Tổng thống Obama không trung thực trong bê bối email cá nhân của bà Clinton?
Tổng thống Barack Obama bị nghi ngờ dùng “biệt danh” trao đổi thông tin mật với bà Hillary Clinton qua mail cá nhân.“
Một trong những tài liệu của FBI điều tra vụ bê bối email của nữ cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton vừa công bố hôm thứ Sáu (23/9) cho thấy Tổng thống Obama đã “nói dối” về việc mình không hề biết việc bà Hillary sử dụng email cá nhân để trao đổi thông tin mật, là mối nguy cơ lớn đe dọa an ninh quốc gia Mỹ.
Trong đoạn tài liệu có đề cập đến việc các nhà điều tra tin rằng Tổng thống Obama dưới danh nghĩa một cái tên địa chỉ khác gửi đến hòm thư điện tử cá nhân của bà Hilalry những tin nhắn hồi đáp trong suốt thời gian bà giữ chức Ngoại trưởng Mỹ.
Điều này hoàn toàn trái ngược với những lời tuyên bố trước đây của Nhà Trắng khi nói rằng không biết về lịch sử đen tối trong việc sử dụng email riêng bàn việc chung của bà Hillary.
Theo như gần 200 trang tài liệu điều tra được FBI công bố, một loạt các tin nhắn đến từ địa chỉ chưa được nhận diện được coi là của Tổng thống Mỹ gửi đến hòm thư điện tử của nữ ứng viên đảng Dân chủ từ 28/6/2012 – năm cuối cùng trong nhiệm kỳ giữ chức Ngoại trưởng của bà Clinton.
Tuy nhiên nữ trợ lý của bà Clinton, cô Huma Abedin phản bác: “Nếu như đã xác định địa chỉ đó là của Tổng thống, tại sao những thông tin này lại không được bảo mật”.
Theo như trang mạng Politico, Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối công bố nội dung trao đổi email giữa Tổng thống và cựu Ngoại trưởng Clinton, dựa trên quy định đặc quyền liên lạc của Tổng thống.
Video đang HOT
Sự thực nội dung tài liệu dường như quá nhạy cảm đến mức mà Bộ Ngoại giao và Nhà Trắng không thể công bố công khai đã dấy lên quan ngại và đặt ra câu hỏi tại sao những thông tin đó lại được trao đổi qua máy chủ email không được bảo mật.
Theo Tin Tức
Bất ngờ vì Mỹ bỏ cấm vận Myanmar
Quyết định của Hoa Kỳ gỡ bỏ toàn bộ cấm vận kinh tế đối với Miến Điện, hay Myanmar, gây ngạc nhiên trong nhiều giới, theo BBC.
Bà Aung San Suu Kyi đang có chuyến thăm Mỹ. Ảnh BBC
Tổng thống Barack Obama không thể đưa ra quyết định này nếu như không có sự chuẩn thuận của bà Aung San Suu Kyi, người được cho là quá ảnh hưởng ở trong nước.
Bản thân bà Suu Kyi nhiều năm cổ suý Mỹ giữ cấm vận để gây áp lực lên chính thể quân phiệt Miến Điện.
Tuy nay bà đã lên nắm quyền, quân đội Miến Điện dường như chưa có động thái rút dần khỏi chính trường hay cho phép thay đổi bản Hiến pháp thiếu dân chủ của nước này.
Câu hỏi đặt ra là tại sao lúc này bà Suu Kyi lại quyết định chấp thuận bỏ cấm vận?
Có lợi cho ai?
Khi thông báo quyết định bỏ cấm vận, ông Obama nói điều này sẽ "bảo đảm người dân Miến Điện được lợi ích từ cách thức làm ăn mới và một chính quyền mới".
Tuy nhiên có một số vấn đề.
Trước tiên, đa số các cấm vận của Mỹ là nhằm không phải vào người dân mà là một số cá nhân và công ty liên quan tới chính quyền quân sự cũ.
111 cá nhân và công ty nằm trong diện này, trong số đó có nhiều nhân vật bị coi là bất hảo nhất.
Thí dụ những người đã ra lệnh bắn vào người biểu tình và bỏ tù các nhân vật chống đối, trong đó có chính bà Suu Kyi.
Các công ty trong danh sách cấm vận đã từng giúp giới quân phiệt mua súng đạn, và giành nhiều hợp đồng béo bở để xây dựng tân thủ đô Naypyitaw mà tới giờ vẫn còn hổng hoác.
Những tướng lĩnhđó nay chắc đang ăn mừng quyết định của ông Obama vì các công ty của họ nay có thể thoải mái cạnh tranh lấy đầu tư của Mỹ.
Các công ty Mỹ cũng được lợi vì có nhiều đối tác hơn và ít hạn chế hơn. Vậy tại sao bà Aung San Suu Kyi lại chấp thuận bỏ cấm vận?
Những người vốn chỉ trích bà Suu Kyi nay sẽ nói rằng đây là chỉ dấu cho thấy bà chỉ quan tâm tới quyền lực chứ thực ra là vô nguyên tắc.
Nền dân chủ và các thay đổi Hiến pháp mà bà từng đấu tranh nay càng tỏ ra xa vời.
Có lẽ bà cho rằng cần tuyên thưởng giới quân sự về các thay đổi mới để thêm hợp tác giữa phe dân chủ và các tướng lĩnh.
Nhưng cũng có thể bà không có lựa chọn nào khác.
Cấm vận của Hoa Kỳ với Miến Điện được đưa ra dựa trên Điều luật Tình trạng khẩn cấp Quốc gia.
Đưa ra từ năm 1997, lệnh này liệt Miến Điện vào danh sách các nước gây "đe dọa nghiêm trọng" cho an ninh Hoa Kỳ.
Chắc chắn bà Suu Kyi muốn bãi bỏ khái niệm gây hiểu lầm này.
Theo Bizlive
Cuộc đấu tranh lâu dài Ước mong đạt được sự ngang bằng về kinh tế hoặc chủng tộc với người da trắng vẫn là niềm hy vọng xa vời đối với người Mỹ da đen. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016, ứng cử viên Hillary Clinton thuộc Đảng Dân chủ đã có lần nhận định: "Bất chấp những nỗ lực hết sức mình và...