Tổng thống Nga Putin nêu quan điểm về khả năng “đóng cửa với châu Âu”
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 17/11 (giờ địa phương) khẳng định Nga không có kế hoạch “đóng cửa với châu Âu” hay cắt đứt quan hệ với bất kỳ quốc gia nào, TASS đưa tin.
Phát biểu tại Diễn đàn Văn hóa St. Petersburg hôm 17/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh, kinh nghiệm lịch sử ngàn năm của Nga cho thấy sự giao thoa giữa các nền văn hóa là một trong những điều kiện để phát triển ổn định và hòa bình.
“Nga không muốn cắt đứt quan hệ với bất kỳ ai và chúng tôi cũng không làm điều đó. Chúng tôi không đóng bất cứ thứ gì – kể cả cửa ra vào hay cửa sổ. Chúng tôi không có xung đột với xã hội châu Âu. Chúng tôi chỉ đang gặp khó khăn với giới tinh hoa châu Âu”, nhà lãnh đạo Nga tuyên bố.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại sự kiện. Ảnh: TASS
“Nếu ai đó quyết định tự tạo rào cản, đó là việc của họ và họ chỉ tự tước đoạt lợi ích của mình”, Tổng thống Nga Vladimir Putin bình luận, đồng thời khẳng định Nga sẽ không rời Liên hợp quốc hay UNESCO như một số thông tin từng đồn đại.
Trong bài phát biểu, nhà lãnh đạo Nga cũng nhấn mạnh rằng nước này quyết tâm tham gia chặt chẽ với tất cả những quốc gia chia sẻ các giá trị hòa bình, hữu nghị và tôn trọng lẫn nhau, và những quốc gia sẵn sàng tham gia tạo dựng một thế giới đa cực hiện đại theo đường lối văn minh và tự chủ. sự đa dạng văn hóa.
Phát biểu của nhà lãnh đạo Nga được đưa ra tại Diễn đàn văn hóa quốc tế St. Petersburg, sự kiện đang được tổ chức sau 4 năm tạm dừng. Đây là diễn đàn đối thoại cởi mở với sự tham gia của các đạo diễn, nghệ sĩ, nhạc sĩ, chuyên gia hàng đầu và lãnh đạo các tổ chức văn hóa lớn nhất ở Nga và các nước khác.
Video đang HOT
Phát biểu cũng được đưa ra trong bối cảnh Nga đang tập trung chuẩn bị để đảm nhiệm vị trí chủ tịch luân phiên cùng lúc hai tổ chức quốc tế vào năm tới gồm Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) và Cộng đồng Các quốc gia độc lập (CIS)
Ukraine tuyên bố không đàm phán hòa bình với Nga
Ngoại trưởng Ukraine tuyên bố khả năng đàm phán hòa bình với Nga sẽ không xảy ra trong tương lai gần.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba (Ảnh: Sputnik).
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin NHK ngày 5/9, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tuyên bố Kiev không thể tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình với Tổng thống Nga Vladimir Putin vì không tin tưởng nhà lãnh đạo Nga.
Ngoại trưởng Ukraine cho rằng ngay cả khi nhà lãnh đạo Nga đưa ra lời hứa, cũng không có gì đảm bảo rằng ông sẽ giữ lời.
"Ông ấy không phải là người mà bạn có thể đàm phán nghiêm túc về vấn đề nào đó", ông Kuleba nói.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hồi tháng 10 năm ngoái từng ký sắc lệnh bác khả năng đàm phán với người đồng cấp Nga. Ông Zelensky tuyên bố Ukraine sẵn sàng đàm phán, nhưng không phải với ông Putin.
Ngoại trưởng Kuleba cho rằng Ukraine càng thành công trên chiến trường, Nga càng sẵn sàng đàm phán, tuy nhiên ông không thấy khả năng đàm phán với Nga trong thời gian tới.
"Nếu chúng tôi muốn tồn tại như một quốc gia, chúng tôi phải giành chiến thắng, bằng bất kể giá nào", nhà ngoại giao Ukraine nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Ukraine cũng bày tỏ sự thất vọng trước những lời chỉ trích gần đây từ các nước phương Tây rằng, cuộc phản công của Ukraine không diễn ra như kỳ vọng.
Trước đó, ông Kuleba ngày 4/9 tuyên bố cuộc xung đột với Nga hiện nay chỉ có thể kết thúc bằng chiến thắng trên chiến trường. Ông cũng cho rằng, một thỏa thuận ngừng bắn lúc này sẽ chỉ giúp Nga có thêm thời gian mở rộng tấn công sau này.
Theo Ngoại trưởng Kuleba, "công bằng" là khi Ukraine được khôi phục toàn vẹn lãnh thổ, "ổn định" là khi Nga không thể mở đợt tấn công mới nhằm vào Ukraine hay bất cứ quốc gia nào ở châu Âu.
Trong cuộc họp báo sau cuộc hội đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 4/9, Tổng thống Putin tuyên bố "Nga chưa bao giờ từ chối đàm phán và bây giờ cũng không từ chối việc đó".
Tổng thống Putin cho biết Nga không nhận được đề xuất nào về sáng kiến hòa bình mới liên quan tới cuộc xung đột tại Ukraine.
Xung đột Nga - Ukraine kéo dài gần 600 ngày qua và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cuối tháng trước nêu rõ mọi cuộc đàm phán nhằm chấm dứt xung đột với Nga phải dựa trên nền tảng "công thức hòa bình" của Kiev.
Ông Zelensky lần đầu nêu công thức hòa bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 hồi tháng 11 năm ngoái. Trong số các điều kiện nêu trong công thức này có khôi phục toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, Nga phải rút quân và ký kết vào văn bản chấm dứt chiến sự ở Ukraine.
Nga tuyên bố chiến dịch quân sự chỉ chấm dứt khi Ukraine chấp nhận "thực tế lãnh thổ mới", nghĩa là công nhận các vùng lãnh thổ đã sáp nhập vào Nga gồm Crimea, Kherson, Zaporizhia, Lugansk và Donetsk.
Trong khi đó, Kiev tuyên bố hòa đàm chỉ diễn ra khi Moscow rút hết quân, khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine theo đường biên giới được công nhận năm 1991.
Một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc và các nước châu Phi, đã đưa ra các đề xuất hòa bình nhằm chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, những đề xuất này chưa nhận được sự đồng thuận của tất cả các bên.
CFE dành cho ai? "Việc Nga rút khỏi Hiệp ước các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE) sẽ không gây ra tác động gì, vì cơ chế này đã lỗi thời từ lâu". Đó là khẳng định của ông Dmitry Peskov - Phát ngôn viên Điện Kremlin khi được hỏi về quyết định của Tổng thống Vladimir Putin về việc Nga rút khỏi...