Tổng thống Nga khẳng định ưu tiên phát triển quan hệ với châu Phi
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, trong quá trình hợp tác với châu Phi, Moskva sẽ tuân thủ nguyên tắc “giải pháp của châu Phi cho vấn đề của châu Phi.”
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Nga, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Nga-châu Phi lần thứ nhất đang diễn ra tại thành phố Sochi, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định sự phát triển quan hệ với các quốc gia châu Phi là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Moskva.
Video đang HOT
Theo ông Putin, các nước châu Phi hiện đang gia tăng được vị thế chính trị và kinh tế của mình như một cực trong thế giới đa cực. Nga và châu Phi có nhiều quan điểm chung và là đối tác tại Liên hợp quốc (LHQ) cũng như nhiều tổ chức quốc tế khác.
Tổng thống Putin cam kết sẽ tiếp tục đóng góp cho tiến trình củng cố hòa bình và ổn định tại châu lục này. Nhà lãnh đạo này khẳng định, trong quá trình hợp tác với châu Phi, Moskva sẽ tuân thủ nguyên tắc “giải pháp của châu Phi cho vấn đề của châu Phi”, hỗ trợ châu Phi trong các lĩnh vực như: chống khủng bố và cực đoan, huấn luyện quân sự, cung cấp vũ khí…
Phát biểu nhân dịp bế mạc hội nghị, Tổng thống Putin cho biết các đại biểu đã nhất trí tổ chức hội nghị thường kỳ 3 năm một lần. Hội nghị lần thứ nhất tại Sochi đã ra Tuyên bố chung Nga-châu Phi, trong đó đề ra mục tiêu và nhiệm vụ phát triển quan hệ hai bên trong tất cả các lĩnh vực, bao gồm chính trị, an ninh, kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội..
Trong khuôn khổ hội nghị, người đứng đầu Ban Thư ký thường trực Nhóm 5 nước vùng Sahel (G5 Sahel), ông Maman Sambo Sidiku bày tỏ mong muốn triển khai các cố vấn quân sự Nga trên lãnh thổ của những nước này
Theo ông Sidiku, khu vực G5 Sahel không có khả năng tự đối phó với mối đe dọa khủng bố, do đó cần sự hỗ trợ từ phía Nga. Vấn đề này cũng sẽ được thảo luận tại cuộc họp riêng giữa nguyên thủ của 5 quốc gia nhóm G5 Sahel với Tổng thống Putin.
Khu vực Sahel bao gồm 5 quốc gia châu Phi là Mauritania, Burkina Faso, Mali, Nigeria và Chad. Tổ chức này được thành lập năm 2014 để phối hợp về an ninh và phát triển kinh tế trong khu vực./.
Theo Tâm Hằng-Duy Trinh (TTXVN/Vietnam )
"Gấu Nga" trở lại châu Phi
Không muốn bị đứng ngoài "cuộc chơi" ở địa bàn đầy tiềm năng, Nga đang nỗ lực tạo ảnh hưởng tại lục địa đen giữa lúc Trung Quốc, Nhật Bản, châu Âu và Mỹ đang chạy đua cạnh tranh chiến lược.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TTXVN
Hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi lần đầu tiên khai mạc hôm nay (23-10) tại TP.Sochi (Nga) và kéo dài trong hai ngày, được coi là bước ngoặc lịch sử trong quan hệ giữa Moscow và Châu Phi. Sự kiện này đánh dấu sự trở lại của "Gấu Nga" ở lục địa đen sau thời gian dài bị lãng quên trong thời kỳ "hậu Xô Viết". Liên Xô từng giúp người dân châu Phi bảo vệ độc lập và chủ quyền, xây dựng đất nước, phát triển kinh tế, xây dựng lực lượng vũ trang...
Dưới thời Tổng thống Vladimir Putin, nước Nga từng bước lấy lại vị thế và ảnh hưởng trên trường quốc tế thông qua việc mở rộng các mối quan hệ, trong đó có các đồng minh trước đây. Châu Phi trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Matxcơva, nhất là trong bối cảnh Nga quyết tâm phá vỡ thế bao vây cấm vận của Mỹ và châu Âu.
Trong khi đó, tăng cường quan hệ với đối tác truyền thống và tin cậy như Nga mở ra nhiều triển vọng phát triển đối với các nền kinh tế lục địa đen, cải thiện vị thế và đảm bảo tốt hơn về môi trường an ninh. Đây cũng là một cơ hội để châu Phi đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ và giảm lệ thuộc vào các đối tác lớn như Trung Quốc, châu Âu hay Mỹ.
Quốc Trung
Theo baodongnai
Ít nhất 85 binh sĩ thiệt mạng và mất tích trong vụ tấn công doanh trại quân đội ở Mali Chính phủ Mali ngày 1/10 cho biết ít nhất 25 binh sĩ bị thiệt mạng và khoảng 60 người mất tích sau khi các phần tử Hồi giáo thánh chiến tấn công 2 doanh trại quân đội ở miền Trung nước này. Hiện trường một vụ tấn công tại làng Ogassogou, gần Mopti, Mali, ngày 25/3/2019. Ảnh: AFP/ TTXVN Các vụ tấn công...