninh của nước Mỹ.
Gần 6.000 lính Mỹ theo đạo Hồi
Chính xác thì trong quân đội Mỹ hiện nay có 5.896 người tự nhận theo đạo Hồi, trong đó có 3.550 người thuộc bộ binh, 1.036 phục vụ hải quân, 765 trong không quân và 545 người trong thủy quân lục chiến, trong tổng số 2,2 triệu quân nhân Mỹ, ABC News ngày 9.12 dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.
Ông Donald Trump đang là người tiên phong trong các luồng ý kiến bài xích người Hồi giáo tại Mỹ - Ảnh: Reuters
Nếu không kể khoảng 400.000 binh sĩ tại ngũ chưa khai báo về tôn giáo, số lượng 5.896 người theo đạo Hồi kể trên chiếm khoảng 0,27% quân nhân Mỹ. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, họ đang phải sống trong những ngày khó khăn.
"Cách người Mỹ chào đón chúng tôi đã tạo ấn tượng cho tôi, khiến tôi cảm thấy như mình lại mắc nợ một lần nữa. Tôi nhập ngũ để trả món nợ này thay cho gia đình tôi", The New York Times trong bài viết ngày 9.12 dẫn lời ông Hadzic, một người Bosnia theo đạo Hồi, chạy trốn đến Mỹ từ Savarejo năm 1995.
Ông Hadzic đã gia nhập thủy quân lục chiến Mỹ với hy vọng đưa lực lượng gìn giữ hòa bình về quê hương. Tuy nhiên, khi chủ nghĩa khủng bố cực đoan trỗi dậy, nhất là sau các vụ khủng bố đẫm máu ở Paris và nhiều nơi khác trên thế giới, ông phải đối mặt với sự xáo trộn niềm tin.
Cũng giống như khi al-Qaeda chịu trách nhiệm cho vụ khủng bố nước Mỹ ngày 11.9.2001, sự hận thù đã khiến những người lính theo đạo Hồi tại nước Mỹ như ông Hadzic cảm nhận một khoảng cách giữa họ và quốc gia nơi họ nguyện bảo vệ, theo The New York Times.
Những điều chưa biết về người Hồi giáo ở Mỹ
Câu chuyện của quân đội chỉ là một nhánh nhỏ trong những gì người Hồi giáo nói chung trải qua khi đang sống trong lòng nước Mỹ. Thực tế, tình trạng của người Hồi giáo tại Mỹ mang những nét tích cực hơn so với cảm nhận của những nhân vật cực đoan như Donald Trump, theo CNBC.
Tại sao người Mỹ phải sợ hãi người Hồi giáo, khi họ (1,8 triệu người trưởng thành trên tổng số 2,75 triệu) chỉ chiếm chưa đầy 1% dân số nước Mỹ, theo số liệu của PEW năm 2014?
Một số nhà sử học tin rằng những người Hồi giáo đầu tiên từ châu Phi đã đặt chân đến nước Mỹ từ thế kỷ 14, NBC News dẫn lại nguồn từ tài liệu điều tra Người Hồi giáo ở Mỹ của PBS. Điều này cho thấy, những người Hồi giáo còn đến sớm hơn... tổ tiên của ông Donald Trump trên dưới 500 năm, vì tổ tiên của ngài Trump từ Đức mới chỉ di cư đến Mỹ vào năm 1885.
Những người Hồi giáo đã đến Mỹ từ rất sớm. Họ học tập, làm việc, bình đẳng, văn minh như bao người, và họ cũng là những người lên tiếng mạnh mẽ sau những vụ tấn công nhân danh Hồi giáo - Ảnh: Reuters
Người Hồi giáo tại Mỹ cũng được giáo dục tốt so với hầu hết người Mỹ khi xếp vị trí thứ hai theo tôn giáo, sau người Do Thái, theo CNN. Một khảo sát cho thấy, hơn 90% người Hồi giáo tại Mỹ đồng ý rằng phụ nữ nên được học tập, làm việc bên ngoài, và phụ nữ Hồi giáo ở Mỹ có bằng đại học và sau đại học nhiều hơn nam giới Hồi giáo.
Kể từ ngày 11.9.2001 đến cuối năm 2014, có 109 người Hồi giáo âm mưu chống lại các mục tiêu tại Mỹ, làm chết 50 người. Đây là con số chưa bằng một nửa của các vụ xả súng khác trên khắp nước Mỹ, giết chết 136 người, theo CNN.
Và sau mỗi cuộc tấn công do các tổ chức khủng bố Hồi giáo như al-Qaeda, Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) thực hiện, cộng đồng người Hồi giáo vẫn là những người đầu tiên lên tiếng phản đối. Một nghiên cứu của Đại học Duke phát hiện, số nghi can khủng bố và thủ phạm đã bị đưa vào sự chú ý của pháp luật nhờ các thành viên của cộng đồng Hồi giáo tại Mỹ nhiều hơn hẳn số được phát hiện thông qua điều tra của chính phủ Mỹ, CNN cho biết.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Obama lần đầu đến một thánh đường Hồi giáo tại Mỹ Tổng thống Mỹ Barack Obama lần đầu tiên sẽ có cuộc gặp với các thành viên của cộng đồng người Hồi giáo tại thành phố Baltimore, bang Maryland (Mỹ) vào thứ Tư tuần này. Ông Obama lên kế hoạch thảo luận với các lãnh đạo của cộng đồng người Hồi giáo tại đây, Nhà Trắng cho biết hôm thứ Bảy. Chuyến thăm thể...