Tổng thống Nga khẳng định quân đội Nga đã rút khỏi biên giới Ukraine
Phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Thụy Sỹ Didier Burkhalter tại Thủ đô Moscow, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Nga đã rút quân khỏi khu vực biên giới với Ukraine.
Trong khi cáo buộc Chính quyền Kiev đã khiến cuộc khủng hoảng leo thang ở Ukraine, Tổng thống Putin hối thúc Chính quyền nước này ngay lập tức chấm dứt các hoạt động trấn áp người biểu tình ở khu vực Đông-Nam nước này.
Tổng thống Thụy Sĩ Didier Burkhalter (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp báo chung tại thủ đô Moscow, Nga ngày 7/5 (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Nga cũng kêu gọi các đại diện ở khu vực Đông-Nam Ukraine hoãn cuộc trưng cầu ý dân về quyền tự trị, dự kiến diễn ra vào ngày 11/5 tới đây, trong một nỗ lực nhằm thiết lập các điều kiện cần thiết cho cuộc đối thoại với Chính quyền Kiev.
Ông Putin cho biết, ông ủng hộ đề xuất của Thủ tướng Đức Angela Merkel tổ chức cuộc đối thoại bàn tròn trực tiếp, bình đẳng và chính thức giữa Chính quyền Kiev và khu vực Đông-Nam bất ổn. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh rằng, điều kiện tiên quyết cho cuộc đối thoại này là các lực lượng vũ trang và các nhóm vũ trang bất hợp pháp cần phải chấm dứt bạo lực.
Cho rằng cuộc bầu cử Tổng thống dự kiến diễn ra vào ngày 25/5 tới tại Ukraine là một bước đi đúng hướng, song ông Putin cũng cảnh báo rằng, Chính quyền Kiev không thể giải quyết vấn đề một cách đơn phương, trừ khi tất cả các công dân nước này cảm thấy quyền lợi của họ được đảm bảo.
Video đang HOT
Theo VOV
Ông Putin bất ngờ rút quân khỏi biên giới với Ukraine
Nga đã rút quân khỏi đường biên giới với Ukraine, Tổng thống Vladimir Putin hôm qua (7/5) đã bất ngờ thông báo như vậy trong cuộc gặp gỡ với Tổng thống Thụy Sỹ Didier Burkhalter ở thủ đô Moscow.
Tổng thống Putin (bên phải) trong cuộc gặp với Tổng thống Thụy Sỹ
"Chúng tôi được bảo rằng, binh lính của chúng tôi đóng gần biên giới với Ukraine là một mối lo ngại, vì vậy, chúng tôi đã rút quân. Họ bây giờ không còn đóng ở đường biên giới với Ukraine mà đang ở trong các căn cứ của họ và ở những khu vực huấn luyện", Tổng thống Putin nói với ông Burkhalter - người cũng đang giữ vị trí Chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE).
Ông chủ điện Kremlin không cho biết cụ thể liệu những vị trí mà quân Nga rút về có gần với biên giới với Ukraine hay không.
Trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đề xuất tổ chức một "hội nghị bàn tròn" về tình hình Ukraine và đề xuất này nhanh chóng được Moscow ủng hộ nhiệt thành.
Moscow và OSCE về căn bản nhất trí với nhau trong phương cách tiếp cận nhằm giải quyết tình hình Ukraine, ông Putin cho biết đồng thời nhấn mạnh đến biện pháp đàm phán.
"Moscow rất mong giải quyết nhanh chóng cuộc khủng hoảng ở Ukraine khi xem xét đến lợi ích của tất cả người dân trong nước này", Tổng thống Putin phát biểu.
Trong khi đổ lỗi cho chính quyền lâm thời ở Kiev đã làm leo thang căng thẳng ở Ukraine, ông Putin kêu gọi họ hãy ngừng ngay lập tức "chiến dịch trừng phạt" ở miền đông, nam.
Các phe nhóm cánh hữu ở Ukraine đứng đằng sau những diễn biến gần đây ở quốc gia Đông Âu và Kiev không giải trừ vũ khí của những nhóm đó, ông Putin cho biết. Ông này kêu gọi lực lượng biểu tình chống Kiev hãy hoãn tiến hành cuộc trưng cầu dân ý về chế độ liên bang dự kiến diễn ra vào ngày 11/5 tới.
"Nga tin rằng, cuộc khủng hoảng hiện nay xuất phát ban đầu từ Ukraine và đang tích cực phát triển theo kịch bản tồi tệ nhất. Lỗi ở đây là những người tổ chức cuộc đảo chính ở Kiev hôm 22 và 23/2 và họ vẫn không quan tâm đến việc giải trừ vũ khí của các thành phần cánh hữu và chủ nghĩa dân tộc cực đoan", Tổng thống Putin nhấn mạnh.
Theo ông chủ điện Kremlin, đối thoại trực tiếp giữa Kiev và lực lượng biểu tình chống chính phủ ở miền đông nam Ukraine là "chìa khóa" để chấm dứt cuộc khủng hoảng. Vì thế, "việc tạo các điều kiện cần thiết cho cuộc đối thoại này" và vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, để cuộc đối thoại diễn ra, lực lượng biểu tình cũng phải sắp xếp lại kế hoạch tiến hành cuộc trưng cầu dân ý. "Chúng tôi kêu gọi các đại diện của khu vực miền đông nam Ukraine, những người ủng hộ chế độ liên bang của đất nước hãy hoãn kế hoạch tổ chức cuộc trưng cầu dân ý để tạo các điều kiện cần thiết cho một cuộc đối thoại", Tổng thống Putin phát biểu tại cuộc họp báo với ông Burkhalter.
Phản ứng trước đề nghị trên của ông chủ điện Kremlin, một trong những nhà lãnh đạo của nước cộng hòa Donetsk - ông Denis Pushilin cho biết, khả năng hoãn cuộc trưng cầu dân ý sẽ được đưa ra thảo luận trong ngày hôm nay (8/5).
"Chúng tôi tôn trọng lập trường của ông Putin. Ông ấy là một chính khách công bằng. Vì thế, chúng tôi sẽ đưa ra đề xuất này trong cuộc họp hội đồng nhân dân vào ngày mai", ông Pushilin cho hay.
Tổng thống Putin cũng miên tả cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 25/5 tới là một động thái "đi đúng hướng" nhưng nhấn mạnh tầm quan trọng của cải cách hiến pháp. Đây là điều cần phải diễn ra trước bất kỳ cuộc bỏ phiếu nào ở Ukraine, ông Putin nói thêm.
Căng thẳng ở miền đông Ukraine đã leo thang kể từ hồi giữa tháng 4 sau một cuộc xung đột vũ trang giữa lực lượng an ninh Kiev với những người biểu tình ủng hộ Moscow đang đòi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về chế độ tự trị và mối quan hệ thân thiết hơn với Nga.
Cao trào của những cuộc đụng độ giữa những thành phần thân Kiev và lực lượng chống Kiev đã diễn ra ở Odessa hồi cuối tuần trước. Vụ việc này đã khiến 43 người thiệt mạng và hơn 170 người bị thương.
Kiev liên tục đổ lỗi cho Moscow đã kích động tình hình bất ổn ở miền đông nam và chia rẽ nước này. Tuy nhiên, Nga thẳng thừng bác bỏ cáo buộc trên.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Phe nổi dậy Syria tuyệt vọng cố thủ ở Homs Lực lượng chiến binh nổi dậy ngày một suy yếu của Syria đang tuyệt vọng cố thủ ở Homs khi quân đội trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad phát động chiến dịch tấn công ác liệt nhất nhằm đánh bật họ ra khỏi trung tâm thành phố Homs. Đây từng là thủ phủ của phong trào nổi dậy. Một khu vực chiến...