Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào tuần tới
THX đưa tin, Điện Kremlin ngày 14/11 tuyên bố, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 19/11.
Tổng thống Nga Putin. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Tuyên bố của Điện Kremlin cho biết, tại Istanbul, Tổng thống Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan sẽ tham dự buổi lễ đánh dấu việc hoàn thành xây dựng đường ống dẫn khí đốt TurkStream khu vực ngoài khơi.
Hai nhà lãnh đạo cũng sẽ có cuộc họp bàn về các vấn đề như phát triển hơn nữa quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế.
Đường ống dẫn khí đốt TurkStream từ Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ băng qua Biển Đen đã được khởi công xây dựng từ tháng 5/2017.
Công ty khí đốt Gazprom của Nga có kế hoạch bắt đầu cung cấp khí đốt thông qua TurkStream vào cuối năm 2019.
Theo vietnamplus
"Siết chặt đôi tay" với châu Âu, phải chăng ông Putin đã chán ngán Iran ở Syria?
Những động thái gần gũi hơn với châu Âu đang khiến nhiều người lo ngại rằng Nga có thể sẽ mặc kệ Iran trước sự xâu xé của Mỹ và Israel ở Syria.
Video đang HOT
Hội nghị thượng đỉnh Istanbul có thể được coi là chiến thắng vắng mặt dành cho Iran.
Các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Pháp và Đức đã gặp nhau ngày 27/10 tại Istanbul để thảo luận về những diễn biến mới liên quan đến cuộc khủng hoảng Syria.
Trong một tuyên bố cuối cùng được ban hành sau hội nghị thượng đỉnh, bốn bên nhấn mạnh chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Syria cũng như sự cần thiết phải tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố ở quốc gia Trung Đông.
Họ cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết cuộc khủng hoảng Syria thông qua một "tiến trình thương lượng chính trị", trong khi kêu gọi mang đến các điều kiện cho "sự trở lại an toàn và tự nguyện của người tị nạn Syria".
Bộ tứ cũng ủng hộ thỏa thuận Nga-Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 17/9 về việc giảm leo thang tình hình ở Idlib.
Hội nghị thượng đỉnh bốn bên lần đầu tiên kể từ khi cuộc khủng hoảng Syria nổ ra được đánh giá là có tầm quan trọng hàng đầu về tiềm năng trong việc thiết lập mối liên hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trong khuôn khổ của tiến trình hòa bìnhAstana và quan điểm của châu Âu đối với Syria.
Tuy nhiên, điều này đã châm ngòi cho suy đoán về lý do tại sao Iran - trụ cột thứ ba của Astana - đã không tham dự hội nghị thượng đỉnh và liệu Tehran có bị các đối tác Astana của mình bỏ rơi hay không.
Để giải quyết vấn đề này, cần phải xem xét hội nghị thượng đỉnh ở Istanbul là gì và điều gì có liên quan đến vai trò của Iran tại Syria.
Dựa trên thông tin trên báo chí trước hội nghị cũng như tuyên bố chung của bốn nhà lãnh đạo, có thể lập luận rằng các cuộc thảo luận ở Istanbul tập trung vào ba vấn đề chính: số phận của thỏa thuận Sochi giữa Ankara và Moscow về tình hình Idlib; tìm kiếm một giải pháp cho sự trở lại của những người tị nạn Syria; và thúc đẩy quá trình chính trị - bao gồm sự hình thành của Ủy ban Hiến pháp Syria đã được tuyên bố tại Đại hội Đối thoại Quốc gia Syria hồi đầu năm.
Phần đầu tiên trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh, cụ thể là số phận của Idlib, dường như chủ yếu là nỗi ám ảnh của Ankara trong việc cố gắng ngăn chặn quân đội Syria và Nga mở chiến dịch tấn công.
Moscow đã nhiều lần nói rằng thỏa thuận Idlib chỉ là một cam kết tạm thời và lưu ý một lựa chọn quân sự sẽ được đưa ra trong trường hợp các nhóm cực đoan từ chối thỏa hiệp với Damascus.
Kết quả là, bằng cách cố gắng để người châu Âu và Nga ngồi lại với nhau và nhờ họ tuyên bố hỗ trợ chung cho một giải pháp chính trị cho vấn đề Idlib, Thổ Nhĩ Kỳ dường như đã cố gắng duy trì hiện trạng ngừng bắn trong khu vực - hoặc ít nhất là trì hoãn một chiến dịch quân sự.
Đối với vấn đề người tị nạn, với số lượng lớn người Syria di tản hiện đang cư trú tại Thổ Nhĩ Kỳ - và làn sóng tị nạn dai dẳng sang châu Âu - việc cung cấp các điều kiện để họ quay trở lại Syria ngay lập tức là mối quan tâm quan trọng đối với Ankara, Paris và Berlin. Điều này cần một giải pháp khẩn cấp và phối hợp.
Tuy nhiên, Nga nhìn thấy kết quả của Đại hội Đối thoại Quốc gia Syria là thành tựu ngoại giao độc đáo của riêng mình và cố gắng đóng vai trò trung tâm trong tất cả các khuôn khổ quốc tế liên quan đến Syria - chủ yếu tập trung vào phần thứ ba của chương trình nghị sự.
Như vậy, có được sự ủng hộ của châu Âu sẽ là một sự chứng thực quan trọng đối với vai trò lãnh đạo của Nga trong sự hình thành của Ủy ban Hiến pháp Syria.
Nga không có ý định bỏ rơi Iran.
Khi nói đến Iran, lập trường của nước này đối với tất cả ba vấn đề này là khá rõ ràng.
Không lâu sau khi thỏa thuận Idlib được ký kết giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và đối tác Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã hoan nghênh động thái trên, nói rằng "ngoại giao tích cực sẽ ngăn chặn một cuộc chiến tranh ở Idlib".
Hossein Jaberi Ansari, trợ lý cấp cao của ông Zarif, thậm chí còn đi xa hơn, nói rằng thỏa thuận Idlib "dựa trên toàn bộ đề xuất của Iran".
Đối với các chủ đề khác được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh Istanbul, Tehran không có bất kỳ vị trí đặc biệt nào về vấn đề người tị nạn vì đây không phải là mối quan tâm trực tiếp với Iran.
Trong khi đó, về vấn đề Ủy ban Hiến pháp Syria, Iran có cùng một chí hướng với người Nga, trong đó ủng hộ sự thành lập ngay lập tức của ủy ban hiến pháp. Thật vậy, sau một cuộc họp giữa các đại diện Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tại Moscow vào ngày 11/9, cả ba bên đã nhất trí về nguyên tắc trong danh sách Chính phủ Syria và các nhân vật đối lập để thành lập ủy ban.
Do đó, do bản chất chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh Istanbul và sự cần thiết để cố gắng tiếp cận các giải pháp chung của các bên tham gia là lý do để lập luận rằng không có nhu cầu thực sự nào đối với việc mời Iran góp mặt.
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Iran Bahram Ghassemi đã đề cập đến điều này trong một cuộc họp báo ngày 5/11, nói rằng, "Iran không nhất thiết phải tham gia vào mọi cuộc họp" về Syria.
Mặt khác, thực tế là các tác nhân có ảnh hưởng khác tham gia vào cuộc khủng hoảng Syria như Mỹ và Anh cũng vắng mặt tại hội nghị thượng đỉnh Istanbul - điều cho thấy Nga và Thổ Nhĩ Kỳ không định hình thành một khuôn khổ độc lập mới cho Syria mà Iran bị bỏ rơi.
Trong thực tế, tuyên bố chung của bốn nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh một lần nữa vào vai trò của tiến trình hòa bình Astana và Geneva, cũng như các hiệp định Sochi về vấn đề Ủy ban Hiến pháp Syria.
Cuối cùng, nếu để đánh giá các tác động tổng thể của hội nghị thượng đỉnh, Tehran có thể được gọi là người chiến thắng vắng mặt.
Do Mỹ tập trung vào sự hiện diện và hoạt động của Iran tại Syria và sự liên kết chặt chẽ của Pháp với Mỹ về vấn đề Syria, sự tham gia của Iran trong hội nghị thượng đỉnh có thể đã thay đổi chương trình nghị sự - ít nhất là một phần. Điều này được coi là một điểm tiêu cực đối với Tehran.
Trong khi đó, tại thời điểm Tehran đang nỗ lực chia rẽ Washington và các đồng minh châu Âu - do sự bất đồng của Mỹ-EU về thỏa thuận hạt nhân năm 2015 - việc Pháp và Đức đàm phán về Syria mà không có Mỹ có thể được coi là một sự phát triển tích cực trong con mắt của các nhà lãnh đạo Iran.
Với lợi ích đó, cùng với sự thay đổi quan điểm rõ ràng của hai nước châu Âu trong việc không còn muốn Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải rời bỏ quyền lực, là những điểm quan trọng mà Iran đạt được mà thậm chí không cần có mặt ở Istanbul.
Theo nguoiduatin
Mỹ ra đòn trừng phạt Iran, vô tình giúp Nga hưởng lợi Nga hiện được xem là bên hưởng lợi nhiều nhất từ các biện pháp trừng phạt Mỹ áp đặt lên Iran, theo Wall Street Journal. Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào lĩnh vực dầu mỏ Iran từ ngày 5/11. Theo sắc lệnh mới được Tổng thống Trump thông qua, các quốc gia nhập khẩu dầu từ Iran và các...