Tổng thống Nga Putin ký ban hành Luật cấm “Tuyên truyền không sinh con”
Ngày 23/11, Tổng thống Vladimir Putin đã ký ban hành một đạo luật cấm “tuyên truyền không sinh con” nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng dân số ngày càng nghiêm trọng tại Nga.
Đây được xem là một bước đi quan trọng trong nỗ lực của chính phủ Nga nhằm thay đổi xu hướng nhân khẩu học tiêu cực, với mục tiêu khuyến khích người dân sinh con và đóng góp vào sự phục hồi dân số quốc gia.
Theo quy định mới, mọi hình thức quảng bá tư tưởng không sinh con qua truyền thông, phim ảnh, quảng cáo và các nền tảng trực tuyến đều bị nghiêm cấm. Các mức phạt được đưa ra từ mức 50.000 đến 100.000 rúp (tương đương 480 đến 960 USD) đối với cá nhân, từ 100.000 đến 200.000 rúp (khoảng 987 đến 1.974 USD) đối với quan chức và có thể lên tới 5 triệu rúp (khoảng 48.000 USD) đối với tổ chức. Đặc biệt, nếu hành vi này gây ảnh hưởng tới trẻ vị thành niên, mức phạt sẽ được gia tăng đáng kể. Đối với các nội dung lan truyền trên internet, các chủ sở hữu trang web phải chịu trách nhiệm kiểm duyệt và gỡ bỏ nội dung vi phạm. Nếu không tuân thủ, trang web có thể bị đưa vào danh sách các thông tin bị cấm bởi cơ quan giám sát truyền thông Roskomnadzor.
Bên cạnh đó, luật này cũng mở rộng áp dụng đối với công dân nước ngoài. Những người bị phát hiện quảng bá tư tưởng không sinh con tại Nga có thể bị phạt tương tự như người dân trong nước và đối mặt với nguy cơ bị trục xuất hoặc bị bắt giữ hành chính lên đến 15 ngày. Tuy nhiên, luật cũng đưa ra ngoại lệ đối với những trường hợp từ chối sinh con vì lý do tôn giáo hoặc tu hành. Điều này phản ánh sự cân nhắc của chính phủ trong việc bảo vệ các giá trị văn hóa và tín ngưỡng truyền thống.
Nga hiện đang đối mặt với cuộc khủng hoảng dân số trầm trọng, khi tỷ lệ sinh thấp và tỷ lệ tử vong cao đang làm suy giảm dân số một cách đáng lo ngại. Trong những năm gần đây, tình trạng này đã trở thành mối lo ngại hàng đầu của Điện Kremlin.
Việc giảm dân số không chỉ ảnh hưởng đến lực lượng lao động mà còn gây ra áp lực lớn lên hệ thống phúc lợi xã hội và triển vọng kinh tế dài hạn của đất nước.
Video đang HOT
Đạo luật mới đã được thông qua với sự đồng thuận gần như tuyệt đối từ Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang, thể hiện mức độ cấp thiết của vấn đề. Chính phủ Nga tin rằng việc ngăn chặn các hình thức tuyên truyền không sinh con là một bước đi cần thiết để bảo vệ tương lai dân số. Tuy nhiên, đạo luật này đã vấp phải những ý kiến trái chiều. Những người chỉ trích cho rằng các biện pháp pháp lý và trừng phạt không thể giải quyết tận gốc vấn đề nhân khẩu học. Theo họ, Nga cần tập trung nhiều hơn vào việc cải thiện phúc lợi xã hội, hỗ trợ chăm sóc trẻ em và thúc đẩy các chính sách khuyến khích sinh con.
Ngược lại, những người ủng hộ tin rằng luật này sẽ giúp thay đổi nhận thức xã hội, thúc đẩy các giá trị gia đình và khuyến khích trách nhiệm làm cha mẹ. Họ cho rằng việc kết hợp giữa các biện pháp pháp lý mạnh mẽ và các chương trình hỗ trợ kinh tế sẽ tạo ra tác động tích cực trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng dân số.
Luật cấm “tuyên truyền không sinh con” là một phần trong chiến lược dài hạn của Nga nhằm giải quyết những thách thức nhân khẩu học. Điều này không chỉ phản ánh quyết tâm của chính phủ trong việc tăng tỷ lệ sinh, mà còn là nỗ lực xây dựng một xã hội ổn định và bền vững. Mặc dù còn nhiều ý kiến trái chiều nhưng động thái này đã đánh dấu một bước đi chiến lược trong việc giải quyết những vấn đề cấp bách nhất hiện nay của Nga.
Cuộc sống tại thành phố thọ nhất Trung Quốc phơi bày thách thức của dân số già
Trường tiểu học biến thành nhà dưỡng lão, trong khi các nhà máy chật vật tìm người lao động khi dân số địa phương ngày càng già đi ở Như Đông.
"Ngủ ngon, ăn ngon, đó là tất cả những gì quan trọng đối với người già", ông Xiao nói. Người đàn ông 75 tuổi hoạt bát này sinh hoạt chung phòng với một cặp vợ chồng ở độ tuổi 80 tại nơi từng là một trường tiểu học, nhưng giờ đây đã được chuyển thành nhà dưỡng lão. Đây là một minh chứng rõ ràng cho cuộc khủng hoảng nhân khẩu học của Trung Quốc.
Vào cuối những năm 1960, thành phố Như Đông thuộc tỉnh Giang Tô đông dân đến mức được chính phủ chọn để thí điểm chính sách một con.
Gần 60 năm sau, nơi đây là thành phố sống thọ nhất của đất nước gần 39% dân số ở độ tuổi trên 60, cao hơn gấp đôi so với con số toàn quốc là 18,7%. Do đó, các trường học phải đóng cửa và các trang trại trồng lúa và bông phải vật lộn để tìm kiếm công nhân, trong khi phần dân số già thường phải sống bằng những khoản lương hưu ít ỏi.
Tình trạng khó khăn của Như Đông là lời dự báo về những thách thức nhân khẩu học của Trung Quốc với quy mô và tốc độ sẽ làm lu mờ các cuộc khủng hoảng tương tự ở Nhật Bản và Italy. Tháng trước, Ấn Độ đã đánh bại Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Thực trạng này xảy ra sau khi dân số Trung Quốc vào năm ngoái bị giảm lần đầu tiên kể từ những năm 1960.
Đối với Bắc Kinh, cuộc khủng hoảng nhân khẩu học sẽ đòi hỏi những bước cải cách khó khăn đối với mô hình tăng trưởng vốn biến Trung Quốc thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, trong đó việc chuyển hướng chi tiêu từ cơ sở hạ tầng và tài sản sang lương hưu và chăm sóc sức khỏe cũng như cố gắng tìm công nhân trẻ hơn cho các nhà máy. Bắc Kinh cũng sẽ cần giải quyết sự bất bình đẳng nghiêm trọng trong hệ thống lương hưu, trong đó nhiều cư dân thành thị nhận được khoản trợ cấp cao hơn nhiều so với hầu hết người lao động nhập cư và cư dân nông thôn.
"Phát triển dân số là một vấn đề sống còn", Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh. Ông nêu rõ phương châm mới của Trung Quốc là "phát triển dân số chất lượng cao", trong đó nhấn mạnh sự cần thiết của việc chăm sóc và giáo dục trẻ em tốt hơn, đồng thời giảm bớt gánh nặng nuôi gia đình. "Những gì bạn thấy ở Như Đông mới chỉ là khởi đầu. Một ngày nào đó, nó có thể trở thành thành phố ma", ông Huang Wenzheng, thành viên cấp cao tại Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, cho biết.
Nhiều cư dân lớn tuổi ở Như Đông đang tiếp tục làm việc dù đã qua tuổi nghỉ hưu. Ảnh: FT
Khi chính sách một con được đưa ra, người dân hy vọng nó sẽ giúp xóa đói giảm nghèo trong những hộ gia đình đông đúc ở Như Đông bằng cách giảm số miệng ăn. Wu Aiping, người điều hành một cơ sở chăm sóc người cao tuổi khác ở thành phố này cho biết: "Không ai có gì để ăn vào những năm 1960". Theo thời gian, chính sách một con bén rễ và quy mô gia đình giảm dần. Đến những năm 1980, khi nền kinh tế Trung Quốc phát triển, những người trẻ tuổi bắt đầu rời quê hương để tìm công việc lương cao hơn ở Thượng Hải và các thành phố phía Đông khác. Năm 2016, Trung Quốc cuối cùng đã từ bỏ chính sách một con khi tỷ lệ sinh giảm mạnh. Nhưng đã quá muộn đối với Như Đông.
Trong thập kỷ kết thúc vào năm 2020, dân số của thành phố này đã giảm gần 12% xuống còn khoảng 880.000 người. Thu nhập năm 2022 là 43.645 nhân dân tệ (khoảng 150 triệu đồng) trên đầu người, mặc dù cao so với phần còn lại của Trung Quốc, nhưng lại tụt hậu hơn 12% so với các thành phố khác thuộc tỉnh Giang Tô. Người già lại càng bần hàn hơn. Nhiều người lớn tuổi cho biết lương hưu mỗi tháng của họ là chưa đầy 300 nhân dân tệ. Năm 2021, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết trợ cấp hưu trí nông thôn trung bình hàng tháng là 170 nhân dân tệ. Con số này thấp hơn chuẩn nghèo tuyệt đối ở nông thôn là 192 nhân dân tệ mỗi tháng do chính quyền trung ương quy định.
Hầu hết người già nghèo ở nông thôn không muốn xin tiền con cái do chi phí sinh hoạt ngày càng tăng ở Trung Quốc. Vì chính sách một con, một số cặp vợ chồng trẻ phải chăm sóc tới tám ông bà và bốn cha mẹ ngoài con cái. Kết quả, nhiều người cao tuổi vẫn cần kiếm sống bằng mọi cách có thể. Dưới bóng chùa Guoqing 1.200 năm tuổi ở Như Đông, một người bán nhang 77 tuổi chia sẻ bà nhận được một khoản tiền trợ cấp ít ỏi từ nhà nước nhưng vẫn làm việc vì không muốn trở thành gánh nặng cho con trai. Một người lái xe ba bánh 64 tuổi cho biết ông đã quá già để làm nghề mộc trước đây nên phải chuyển hướng.
Những người nông dân cao tuổi vẫn xuất hiện trên những cánh đồng. "Người già làm việc là điều tốt. Nếu chỉ ở nhà, họ rất hay ốm", người giám sát của một nhóm lao động gồm những người trên 70 tuổi cho biết. Họ đang cuốc ruộng trồng hành và được trả 8 nhân dân tệ một giờ. Nhiều người sử dụng lao động và chính quyền địa phương hy vọng sẽ thu hút được lao động trẻ tuổi. Do đó, họ đưa ra các chế độ đãi ngộ từ mức lương cao hơn đến nhà ở được trợ cấp.
Những gian hàng phải đóng cửa vì thiếu người lao động. Ảnh: FT
Một tấm áp phích tuyển dụng của nhà máy do tập đoàn thực phẩm, đồ uống và dược phẩm Ireland Kerry điều hành, cho biết các công nhân nam trẻ tuổi có thể làm việc vận hành máy với mức lương hàng tháng từ 6.500 nhân dân tệ trở lên. Con số này là 5.800 nhân dân tệ đối với lao động nam không có kỹ năng ở độ tuổi 40-55. Tại một khu nhà ở mới phát triển trong thành phố, các đại lý bất động sản cho biết chính quyền địa phương sẽ giảm giá cho người mua nhà có bằng tiến sĩ, thạc sĩ hoặc trình độ kỹ thuật hoặc là gia đình có hai con.
Các dự án thí điểm tương tự đã được triển khai tại 20 thành phố khác nhằm xây dựng "kỷ nguyên mới của văn hóa hôn nhân" nhằm khuyến khích sinh con. Bắc Kinh cũng đã đề xuất hạn chế của hồi môn và đám cưới xa hoa để giảm chi phí kết hôn. Một số thành phố đang tặng tiền mặt cho các gia đình có con thứ ba, trong khi những thành phố khác đang mở rộng thời gian nghỉ thai sản và sinh con. Các chương trình hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm cũng được hưởng trợ cấp.
Tuy nhiên, các nhà phân tích đặt câu hỏi liệu những sáng kiến đó có đủ để bảo vệ nền kinh tế Trung Quốc khỏi sự suy giảm nhân khẩu học hay không - điều mà một số người dự đoán có thể làm giảm tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) xuống 1 điểm phần trăm mỗi năm cho đến năm 2035. Với tốc độ hiện tại, Trung Quốc sẽ có tỷ lệ công nhân trên người về hưu sẽ là 1:1 vào cuối thế kỷ này, giảm đáng kể so với tỷ lệ 4:1 hiện nay.
Theo ông Bert Hofman, Giám đốc Viện Đông Á tại Đại học Quốc gia Singapore, để bù đắp điều này, chính phủ cần dần dần khuyến khích mọi người làm việc ở ngoài độ tuổi nghỉ hưu hiện tại là 50 đối với phụ nữ và 60 đối với nam giới.
Các nhà hoạch định chính sách cũng cần mở rộng quỹ lương hưu tư nhân và nâng cấp ngành y tế. Ông Hofman nói: "Cần một gói cải cách toàn diện mang tất cả những điều này lại với nhau. Nếu không, các thành phố bán nông thôn như Như Đông sẽ phải vật lộn để chăm sóc người già".
NATO biến Moldova thành căn cứ hậu cần để cung cấp cho quân đội Ukraine? Việc hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường sắt, với sự hỗ trợ từ EU, đang biến Moldova thành một căn cứ hậu cần chiến lược cho Ukraine. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel (trái) họp báo chung với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (giữa) và Tổng thống Moldova Maia Sandu tại thủ đô Kiev...