Tổng thống Nga: Tình hình tại miền Đông Ukraine đang xấu đi
Ngày 18/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra đánh giá về tình hình tại miền Đông Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko tại Moskva, Tổng thống Putin nêu rõ “(chúng tôi nhận thấy) tình hình đang xấu đi” ở miền Đông Ukraine. Theo ông, phương Tây và đồng minh “chưa sẵn sàng xem xét nghiêm túc các đề xuất an ninh then chốt”.
Tổng thống Nga cho biết đã gợi ý giới chức Ukraine đàm phán với các lực lượng ở miền Đông nước này, đồng thời kêu gọi việc thực thi thỏa thuận Minsk. Bên cạnh đó, ông cũng khẳng định Moskva sẵn sàng đàm phán với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về các yêu cầu an ninh, song cả Mỹ và tổ chức này đều chưa sẵn sàng giải quyết các quan ngại chính của Moskva.
Về phần mình, Tổng thống Lukashenko cho rằng phương Tây đã “thổi phồng” nguy cơ quân sự – chính trị và nỗ lực này dường như đã “không thành công trong hiệp đấu đầu tiên”. Theo ông, hiện các nước phương Tây đang bắt đầu “hiệp thứ 2″, khiến cả thế giới lo ngại khi cho rằng Ukraine sẽ bị tấn công. Tổng thống Lukashenko khẳng định cả giới chức Nga và Belarus đều “không có những kế hoạch (này)” khi thảo luận với nhau.
Trước đó, Điện Kremlin đã ra tuyên bố bày tỏ quan ngại về xung đột gia tăng tại khu vực miền Đông Ukraine. Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov nêu rõ những gì đang diễn ra tại Donbass là những thông tin rất quan ngại và có thể là rất nguy hiểm.
Video đang HOT
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi khu vực Donbass xảy ra xung đột ngày 17/2 được đánh giá nghiêm trọng nhất kể từ năm 2015 đến nay. Hãng tin Reuters dẫn một nguồn tin ngoại giao cho biết các nhà quan sát thuộc Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) đã ghi nhận 80 vụ vi phạm lệnh ngừng bắn tại đường ranh giới giữa Nga và Ukraine đến sáng 18/2.
Phát biểu với báo giới cùng ngày, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đánh giá tình hình tại Ukraine vẫn rất đáng quan ngại và ông đã tiếp nhận thông tin về việc có thương vong
Trong một diễn biến khác cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin đã thảo luận các vấn đề an ninh quốc tế. Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ tại cuộc điện đàm, hai bên đã thảo luận các vấn đề chính liên quan an ninh quốc tế cùng quan tâm, trong đó có tình hình Ukraine.
Trong khi đó, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã gặp Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg bên lề Hội nghị An ninh Munich đang diễn ra tại Đức. Tại cuộc gặp, bà Harris nhấn mạnh cam kết của Mỹ với NATO.
Trong những tuần gần đây, Nga đã tiến hành các cuộc tập trận gần khu vực biên giới với Ukraine, song phía Moskva khẳng định các cuộc tập trận này đơn thuần chỉ mang tính phòng thủ và không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào. Bất chấp những tuyên bố của Nga về việc đang di chuyển lực lượng ra khỏi biên giới Ukraine, Mỹ và NATO cho rằng Moskva vẫn tăng cường bố trí quân và có khả năng triển khai hành động quân sự đối với Ukraine. Phương Tây cũng có những hoạt động điều chuyển binh sĩ và khí tài quân sự tại khu vực.
Phía Moskva luôn bác bỏ các cáo buộc trên, đồng thời khẳng định đây là động thái gây leo thang căng thẳng vô căn cứ. Nga cũng cho rằng việc NATO tìm cách mở rộng về phía Đông, trong đó có việc kết nạp Ukraine cũng như đưa vũ khí vào lãnh thổ nước này, đang đe dọa trực tiếp đến an ninh của Moskva. Bên cạnh đó, tuần này, Nga cũng đề nghị Mỹ rút toàn bộ quân khỏi khu vực Trung và Đông Âu.
Quốc hội Nga kêu gọi ông Putin công nhận độc lập cho 2 vùng ly khai Ukraine
Duma Quốc gia Nga (tức Hạ viện Nga) ngày 15.2 đã nhất trí thúc giục Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận các khu vực đòi ly khai Ukraine là cộng hòa độc lập.
Một phiên họp của Duma Quốc gia Nga tại Moscow. Ảnh REUTERS
AFP đưa tin Duma Quốc gia Nga (tức Hạ viện Nga) ngày 15.2 đã bỏ phiếu thông qua quyết định kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận hai khu vực ly khai ở miền Đông Ukraine là quốc gia độc lập.
Theo Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin, các nghị sĩ đã quyết định kêu gọi ông Putin xem Donbass và Luhansk là "các quốc gia có chủ quyền và độc lập".
"Kiev không tuân theo các thỏa thuận Minsk. Công dân và đồng bào của chúng tôi đang sống ở Donbass cần được giúp đỡ và hỗ trợ", ông Volodin viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram.
Nga đã cấp hộ chiếu cho hàng trăm ngàn cư dân ở miền đông Ukraine, khu vực đang do phe ly khai nắm giữ. Cuộc xung đột này đã cướp đi sinh mạng của hơn 14.000 người kể từ năm 2014.
Nếu Nga công nhận sự độc lập của Donbass và Luhansk, động thái này sẽ vi phạm các thỏa thuận do phương Tây làm trung gian.
Phát biểu ngay trước cuộc bỏ phiếu của Duma Quốc gia, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov không cho biết liệu chính phủ Nga có ủng hộ việc công nhận độc lập cho Donbass và Luhansk hay không.
"Tôi không thể trả lời câu hỏi này. Chưa có quyết định chính thức nào được đưa ra về vấn đề này. Chúng tôi cũng không có cuộc thảo luận chính thức nào về chuyện này", ông Peskov cho biết.
Ông Peskov cũng nói thêm rằng các "dân biểu đại diện cho ý kiến của nhân dân".
Ngoại trưởng Dmytro Kuleba của Ukraine đã cảnh báo rằng nếu Nga công nhận sự độc lập của các vùng ly khai thì "theo luật định và trên thực tế, Nga đã rút khỏi các thỏa thuận Minsk và sẽ có các hậu quả tương ứng".
"Chúng tôi đã cảnh báo các đối tác của mình về trường hợp này", ông Kuleba nói trước cuộc bỏ phiếu ở Moscow.
Lời kêu gọi của Duma Quốc gia Nga được đưa ra trong bối cảnh nhiều nỗ lực ngoại giao đang được thực hiện nhằm ngăn chặn chiến tranh nổ ra giữa Nga và nước láng giềng Ukraine.
Tổng thống Putin không loại trừ Ukraine sẽ lại dùng vũ lực giải quyết tình hình Donbass Tổng thống Nga lưu ý các nhà chức trách Ukraine đã hai lần giải quyết vấn đề Donbass bằng súng đạn. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS Ngày 8/2 tại cuộc họp báo sau hội đàm với người đồng cấp Pháp tại Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết chính quyền Ukraine đã hai lần cố gắng dùng vũ lực để...