Tổng thống Obama đi thăm đền và tham gia trồng cây ở Nhật
Đây là một hoạt động diễn ra trước giờ khai mạc Hội nghị G7 của một số nhà lãnh đạo các nước tham dự hội nghị này.
Trong ngày 26-5, trước giờ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G7, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã dẫn một số lãnh đạo G7 đến thăm đền Ise Grand – nơi cầu nguyện linh thiêng của tôn giáo thần đạo Nhật Bản ở tỉnh Mie (miền Trung Nhật).
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm đền Ise Grand ngày 26-5. Ảnh: REUTERS
Các lãnh đạo đã cùng đi thăm tượng nữ thần mặt trời Amaterasu Omikami, thủy tổ của hoàng gia Nhật và tham gia buổi lễ trồng cây, theo hãng tin Reuters (Mỹ).
Các lãnh đạo G7 tham gia trồng cây ở đền Ise Grand ngày 26-5. Ảnh: GETTY IMAGES
Video đang HOT
Thủ tướng Abe hy vọng các lãnh đạo G7 sẽ hiểu thêm về văn hóa Nhật thông qua chuyến thăm đền Ise Grand này.
Tổng thống Mỹ Barack Obama được đón tiếp tại đền Ise Grand ngày 26-5. Ảnh: REUTERS
Hội nghị G7 sẽ diễn ra ở Nhật trong hai ngày 26 và 27-5. Theo Reuters, dự kiến hội nghị sẽ đề cập đến nhiều chủ đề từ các rủi ro đối với kinh tế toàn cầu, đến vấn đề người tị nạn, khủng bố, an ninh mạng, an ninh hàng hải và thái độ cứng rắn trong tranh chấp hàng hải ở biển Hoa Đông và biển Đông của Trung Quốc.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau được đón tiếp tại đền Ise Grand ngày 26-5. Ảnh: REUTERS
Theo Reuters, ngoài các chính sách tiền tệ, tài khóa và cấu trúc tài chính nhằm thúc đẩy tăng trưởng, tuyên bố chung hội nghị cũng sẽ đề cập đến vấn đề an ninh hàng hải; kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế; phản đối các hành động khiêu khích, dùng vũ lực thay đổi hiện trạng nơi tranh chấp.
THIÊN ÂN
Theo PLO
Tổng thống Obama và Thủ tướng Abe nói cứng về biển Đông
Trung Quốc kín đáo vận động Ý và một số thành viên G7 khác không để Nhật và Mỹ đưa vấn đề biển Đông ra bàn tại hội nghị. Bằng việc nêu vấn đề biển Đông trước hội nghị thượng đỉnh G7, hai lãnh đạo Nhật và Mỹ rõ ràng muốn đấu lại áp lực này.
Trong cuộc họp báo chung sau cuộc gặp ngày 25-5, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cùng thể hiện quan điểm dứt khoát và cứng rắn về biển Đông và căng thẳng hàng hải châu Á, theo báo Nikkei (Nhật).
Theo Thủ tướng Abe, các tuyên bố chủ quyền trên biển Đông bắt buộc phải phù hợp với luật pháp quốc tế, không thể thông qua hăm dọa hay bằng cách đơn phương thay đổi hiện trạng biển Đông. Thủ tướng Abe khẳng định Nhật sẽ hoan nghênh một Trung Quốc chủ trương phát triển hòa bình.
Về phần mình, Tổng thống Obama cho biết: "Chúng tôi không đứng về bên nào trong các tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, vì thế không ảnh hưởng đến khả năng giải quyết tranh chấp của Trung Quốc". Ông khẳng định: "Chúng tôi rất muốn nhìn thấy một nghị quyết hòa bình giải quyết các tranh chấp ở biển Đông. Mỹ sẽ tiếp tục can dự ở biển Đông để nghị quyết này được thành hình".
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (phải) và Tổng thống Mỹ Barack Obama cứng rắn về biển Đông trong cuộc họp báo chung ngày 25-5. Ảnh: GETTY IMAGES
Cuộc gặp của lãnh đạo hai nước Nhật, Mỹ một phần nhằm thể hiện sức mạnh đồng minh trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có thái độ quyết liệt trong khu vực.
Hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra ở Nhật trong ngày hôm nay (26-5). Nikkei dẫn một số nguồn tin ngoại giao Mỹ và Trung Quốc cho biết Trung Quốc lo ngại tuyên bố chung hội nghị sẽ có các lời lẽ cứng rắn về các động thái của Trung Quốc ở biển Đông.
Trung Quốc đã dùng đầu tư để kín đáo vận động Ý và một số thành viên G7 khác không để Nhật và Mỹ đưa vấn đề biển Đông ra bàn tại hội nghị. Theo Nikkei, bằng việc nêu vấn đề biển Đông trước hội nghị thượng đỉnh G7, hai lãnh đạo Nhật và Mỹ rõ ràng muốn đấu lại áp lực này.
Nikkei nhận định có thể tuyên bố chung hội nghị G7 không đề cập cụ thể tên Trung Quốc, tuy nhiên nhiều khả năng sẽ bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ với các "âm mưu đơn phương thay đổi hiện trạng ở biển Đông".
Tuyên bố chung đồng thời cũng có thể bày tỏ ủng hộ ba nguyên tắc mà Thủ tướng Abe đã nêu ra trong bài phát biểu tại một diễn đàn an ninh ở Singapore năm 2014: tôn trọng luật pháp, phản đối dùng vũ lực và hăm họa, giải quyết xung đột một cách hòa bình.
THIÊN ÂN
Theo_PLO
Mỹ nhờ Nga can thiệp nối lại đàm phán 6 bên về hạt nhân Triều Tiên Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov và ông Sung Kim, Đặc phái viên của Mỹ phụ trách chính sách Triều Tiên, đã có cuộc điện đàm về việc nối lại đàm phán phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Mỹ muốn Nga can thiệp nối lại đàm phán sáu bên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. REUTERS "Hai bên...