Tổng thống Obama đề xuất cử bộ binh chống lại IS
Tổng thống Mỹ Obama ngày mai 11/2 sẽ đề xuất trước Quốc hội trao quyền sử dụng lực lượng bộ binh tại Iraq và Syria để chống lại nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), báo chí Mỹ cho biết.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (áo trắng) đề xuất sử dụng bộ binh trong cuộc chiến chống lại IS. (Ảnh: AFP)
Báo Fox News cho biết ngày mai 11/2 Nhà Trắng sẽ đề nghị Quốc hội trao quyền sử dụng bộ binh Mỹ tại Iraq và Syria để chiến đấu chống lại nhóm khủng bố IS. Nếu Quốc hội đồng ý, quyết định đưa ra có thể sẽ bao gồm các hạn chế chiến đấu, khung thời hạn và địa điểm triển khai của bộ binh Mỹ.
Dựa vào các thẩm quyền mà cựu Tổng thống George W. Bush sử dụng trong các hoạt động quân sự sau sự kiện khủng bố 11/9, ông Obama khẳng định ông có quyền hợp pháp triển khai 2763 binh sĩ Mỹ tại Iraq để huấn luyện và hỗ trợ quân đội Iraq, cũng như triển khai các cuộc công kích nhằm vào IS tại Iraq và Syria.
Tuy nhiên, hiện nay Tổng thống Obama đề nghị được cấp quyền mới nhưng chưa cho biết chi tiết. Một quan chức Quốc hội Mỹ cho biết Tổng thống Obama sẽ yêu cầu cấp quyền trong 3 năm để Tổng thống nhiệm kỳ tiếp theo sẽ phải xin cấp một thẩm quyền mới chống lại IS.
Quan chức Quốc hội này cho biết theo đề xuất, ông Obama muốn được gửi lực lượng quân sự đến Iraq và Syria khi cần thiết và không yêu cầu cử binh lính Mỹ thường trực hiện diện tại đây. Đề xuất của Nhà Trắng cũng sẽ không giới hạn phạm vi chiến đấu, nhưng quân đội Mỹ sẽ chỉ được chiến đấu chống lại phiến quân IS hoặc các tổ chức kế tục của IS.
Video đang HOT
Một thành viên Quốc hội cho biết các đảng viên đảng Dân chủ sẽ không vội vàng tán thành đề xuất của Nhà Trắng, thay vào đó, họ sẽ tìm cách sửa đổi nó để phù hợp với quan điểm của cả hai đảng.
Một quan chức khác cho hay cuộc tranh luận tại Quốc hội sẽ gặp trở ngại vì một số thành viên lưỡng đảng không thống nhất ở 2 điểm chính: Việc triển khai quân đội Mỹ và việc giới hạn phạm vi chiến đấu. Quyết định cuối cùng sẽ phải giải quyết được hai vấn đề này.
Cụ thể, một số thành viên muốn Quốc hội cấp quyền cho Tổng thống chống lại IS mà không có giới hạn nào về bộ binh hay phạm vi chiến đấu. Họ cho rằng những hạn chế đó sẽ khuyến khích phiến quân IS, vì chúng sẽ không phải lo ngại về bộ binh Mỹ và có thể sẽ mở rộng lãnh địa vượt ra ngoài biên giới Iraq và Syria.
Trái lại, các nhà làm luật khác muốn giới hạn trong việc cho phép Tổng thống quyền huấn luyện và trang bị vũ trang cho các lực lượng địa phương và triển khai các cuộc không kích, nhưng không có quyền tổ chức chiến đấu trên bộ.
Theo lịch làm việc của Quốc hội, quyết định cấp quyền cuối cùng có thể sẽ được đưa ra vào tháng 4/2015.
Trước đây, vào tháng 12/2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry từng thông báo cho Quốc hội về đề xuất cấp quyền sử dụng bộ binh tại Iraq và Syria cho Nhà Trắng.
Nghi Phương
Theo Dantri/Fox News
Triều Tiên đe dọa tấn công hạt nhân và mạng nhằm vào Mỹ
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 4/2, Triều Tiên đã đề cập tới khả năng không nối lại đàm phán với Mỹ, đồng thời đe dọa sẽ đáp trả bất cứ hành động "gây chiến" nào của Washington bằng vũ khí hạt nhân và các cuộc tấn công mạng.
Nhà lãnh đạo Kim Jong theo dõi một cuộc tập trận tại Triều Tiên (Ảnh: AFP)
Tuyên bố ngày 4/2 của Ủy ban Quốc phòng Quốc gia (NDC) Triều Tiên khẳng định Bình Nhưỡng từ chối ngồi vào bàn đàm phán với "những kẻ chê bai" chế độ của nước này.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn thông báo của NDC cho biết thêm: "Triều Tiên muốn thông báo với chính quyền của ông Obama rằng chúng tôi không sẵn sàng và không muốn ngồi vào bàn đàm phán với Mỹ. Nếu Mỹ có hành động gây chiến và phát động một cuộc chiến tranh hạt nhân, Triều Tiên sẽ đáp trả bằng những hành động tương tự".
"Và nếu Washington tìm cách để phá hoại Triều Tiên thông qua một cuộc tấn công mạng, chúng tôi cũng sẽ đáp trả bằng một cuộc chiến như thế, điều sẽ chỉ dẫn tới sự lụi tàn của nước Mỹ", thông báo nhấn mạnh.
Tuyên bố của NDC là phản ứng mới nhất của Triều Tiên sau những bình luận của Tổng thống Mỹ Barack Obama rằng chính phủ Triều Tiên "sẽ sụp đổ trong tương lai".
Phản ứng trước tuyên bố của NDC, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki khẳng định quan điểm của Washington sẽ không thay đổi và nước này "sẽ tiếp tục đưa ra những đề nghị cải thiện quan hệ song phương với Bình Nhưỡng trong thời gian tới với mục tiêu phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên".
Mới đây, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cũng ra thông báo cho biết, bất chấp căng thẳng hiện nay giữa Bình Nhưỡng và Washington, Seoul sẽ tiếp tục các nỗ lực nhằm "xây dựng lòng tin thông qua đối thoại và hợp tác" cũng như cải thiện quan hệ với miền Bắc.
Trong khi đó, tờ Washington Post số ra ngày 2/2 cho biết đại diện của Mỹ và Triều Tiên đã bí mật gặp gỡ để thảo luận về các vấn đề, song hai bên không thể nhất trí về những thỏa thuận cụ thể.
Ngọc Anh
Theo Dantri/AFP
Nước cờ tiếp theo của Putin? Điều khiến châu Âu và Mỹ lo lắng là khả năng của Putin trong việc biến những khó khăn của nền kinh tế Nga trở thành lợi thế... Tổng thống Nga Vladimir Putin Giữa lúc cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine còn chưa tìm được lối thoát, sự đồn đoán đã dịch chuyển sang chiến tuyến tiếp theo trong cuộc đối đầu...