Tổng thống Obama bất ngờ “khiêu chiến” với đối thủ Putin
Tổng thống Mỹ Obama hôm qua đã bất ngờ gửi thông điệp cảnh báo sắc lạnh đến người đồng cấp Nga Putin trong đó nói rằng, dù sẵn lòng làm dịu căng thẳng giữa hai bên, Nhà Trắng cũng sẵn sàng đối phó với bất kỳ “sự gây hấn” nào của Nga.
Tổng thống Obama
Tổng thống Obama đã cảnh báo Nga về hoạt động tăng cường lực lượng quân sự ở Bắc Âu khi ông này đón tiếp lãnh đạo của 5 nước Bắc Âu tại Nhà Trắng.
“Chúng ta đều có chung mối quan ngại về sự hiện diện quân sự ngày càng gia tăng và có tính chất hung hăng của Nga ở khu vực Baltic và Bắc Âu”, ông Obama đã nói như vậy khi kết thúc cuộc gặp gỡ.
Khi căng thẳng với Moscow leo thang vì một loạt vấn đề, từ những cuộc đối đầu trên không đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine, Tổng thống Obama đã tìm cách biến việc đối phó với Nga thành một sự nghiệp chung của Mỹ với các nước láng giềng gần Nga như Đan Mạch, Iceland, Phần Lan, Thụy Điển và Na-uy.
Video đang HOT
Trước đó, ông chủ Nhà Trắng cho biết, 6 nước gồm Mỹ và 5 quốc gia Bắc Âu nói trên đã nhất trí với nhau về sự cần thiết phải thiết lập một trật tự Châu Âu không dựa vào sức mạnh.
“Chúng tôi tin rằng, các công dân của chúng tôi có quyền được sống trong tự do và an ninh, không có chủ nghĩa khủng bố và một Châu Âu không có các nước bé bị bắt nạt bởi các nước lớn”, Tổng thống Obama đã phát biểu như vậy. Ông này còn đặc biệt cảnh báo chính phủ của Tổng thống Putin rằng, trong khi sẵn lòng làm dịu căng thẳng, Nhà Trắng cũng sẵn sàng đối phó với bất kỳ “sự gây hấn” nào của Nga.
“Chúng tôi sẽ duy trì các cuộc đối thoại đang diễn ra và tìm kiếm sự hợp tác với Nga nhưng cũng muốn đảm bảo chắc chắn rằng chúng tôi đã được chuẩn bị sẵn sàng và đủ mạnh. Chúng tôi muốn khuyến khích Nga duy trì các hoạt động quân sự trong khuôn khổ tuân thủ hoàn toàn các nghĩa vụ quốc tế”, ông Obama phát biểu.
Trong một tuyên bố chung, Mỹ và 5 nước Bắc Âu đã bày tỏ sự quan ngại về các hành động của Nga ở biển Baltic, trong đó có vấn đề triển khai vũ khí hạt nhân, các cuộc tập trận bất ngờ và những hành động được cho là khiêu khích từ máy bay và tàu chiến của Nga.
Tuy nhiên, khi Tổng thống Obama chủ trì cuộc họp với các nước Bắc Âu thì người đồng cấp Nga Putin của ông này cũng lên tiếng cảnh báo Mỹ rằng, Moscow sẽ xem xét các biện pháp nhằm “chấm dứt mối đe dọa” từ hệ thống lá chắn tên lửa mà Mỹ vừa kích hoạt ở Rumani.
Căng thẳng giữa Nga và Mỹ đang leo lên một cấp độ chưa từng được thấy kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
"Chọc quê" bà Hillary, nghị sĩ Dân chủ Sanders được hưởng ứng
Vấn đề luật sở hữu súng hiện đang nổi cộm tại Mỹ được bà Hillary Clinton đưa ra để công kích đối thủ đang theo sát - nghị sĩ Bernie Sanders - trong cuộc tranh luận đầu tiên của các ứng cử viên đảng Dân chủ chạy đua vào Nhà Trắng hôm 13-10.
Khi được hỏi nếu ông Sanders - nghị sĩ độc lập bang Vermont, có đủ lực để bảo vệ vấn đề luật sở hữu súng, nữ cựu ngoại trưởng Mỹ quả quyết rằng: "không, hoàn toàn không có chuyện đó". Đồng thời, bà Hillary cũng cam kết sẽ hạ gục các nhà sản xuất súng nguy hiểm.
Ông Sanders và bà Clinton bắt tay tại cuộc tranh luận. Ảnh: Reuters
Không nằm ngoài dự đoán, cuộc tranh luận đầu tiên của các ứng cử viên đảng Dân chủ tranh cử tổng thống diễn ra tại Las Vegas gần như trở thành cuộc "đối đầu" trực diện giữa ứng cử viên dẫn đầu trong cuộc đua vào Nhà Trắng của Đảng Dân chủ - bà Hillary Clinton và đối thủ đứng ngay phía sau là ông Bernie Sanders, dù cho cuộc tranh luận quy tụ tổng cộng 5 ứng viên của đảng này.
Như để củng cố hơn quan điểm của mình, cựu đệ nhất phu nhân Mỹ còn khơi lại quá khứ khó "ăn nói" của ông Sanders khi ông bỏ phiếu hồi năm 2005 ủng hộ trao cho các nhà sản xuất súng sự miễn trừ ở mức độ nhất định trước luật pháp.
Trong khi đó, một trong những tràng vỗ tay lớn nhất của đêm tranh luận dành cho ông Sanders khi ông nói rằng nước Mỹ "phát ốm vì phải nghe bê bối thư điện tử của bà Clinton".
Theo cuộc thăm dò ý kiến mới nhất của CNN, bà Clinton đến nay vẫn giành được tỷ lệ ủng hộ cao nhất gần 50%, tiếp sau là Thượng nghị sĩ Sanders ( 32%) và đứng thứ 3 là Phó Tổng thống Joe Biden 17%. Ông Biden không tham gia cuộc tranh luận lần này song vẫn để ngỏ khả năng sẽ chạy đua vào Nhà Trắng.
Đỗ Quyên (Theo BBC)
Theo_Người lao động
Obama phản đối Nga tăng hiện diện quân sự ở Bắc Âu Tổng thống Barack Obama cảnh báo Nga về việc tăng cường hiện diện quân sự ở Bắc Âu, khi ông đón các lãnh đạo 5 nước châu Âu tại Nhà Trắng. Tổng thống Obama chủ trì cuộc họp đa phương với lãnh đạo 5 nước Bắc Âu. Ảnh:Reuters "Chúng ta thống nhất quan ngại về sự hiện diện quân sự gia tăng, khiêu...