Tổng thống Obama áp đặt lệnh phong tỏa toàn diện với Triều Tiên
Tổng thống Obama đã ký sắc lệnh mới siết chặt thêm biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên nhằm trả đũa vụ thử hạt nhân và phóng tên lửa của Bình Nhưỡng.
Biện pháp trừng phạt của Mỹ nhắm vào giới lãnh đạo Triều Tiên – Ảnh: AFP
“Các lệnh trừng phạt không nhằm vào người Triều Tiên mà là chính phủ và các hoạt động của giới lãnh đạo đe dọa Mỹ và những nước khác”, Tổng thống Obama nói trong một thông điệp gửi Quốc hội, theo tờ USA Today.
Trong sắc lệnh được ký ngày 15 và công bố ngày 16.3, Tổng thống Obama ra lệnh “đóng băng” mọi tài sản của chính phủ Triều Tiên trên đất Mỹ và cấm xuất khẩu hàng hóa từ Mỹ sang Triều Tiên. Sắc lệnh cũng cho phép chính phủ Mỹ đưa vào “danh sách đen” những người liên quan đến các hoạt động kinh tế của Triều Tiên, bất kể họ có là công dân Mỹ hay không.
“Mỹ và cộng đồng quốc tế sẽ không tha thứ cho các hoạt động hạt nhân và tên lửa đạn đạo bất hợp pháp của Triều Tiên; chúng ta sẽ bắt Triều Tiên phải trả giá cho đến khi Bình Nhưỡng tuân thủ quy định của quốc tế”, Reuters dẫn lời phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest.
Video đang HOT
Qua nhiều thập niên căng thẳng, Mỹ vẫn chưa áp dụng lệnh cấm thương mại toàn diện đối với Triều Tiên như từng làm với Myanmar và Iran. Người Mỹ vẫn được phép mua bán hạn chế với Triều Tiên, mặc dù trong thực tế giao dịch này là rất ít.
Các quan chức Mỹ tin rằng lệnh cấm buôn bán sẽ không hiệu quả nếu không có một cam kết mạnh mẽ từ Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên. Trung Quốc hồi đầu tháng này đã ký vào lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Triều Tiên; vì vậy lo ngại này không còn, theo các chuyên gia.
Theo sau các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ, hệ thống tài chính toàn cầu có thể sẽ cấm luôn những cá nhân, kể cả người châu Âu và châu Á, làm ăn với Triều Tiên, trong các lĩnh vực bao gồm tài chính, khai thác khoáng sản và giao thông vận tải. Biện pháp trừng phạt thứ cấp này sẽ buộc các ngân hàng “đóng băng” tài sản của bất cứ ai vi phạm lệnh phong tỏa này hoặc “luồn lách” thông qua nước khác như Trung Quốc và Myanmar.
“Sẽ rất khó khăn cho Triều Tiên để chuyển tiền ở bất cứ nơi nào trên thế giới”, ông Peter Harrell, cựu quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ từng phụ trách các biện pháp trừng phạt và hiện làm việc cho Trung tâm An ninh mới của Mỹ, nhận định.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Đại sứ Mỹ: Lệnh trừng phạt Triều Tiên đã bắt đầu có tác dụng
Đặc phái viên Mỹ về vấn đề nhân quyền của Triều Tiên Robert King nói rằng lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng đã bắt đầu đã phát huy tác dụng và những lo ngại có thể sẽ giảm đi, theo Reuters ngày 15.3.
Lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc bắt đầu có tác dụng - Ảnh minh họa: Reuters
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhất trí trừng phạt từ tháng 3 này nhằm chặn đứng nguồn ngoại tệ chảy vào Triều Tiên và được dùng phục vụ cho chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Nghị quyết trừng phạt được Trung Quốc - đồng minh của Triều Tiên - và Mỹ thống nhất.
"Có nhiều dấu hiệu cho thấy các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đang tạo ra một số khó khăn đáng kể đối với hàng nhập khẩu của Triều Tiên", Đại sứ King nhận định trong một cuộc phỏng vấn.
"Các công ty và ngân hàng thận trọng hơn với các giao dịch liên quan đến Triều Tiên, mặc dù các biện pháp trừng phạt chưa hoàn toàn được triển khai. Tôi đoán là những biện pháp trừng phạt đã bắt đầu có tác dụng và sẽ tiếp tục ảnh hưởng hoặc trở nên gay gắt hơn khi chúng được thực hiện đầy đủ", ông King nói tiếp.
Tất cả hàng hóa đến và đi từ Triều Tiên, quốc gia có dân số khoảng 24 triệu người, giờ đây phải bị kiểm tra gắt gao. Ông King cho biết Bộ Ngân khố Mỹ và Nhà Trắng đang hoàn thành công việc trừng phạt bổ sung đối với Triều Tiên.
Ông Robert King cũng kêu gọi nối lại đàm phán sáu bên với Triều Tiên nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, nhưng ông thừa nhận trong tình hình căng thẳng như hiện tại, điều đó sẽ "rất khó".
Trong khi đó, tại cuộc gặp với các trưởng cơ quan ngoại giao của Mỹ ở nước ngoài tổ chức ngày 14.3, Tổng thống Barack Obama kêu gọi thực hiện đầy đủ lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên, theo Yonhap. Theo Tổng thống Obama, đây sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Mỹ và các cơ quan ngoại giao Mỹ ở nước ngoài, bên cạnh việc chống khủng bố và thúc giục Iran thực hiện đầy đủ những cam kết về chương trình hạt nhân của Tehran.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Trung Quốc kêu gọi tẩy chay Đạt Lai Lạt Ma tại Liên Hiệp Quốc Trung Quốc đã viết thư kêu gọi các nhà ngoại giao và quan chức Liên Hiệp Quốc (LHQ) không tham dự một sự kiện có mặt nhà sư Tây Tạng lưu vong Đạt Lai Lạt Ma vào ngày 11.3 tại Geneva (Thuỵ Sĩ). Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng (Trung Quốc) - Ảnh: Reuters Trong bức thư,...