Tổng thống Nga lạc quan về triển vọng trao đổi thương mại với Trung Quốc
Phát biểu tại phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg (SPIEF) tối 17/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết kim ngạch thương mại Nga-Trung năm 2022 sẽ đạt mức kỷ lục.
Theo ông Putin, kim ngạch thương mại Nga- Trung Quốc hiện là 140 tỷ USD và sẽ còn tăng.
Tổng thống Vladimir Putin phát biểu tại cuộc họp ở Moskva, ngày 1/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Putin, kim ngạch thương mại giữa hai nước trong 5 tháng đầu năm 2022 lên tới gần 66 tỷ USD.
Video đang HOT
Về phần mình, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước đó nhấn mạnh rằng hợp tác Nga-Trung đang “trên quỹ đạo đi lên”.
Trước đó, phát biểu trong cuộc gặp với các doanh nhân trẻ trước thềm Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Saint-Peterburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định nền kinh tế Nga sẽ vẫn mở cửa bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga liên quan chiến dịch đặc biệt ở Ukraine.
Trả lời câu hỏi về hợp tác kinh tế-thương mại với các đối tác Trung Quốc và Ấn Độ trong điều kiện “đóng cửa” của nền kinh tế, ông Putin cho biết nền kinh tế Nga sẽ vẫn mở cửa.
Sau khi các công ty và nhà đầu tư lớn của Mỹ và châu Âu rời khỏi thị trường Nga, Moskva cho biết sẽ tập trung phát triển ngành công nghiệp nội địa của riêng mình và phát triển quan hệ đối tác với Trung Quốc, Ấn Độ và các cường quốc ở Trung Đông.
Saudi Arabia cắt giảm nguồn cung dầu mỏ cho Trung Quốc
Theo các động thái này diễn ra khi Trung Quốc tăng nhập khẩu dầu giá rẻ từ Nga.
Cuối tuần qua, hai hãng tin Reuters và Bloomberg trích dẫn các nguồn thạo tin cho biết Saudi Arabia sẽ cắt giảm các lô hàng dầu mỏ bán cho Trung Quốc trong tháng 7.
Theo báo cáo, nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, Saudi Aramco, đã thông báo cho ít nhất bốn nhà máy lọc dầu của Trung Quốc rằng họ sẽ cung cấp khối lượng dầu ít hơn mức ký hợp đồng vào tháng tới.
Các nguồn tin cho biết động thái này là do Trung Quốc đang tăng cường nhập khẩu dầu của Nga với mức chiết khấu đáng kể mà Moskva đưa ra sau khi bị các nước phương Tây cấm vận.
Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu dầu của Saudi Arabia đang tăng lên trên toàn thế giới, đặc biệt là ở châu Âu, trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) đang dần từ bỏ nguồn cung cấp năng lượng của Nga và tìm kiếm các nhà cung cấp mới.
Các báo cáo cũng nêu rõ rằng các nhà máy lọc dầu ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Ấn Độ vẫn sẽ nhận được đầy đủ dầu theo hợp đồng. Trong khi đó, một số thậm chí sẽ nhận được nhiều hơn, trong đó có một nhà máy lọc dầu của Malaysia ở Pengerang. Ngoài ra, ít nhất ba nhà máy lọc dầu ở châu Âu đã nhận được đầy đủ khối lượng theo hợp đồng giao hàng vào tháng 7 từ công ty Saudi Aramco.
Đầu tuần này, Saudi Aramco đã khiến thị trường nhiên liệu bất ngờ khi tăng giá bán chính thức của tháng 7 đối với mặt hàng dầu thô nhẹ đối với các khách hàng ở châu Á thêm 2,10 USD/thùng cho so với mức tháng 6, cao hơn nhiều so với dự kiến.
Động thái này đã đẩy giá dầu toàn cầu tiếp tục phi mã lên hơn 120 USD/thùng, làm gia tăng nỗi lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong bối cảnh: nhu cầu tiêu thụ ở Bắc Bán cầu vào mùa cao điểm, Trung Quốc nới lỏng phong tỏa chống COVID-19, cũng như sự không chắc chắn về nguồn cung của Nga do ảnh hưởng của cấm vận.
Tổng thống Putin tuyên bố Nga không đóng các giếng dầu trước sức ép trừng phạt Một số nhà phân tích dự báo trừng phạt của phương Tây chống Nga cùng với lệnh cấm vận dầu mỏ nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) sẽ khiến Nga buộc phải đóng cửa nhiều giếng dầu. Một nhà máy lọc dầu của Nga tại khu vực Omsk. Ảnh: Reuters Tuy nhiên, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định chuyện đóng giếng...