Tổng thống Nga nêu ưu tiên quân sự của năm 2023; nhà lãnh đạo Ukraine đi Mỹ với loạt tin tốt
Ngày 21/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công bố các mục tiêu quân sự của năm 2023. Cùng ngày, nhà lãnh đạo Ukraine Zelensky sẽ đặt chân đến Washington với nền móng là hàng loạt tin tốt.
Mục tiêu quân sự năm 2023 của Nga
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa có cuộc họp mở rộng với các quan chức quốc phòng cấp cao để xác định những mục tiêu quân sự cho năm 2023 và đánh giá chiến dịch quân sự của Moskva tại Ukraine.
Phát biểu tại cuộc họp của Bộ Quốc phòng Nga tại Moskva, nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh rằng liên minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) do Mỹ dẫn đầu đang sử dụng gần như toàn bộ tiềm lực quân sự của khối này để chống lại Nga.
Một binh sĩ của các nước cộng hòa tự xưng ở Ukraine sử dụng hệ thống phóng tên lửa Javelin thu giữ được. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga
Theo đài Sputnik, ông Putin cho rằng để đáp trả, Moskva cần tiếp tục hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân, cũng như nâng cao hiểu biết về các hệ thống vũ khí, kinh nghiệm và chiến thuật của NATO để cải thiện sức mạnh chiến đấu cho quân đội Nga.
“Tất cả thông tin về các lực lượng NATO, các phương tiện được sử dụng trong quá trình thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, để chống lại chúng ta đều đã được làm rõ. Những thông tin này ở ngay trước mắt các vị và nó phải được phân tích kỹ lưỡng để giúp lực lượng vũ trang của chúng ta tăng cường khả năng chiến đấu, cũng như các dịch vụ đặc biệt khác của Nga”, ông Putin chỉ đạo Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu Nga.
Ông chủ Điện Kremlin khẳng định Nga sẽ tiếp tục xây dựng tiềm lực quân sự, đồng thời tiếp tục hỗ trợ và hiện đại hóa bộ ba hạt nhân của mình. Chính trị gia này coi bộ ba hạt nhân là yếu tố đảm bảo chính cho chủ quyền quốc gia và là phương tiện để duy trì sự cân bằng chiến lược và cân bằng quyền lực trên thế giới.
“Năm nay, tỷ lệ của các hệ thống vũ khí hiện đại trong lực lượng hạt nhân chiến lược đã đạt 91%. Quá trình tái trang bị các hệ thống tên lửa hiện đại có đầu đạn siêu thanh Avangard cho các trung đoàn của Lực lượng Tên lửa Chiến lược đang được tiếp tục”, ông Putin nói.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một cuộc họp ở Moskva ngày 7/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Giới chức Nga và một số phương tiện truyền thông phương Tây cùng giới học giả đã mô tả cuộc xung đột ở Ukraine như một cuộc chiến ủy nhiệm giữa phương Tây và Nga. Mỹ và các đồng minh đã rót viện trợ quân sự trị giá hàng chục tỷ USD, huấn luyện hàng chục nghìn binh sĩ và cung cấp thông tin tình báo cũng như hỗ trợ lập kế hoạch tác chiến cho Kiev.
Video đang HOT
Cùng ngày, trong tin nhắn video gửi tới các cơ quan an ninh của Nga, người đứng đầu Điện Kremlin thừa nhận rằng tình hình ở Ukraine là cực kỳ phức tạp. Theo tờ Financial Times, thừa nhận này nằm trong nỗ lực nhằm chuẩn bị cho người dân Nga đối mặt với một cuộc chiến trường kỳ khi mà cuộc xung đột ở Ukraine đã gần đến mốc 10 tháng, nhưng những khó khăn mà Nga phải đối mặt ở 4 vùng thuộc Ukraine mà nước này đã sáp nhập là không nhỏ.
Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine vào ngày 24/2/2022, với lý do Kiev không sẵn sàng thực hiện Thoả thuận Hoà bình Minsk. Ngày 5/10/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký đạo luật hoàn tất quá trình chính thức sáp nhập bốn vùng của Ukraine (Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia) vào lãnh thổ Nga. Quá trình này được tiến hành sau các cuộc trưng cầu ý dân tại bốn vùng trên của Ukraine hồi tháng 9/2022. Nga cho biết đa số cư dân ở bốn vùng này đã ủng hộ việc sáp nhập.
Về phần mình, Kiev gọi cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý đó là “giả mạo” và cam kết tiếp tục đối phó với Moskva để giành lại các vùng lãnh thổ đã mất.
Chuyến thăm quan trọng của Tổng thống Ukraine
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AFP/ TTXVN
Ngày 21/12, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã khởi hành đến Washington để hội kiến ông chủ Nhà Trắng Joe Biden và có bài phát biểu trực tiếp trước Quốc hội Mỹ. Sự kiện ngày 21/12 đánh dấu chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước này vào cuối tháng 2 năm nay. Ông nói: “Tôi đang trên đường tới Mỹ để tăng cường khả năng phục hồi và phòng thủ của Ukraine”. Trước thềm chuyến đi này, ông Zelensky đã nhận được hàng loạt tin tức có lợi cho tình hình ở Ukraine.
Cụ thể, sáng sớm 20/12, Quốc hội Mỹ đã công bố dự luật chi tiêu mới trị giá 1,7 nghìn tỷ USD cho chính phủ liên bang, trong đó có cả khoản viện trợ gần 45 tỷ USD cho Ukraine. Nhà Trắng đã thúc đẩy Quốc hội thông qua khoản viện trợ đáng kể cho Ukraine vào dự luật chi tiêu. Nếu được thông qua, nó sẽ nâng tổng số tiền viện trợ khẩn cấp từ Mỹ cho Ukraine lên hơn 100 tỷ USD. Trước đó, ngày 13/12, các đại diện của hàng chục quốc gia và tổ chức quốc tế đã quy tụ tại hội nghị quan trọng ở Paris, với chủ đề “Sát cánh cùng nhân dân Ukraine”, nhằm thúc đẩy nỗ lực giúp Ukraine vượt qua một mùa đông “đen tối”.
Theo hãng thông tấn Anadolu, hội nghị này đã giúp quyên góp được số tiền lên đến 1 tỷ USD và sau đó sẽ điều phối các viện trợ – cả về tài chính lẫn hiện vật – được cấp tốc chuyển tới Ukraine trong những tuần và tháng tới nhằm giúp người dân nước này sống sót qua những đêm dài nhiệt độ đóng băng trong mùa đông. Thụy Điển là một trong những quốc gia đầu tiên tham dự hội nghị Paris với cam kết viện trợ nhiều hơn. Bộ trưởng Ngoại thương Johan Forssell tuyên bố đóng góp 58 triệu USD cho viện trợ nhân đạo và xây dựng lại trường học, bệnh viện và cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Mặt khác, cuộc gặp giữa ông Zelensky và ông Biden tại Nhà Trắng còn đặc biệt quan trọng khi nó diễn ra chỉ hai ngày sau khi ông Putin gặp gỡ Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, làm dấy lên lo ngại rằng Minsk có thể giúp sức để Nga kéo dài cuộc chiến qua những tháng mùa đông khắc nghiệt.
Bệ phóng tên lửa đánh chặn Patriot của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Chuyến thăm cấp cao trên cũng trùng thời điểm chính quyền Mỹ đang lên kế hoạch gửi các hệ thống phòng không tiên tiến nhất tới Kiev để ngăn chặn các cuộc tấn công sắp tới từ lực lượng Nga. Theo một số quan chức Mỹ, dự kiến tại chuyến thăm lần này, Tổng thống Biden sẽ công bố khoản hỗ trợ an ninh bổ sung trị giá 1,8 tỷ USD cho Ukraine. Và theo các nguồn thạo tin của CNN, gói viện trợ trên có thể được triển khai ngay trong tuần này, bao gồm các hệ thống tên lửa Patriot mà Ukraine vẫn mong đợi lâu nay, cùng với bộ chế tạo bom thông minh JDAM. Thiết bị này có thể biến bom bình thường thành bom chính xác giúp nước này nhắm mục tiêu vào tuyến phòng thủ của Nga.
Quyết định cung cấp Patriot, đáp ứng yêu cầu từ lâu của Ukraine, phản ánh quá trình Mỹ điều chỉnh chiến lược viện trợ quân sự song song với sự thay đổi trong chiến lược tấn công của Nga. Những hệ thống này sẽ giúp Kiev chống lại tốt hơn các cuộc tấn công bằng tên lửa dữ dội của Nga nhằm vào các mục tiêu quân sự – dân sự và cơ sở hạ tầng năng lượng.
Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Ukraine đã nhiều lần trao đổi tình hình qua điện thoại và cuộc gọi trực tuyến, nhưng chưa gặp trực tiếp kể từ khi xảy ra xung đột. Và cuộc gặp trực tiếp lần này cũng diễn ra vào một thời điểm quan trọng của cuộc chiến. Nhiều tháng qua, Tổng thống Biden đã cân nhắc cẩn thận về các lô hàng vũ khí để vừa hỗ trợ hiệu quả cho Ukraine, nhưng cũng vừa tránh gây leo thang xung đột thành một cuộc đụng độ trực tiếp gây hậu quả thảm khốc giữa khối quân sự NATO và Nga. Điển hình, ông đã nhiều lần bác bỏ lời kêu gọi của Ukraine về việc phương Tây lập vùng cấm bay trên lãnh thổ nước này. Do vậy, hệ thống phòng không tầm xa Patriot sẽ đánh dấu việc Mỹ đưa ra bước can thiệp sâu nhất vào cuộc xung đột cho đến nay.
Cựu Chỉ huy NATO Wesley Clark nhận định chuyến thăm của ông Volodymyr Zelensky là một diễn biến quan trọng khi Ukraine không thể giành chiến thắng nếu như không được phương Tây tăng cường hỗ trợ. “Điều đó mở ra cơ hội cho Ukraine và đồng thời cả những mối nguy hiểm. Nga đang suy yếu, nhưng sẽ lấy lại sức mạnh. Đây là giai đoạn mà Mỹ cần đổ tiền hỗ trợ. Đó là thời cơ và Tổng thống Zelensky biết rõ việc này, nếu muốn đánh bại Ukraine. Đợi đến mùa hè thì đó sẽ là một chiến trường hoàn toàn khác”, ông Clark nói với CNN.
Cố vấn chính trị của Tổng thống Ukraine, ông Mykhailo Podolyak nhấn mạnh chuyến thăm “cực kỳ quan trọng” của Tổng thống Volodymyr Zelensky tới Mỹ vào ngày 21/12 sẽ loại bỏ nỗ lực của Nga hòng chứng tỏ rằng quan hệ Washington-Kiev đang nguội lạnh.
Ông Podolyak nêu rõ chuyến công du trên của Tổng thống Zelensky, bao gồm cả cuộc hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Joe Biden, đã tạo cơ hội để giải thích về tình hình thực tế ở Ukraine, loại vũ khí nào mà Kiev cần để chống lại Nga và lý do cần chúng.
Trung Quốc bất ngờ hủy khoản đầu tư 500 triệu USD, Nga hứng thiệt hại nặng nề
Tập đoàn lọc hóa dầu Sinopec của Trung Quốc vừa rút khỏi thỏa thuận trị giá 500 triệu USD vào một nhà máy liên doanh tiếp thị khí đốt của Nga do lo ngại bị nhắm mục tiêu bởi các lệnh trừng phạt Mỹ và phương Tây áp đặt lên Moscow.
Nga đang dựa vào Trung Quốc để vượt qua các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây. Ảnh IT
Theo Express, Nga hiện đang dựa vào sự hỗ trợ của Trung Quốc để vượt qua các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt đối với nước này sau khi Tổng thống Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine ngày 24/2.
Trung Quốc cho đến nay vẫn được cho là đồng minh quan trọng của Nga trong cuộc chiến chống lại phương Tây. Trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự vào Ukraine, 2 nhà lãnh đạo đã gặp nhau tại Bắc Kinh trước thềm Thế vận hội Mùa đông, nơi họ tái khẳng định các cam kết với nhau. Sau đó, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin ra tuyên bố chung nói "không có giới hạn nào" trong quan hệ giữa Nga và Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc tập đoàn lọc hóa dầu Sinopec được điều hành bởi Bắc Kinh mới đây hủy bỏ khoản đầu tư trị giá 500 triệu USD vào một nhà máy liên doanh tiếp thị khí đốt của Nga ở Trung Quốc tên là Sibur, khiến Moscow thiệt hại đáng kể đang làm dấy lên câu hỏi về việc liệu Moscow có thể dựa vào Bắc Kinh để lách trừng phạt hay không.
Theo Express, một trong những giám đốc và nhà đầu tư của Sibur là Gennady Timchenko - đồng minh lâu năm của ông Putin. Vị tỷ phú Nga này cũng nằm trong danh sách trừng phạt của phương Tây vào tháng 2 sau khi Tổng thống Putin tuyên bố triển khai lực lượng Nga tới các nước cộng hòa ly khai Donestk và Luhansk ở miền đông Ukraine.
Quyết định của Sinopec được đưa ra sau khi họ tham dự một cuộc họp tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc, có sự tham dự của cả Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) lẫn Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) .
Tập đoàn lọc hóa dầu Sinopec là một tập đoàn nhà nước của Trung Quốc. Ảnh IT
Một giám đốc điều hành tại Sinopec trả lời phỏng vấn trên Reuters rằng: "Công ty sẽ nghiêm túc tuân theo chính sách đối ngoại của Bắc Kinh trong cuộc khủng hoảng Ukraine".
Kể từ khi nổ ra xung đột Nga- Ukraine, Bắc Kinh nhiều lần lên tiếng phản đối các lệnh trừng phạt nhắm vào Moscow, khẳng định sẽ duy trì trao đổi kinh tế và thương mại bình thường với Nga, đồng thời từ chối lên án hành động của Moscow ở Ukraine.
NÓNG: Điện Kremlin cảnh báo "gắt" phương Tây: Đừng đẩy chúng tôi vào chân tường!
Tuy nhiên theo giới quan sát, Bắc Kinh vẫn cảnh báo các công ty Trung Quốc cố tránh các lệnh trừng phạt, buộc các công ty này phải thận trọng khi đầu tư vào Nga.
Việc Trung Quốc hủy bỏ khoản đầu tư trị giá nửa tỷ USD được cho là sẽ gia tăng áp lực cho nền kinh tế Nga vốn đang phải gồng mình chống đỡ các lệnh trừng phạt nặng chưa từng có của Mỹ và phương Tây.
Tổng thống Mỹ Biden đã cố gắng thuyết phục Bắc Kinh từ bỏ sự ủng hộ đối với Moscow trong cuộc điện đàm gần đây với Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông Biden đã cảnh báo Bắc Kinh không giúp Nga né tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây cũng như không cung cấp hỗ trợ quân sự cho Moscow.
Những phụ nữ Ukraine lựa chọn ở làm chiến binh bảo vệ quê hương Khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng trước, Olga Kovalenko và Alona Bushynska đã quyết định không rời bỏ quê hương. Thay vào đó, họ tình nguyện ở lại và tham gia lực lượng quân sự Ukraine. Phong trào Nữ cựu chiến binh ở Kiev, Ukraine, cung cấp vật tư y tế và viện trợ cho...