Tổng thống Nga sẵn sàng gặp gỡ Tổng thống đắc cử Ukraine
Theo AFP, ngày 4/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông sẵn sàng gặp Tổng thống mới đắc cử của Ukraine tại buổi lễ kỷ niệm ngày D-Day diễn ra trong tuần này tại Pháp.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình TF1 và đài phát thanh Europe-1 của Pháp, nhà lãnh đạo Nga cũng tỏ ra coi nhẹ các nỗ lực của Mỹ nhằm cô lập Moskva liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Khi được hỏi rằng liệu ông sẽ gặp gỡ và bắt tay với Tổng thống mới đắc cử của Ukraine Petro Poroshenko tại Normandy vào ngày 6/6 tới hay không, ông Putin đáp: “Tôi không dự tính né tránh bất kỳ ai.”
Liên quan tới việc Mỹ tuyên bố có các bằng chứng về sự can thiệp quân sự của Nga tại Ukraine, ông Putin nói: “Bằng chứng à? Hãy cho chúng tôi xem. Cả thế giới đều nhớ rằng Ngoại trưởng Mỹ đã đưa ra bằng chứng về vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq khi vung vẩy các ống nghiệm chứa bột giặt tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.”
Ông Putin cũng cáo buộc Mỹ đạo đức giả trong nỗ lực “hung hăng” nhằm trừng phạt Nga vì vấn đề Ukraine.
Theo Vietnam
Video đang HOT
Tổng thống Putin và Obama "đá xoáy" nhau vì Ukraine
Tổng thống Mỹ chỉ trích Nga hành xử như "kẻ bắt nạt" ở Ukraine, khiến Nhà lãnh đạo Nga phải đáp trả, cáo buộc Mỹ "đạo đức giả".
Tổng thống Putin
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lên án cái ông này gọi là "chiến lược đen tối" và hành động "bắt nạt" của Nga ở Ukraine. Đáp lại, Tổng thống Nga Vladimir Putin tố cáo Mỹ "gây hấn" và "giờ trò đạo đức giả". Đây chính là những lời lẽ gay gắt mà hai nhà lãnh đạo Nga, Mỹ tung vào nhau trong cuộc khẩu chiến mới nhất giữa họ. Cuộc khẩu chiến này cũng cho thấy mối quan hệ căng thẳng leo thang giữa hai cường quốc hàng đầu thé giới.
Ngày hôm qua (4/6), Tổng thống Obama đã có cuộc gặp với Tổng thống được bầu của Ukraine - ông Petro Poroshenko ở thủ đô Warsaw của Ba Lan. Trong bài phát biểu kỷ niệm 25 năm nền dân chủ Ba Lan, ông chủ Nhà Trắng đã cam kết Mỹ sẽ ủng hộ nhiều năm cho Ukraine và sau đó chỉ trích Nga, tuyên bố sẽ bảo vệ các nước và vùng lãnh thổ cựu Xô viết ở NATO.
"Làm sao chúng ta có thể cho phép các chiến thuật đen tối của thế kỷ 20 được thực hiện trong thế kỷ mới này", ông Obama hỏi.
Trong một phát biểu ám chỉ đến việc Nga sáp nhập Crimea vào nước này cũng như các hành động của Nga ở Ukraine, ông Obama cảnh báo, "ngày của các đế chế và khu vực ảnh hưởng đã qua rồi".
"Các quốc gia lớn hơn không được phép bắt nạt các nước nhỏ hơn hay áp đặt ý chí của họ bằng họng súng hoặc bằng những binh lính đeo mặt nạ chiếm đóng các tòa nhà", Tổng thống Mỹ cho biết.
"Vì thế, chúng tôi sẽ không chấp nhận sự chiếm đóng của Nga ở Crimea hay những sự vi phạm chủ quyền của Ukraine", ông Obama nhấn mạnh trước khi rời Bỉ đến tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 nhằm tìm kiếm một chính sách phối hợp giữa các nước đối với Moscow.
Trong chuyến thăm đến Ba Lan, Tổng thống Obama cũng đề xuất tạo dựng một quỹ 1 tỉ USD để cung cấp tài chính cho các hoạt động triển khai binh lính, hải quân, không quân của Mỹ trên cơ sở luân phiên ở khắp khu vực Đông Âu. Ông Obama đang thực hiện chuyến công du Đông Âu nhằm thể hiện quyết tâm và năng lực của NATO trong việc đối phó với Nga.
Tổng thống Obama sẽ có cuộc gặp mặt đối mặt với người đồng cấp Nga Putin ở Pháp vào ngày thứ Sáu tới (6/6) ở Pháp. Nhiều nhà lãnh đạo Châu Âu cũng có cuộc gặp với Tổng thống Nga và họ hy vọng theo đuổi các cuộc đối thoại nhằm làm dịu cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Tổng thống Putin cho biết, ông không thể hiểu tại sao ông Obama, người trong nhiều tháng qua luôn tìm cách cô lập ông về vấn đề Ukraine, lại không tổ chức một cuộc gặp mặt chính thức với ông trong lễ kỷ niệm 70 năm sự kiện ở Normandy.
"Đó là sự lựa chọn của ông ấy. còn tôi sẵn sàng đối thoại", ông Putin phát biểu trong cuộc trả lời phỏng vấn hai kênh truyền hình Pháp Europe1 và TF1 được tiến hành ở nhà riêng của ông ở khu nghỉ Sochi bên bờ Biển Đen.
Nhà lãnh đạo Nga cáo buộc Mỹ đạo đức giả trong nỗ lực "hung hăng, gây hấn" nhằm trừng phạt Nga trong vấn đề Ukraine.
"Chúng tôi hầu như không có lực lượng quân sự đóng ở nước ngoài, trong khi hãy nhìn xem, khắp nơi trên thế giới đều có các căn cứ quân sự của Mỹ, binh lính Mỹ ở hàng ngàn km cách biên giới của họ", ông Putin phát biểu.
Tổng thống Putin đòi Mỹ đưa ra bằng chứng
Cũng trong ngày hôm qua, Tổng thống Putin đã trả lời thẳng thắng một loạt câu hỏi gai góc từ báo chí Pháp về những vấn đề như Ukraine, Crimea và mối quan hệ giữa Nga với Mỹ. Cuộc hỏi đáp này diễn ra ngay trước thềm cuộc gặp gỡ của các nhà lãnh đạo thế giới tại Pháp để kỷ niệm 70 năm ngày diễn ra cuộc đổ bộ Normandy.
Cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận quốc tế kể từ cuối năm ngoái. Trong khi chính phủ được dựng lên sau cuộc đảo chính ở Kiev đang tiến hành một cuộc đàn áp quân sự ở miền đông nam đất nước thì Mỹ nói rằng, quân Nga được cho là có liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine và họ có bằng chứng về điều đó.
Đề cập đến cao buộc trên, ông Putin thẳng thừng nói với báo giới Pháp rằng: "Bằng chứng đó là gì? Tại sao họ lại không trưng ra?".
"Toàn bộ thế giới đều nhớ rằng, Ngoại trưởng Mỹ đã từng trưng ra bằng chứng về vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq bằng cách vung vẩy trong tay một cái ống thử nghiệm với bộ giặt ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Cuối cùng, quân Mỹ xâm lược Iraq, Saddam Hussein bị treo cổ và sau đó hóa ra là người ta chẳng phát hiện được bất kỳ loại vũ khí hủy diệt nào ở Iraq. Bạn biết đấy, việc nói có bằng chứng là một chuyện và việc đó là bằng chứng thực sự lại là một điều khác", ông Putin cho biết.
Ông chủ điện Kremlin cũng nói thêm, "sau cuộc đảo chính chống lại hiến pháp ở Kiev hồi tháng 2, điều đầu tiên mà giới chức cầm quyền mới làm là cố tìm cách tước bỏ quyền sử dụng ngôn ngữ bản ngữ của những người thiểu số. Điều đó đã gây ra sự quan ngại rất lớn đối với người dân ở miền đông Ukraine".
"Tôi sẽ không gọi họ là thành phần ủng hộ Nga hay Ukraine. Họ đều là người dân và đều có những quyền cụ thể về chính trị, về con người và họ phải có cơ hội để thực thi những quyền đó. Khi cuộc đảo chính xảy ra, một số người chấp nhận chính quyền đó và vui vì điều đó trong khi những người khác, ví dụ như ở miền đông nam Ukraine, lại không chấp nhận", ông Putin phát biểu.
Theo_VnMedia
Chặn tham vọng vũ khí hạt nhân Trong nỗ lực ngăn chặn phổ biến các loại vũ khí giết người hàng loạt (WMD), Việt Nam đã chính thức tuyên bố ủng hộ và tham gia Sáng kiến an ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI). Một cuộc diễn tập trong khuôn khổ Sáng kiến PSI Được Tổng thống Mỹ G. Bush khởi động hồi tháng 5-2003,...