Tổng thống Nga công bố sự kiện quan trọng nhất năm 2015
Hôm 25-12, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu nhân dịp năm mới tại Điện Kremlin, trong đó ông đã chỉ ra sự kiện quan trọng nhất năm 2015 của nước này.
Theo đó, đối với nước Nga, sự kiện quan trọng nhất năm 2015 là việc cử hành Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Tổng thống Putin nêu rõ: “Có rất nhiều sự kiện, nhưng quan trọng nhất là Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng”.
Trong bài phát biểu, ông chủ Điện Kremlin nhấn mạnh vào “sức mạnh của sự đoàn kết dân tộc Nga, mong muốn chung của nhân dân Nga và sẵn sàng hành động chung để bảo vệ các giá trị cơ bản, đóng góp vào sự phát triển của nước Nga”. Theo Tổng thống Putin, xu hướng này nhận được sự hỗ trợ của tất cả các ngành, cơ quan của Chính phủ, rằng “chúng ta phấn đấu vì lợi ích chung và sự thình vượng của nước Nga”.
Tổng thống Putin phát biểu tại Điện Kremlin hôm 25-12 (giờ Nga),
Ngày Chiến thắng đánh dấu ngày Đức đầu hàng Liên bang Xô viết vào năm 1945, là một ngày lễ quan trọng tại Nga. Lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng năm nay được cho là một trong những sự kiện kỷ niệm lớn nhất tại Nga, với sự tham gia của khoảng 16 nghìn binh sĩ, 194 vũ khí quân dụng hạng nặng và 143 máy bay chiến đấu.
Tham gia lễ duyệt binh còn có các đơn vị quân đội của Azerbaijan, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Ấn Độ, Serbia và Trung Quốc cũng tham gia lễ diễu hành. Khoảng 30 nguyên thủ các nước đã tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng tại Nga. Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang và phu nhân cũng tham dự buổi lễ.
Theo Khổng Hà
Công an nhân dân
Tiêu diệt khủng bố không thể chỉ bằng súng đạn
Muốn chiến thắng khủng bố, nước Pháp và người Pháp chỉ cần giữ những gì đã có: tinh thần đoàn kết dân tộc, bất kể màu da, tín ngưỡng, tinh thần nhân đạo, tính cao thượng...
Video đang HOT
... Cùng những gì nước Pháp và người Pháp làm và sẽ làm bên ngoài biên giới của mình, nước Pháp và người Pháp không thể bỏ quên tinh thần hợp pháp quốc tế và sự chính đáng của hành động.
Tối thứ Sáu 13/11/2015, ở trung tâm Paris và sân vận động quốc gia, bốn nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan, mang súng AK-47, mặc áo chứa đầy chất nổ, sẵn sàng chết, đã thảm sát 132 người và làm bị thương 350 người khác, trong số đó gần 100 người đang ở biên giới giữa sống và chết. Đây chỉ là con số tạm thời.
Nước Pháp, người Pháp và người dân Paris có cảm giác như đang sống trong ác mộng. Mọi người vừa trải qua một đêm trắng ghê rợn của khủng bố. Tàn bạo và mù quáng. Người Pháp và thế giới đang khóc, không vì yếu đuối mà vì đau thương và phẫn nộ trước sự dã man của một thiểu số cuồng tín.
Khủng bố đã giết người, đồng thời toan giết tự do và tình con người. Gây ra sự sợ hãi, khủng hoảng kinh tế, chia rẽ cộng đồng, là mầm mống cho nội chiến dân sự. Đó là mục đích của khủng bố.
Vấn đề IS không thể giải quyết chỉ bằng súng đạn
Ảnh minh họa
Khủng bố bạo lực nhắm vào thường dân là hành động của kẻ hèn, yếu và là một trong những hành động chứng minh sự tuyệt vọng chính trị và tâm lý. Bất kể thủ phạm là một nhóm người, một tổ chức hay một quốc gia.
Làm sao để tránh? Đối phó? Câu trả lời là: Một nước tự do dân chủ pháp quyền, như Pháp, không thể ngừa trước và chống lại với 100% hiệu quả những hành động khủng bố, nếu chỉ đối phó bằng hệ thống an ninh vũ trang thuần tuý. Đây là giá phải trả. Phải chấp nhận. Chấp nhận cho sự tự do dân chủ và nhà nước pháp quyền.
Bất lực? Không. Vậy vì sao? Vì lý do của hành động khủng bố xuất phát từ những vấn đề chính trị, địa chính trị và vấn đề xã hội. Và câu trả lời không thể chỉ đơn thuần là an ninh và vũ trang.
Qua mạng xã hội, tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS hay Daech) vừa tự nhận là tác giả của đêm khủng bố thứ Sáu ngày 13. Điều này ai cũng biết. Biết chắc là khủng bố sẽ còn xảy ra, ngày càng tinh vi hơn.
Muốn "xoá sổ" khủng bố IS ở Pháp hay bất cứ nơi nào khác, chúng ta cần biết rõ IS.
Ngày "11 tháng 9" của Pháp là kết quả của "sau ngày 11 tháng 9" của Hoa Kỳ. Khi chính phủ này cùng các đồng minh Pháp, Anh... phát chiến ở Afghanistan, Libya, rồi Syria. Chiến tranh không đi kèm chính trị thành thật. Không đi kèm luật pháp quốc tế. Trong khi có thể có sự lựa chọn khác như bao vây kinh tế trên toàn cầu chắc chắn sẽ đưa tới biến chuyển mềm. Trong khi đó, những cường quốc nói trên đã và tiếp tục ủng hộ, quan hệ chiến lược với những quốc gia nơi mà tư tưởng tự do dân chủ không có ý nghĩa gì. Vì mối lợi chung, mọi người đều nhắm mắt.
Thật ra, tổ chức IS không như hình ảnh của họ trong dư luận, trên báo chí và trong đầu của nhiều chính gia phương Tây. IS dã man, tàn ác. IS đi trận với cái "sợ" là vũ khí. IS hành quyết tù nhân như những nhóm cướp đường thời Trung cổ nhưng lại dùng Facebook, Youtube, Twitter, công nghệ của thế kỷ 21, để quảng bá những tội ác của mình chỉ để gây sợ hãi. Và một công hai chuyện, để lôi cuốn (cuồng) tín đồ không khác gì những phim quảng cáo trên truyền hình bán "bột giặt tuyệt vời" hay xe hơi "cực đẹp".
Theo tài liệu mở của Pháp và Mỹ, IS có chừng 30.000 chiến binh, tối đa là 40.000 rải rác trên nhiều vùng đất mênh mông nằm ở Syria, Libya... Họ được trang bị thô sơ so với quân đội chính thống của các nước đó: AK-47, hoả tiễn tầm ngắn, đại bác và không nhiều xe tăng, xe bọc sắt. Nếu so với quân đội Pháp, Mỹ thì có thể gọi quân IS là thô sơ.
Nhưng IS luôn núp trong thường dân, cùng phe hay không, và núp bóng dưới nhãn hiệu tôn giáo tín ngưỡng Hồi giáo, tự vỗ ngực là tín đồ thuần khiết bảo vệ thánh Allah. Bởi vậy, giội bom và đánh IS là giội bom và giết thường dân, là tấn công Hồi giáo. Từ đó sẽ gây nên phẫn nộ, căm thù, đem tới cho IS thêm chiến binh, thêm tiền từ một số nước Hồi giáo... đồng minh với Pháp và Hoa Kỳ.
Nhân sự của IS tới từ tứ xứ, kể cả công dân gốc Âu mới nhập đạo, tới từ nhiều văn hoá khác nhau. Điểm chung của họ lý thuyết là tín ngưỡng. Tín ngưỡng cực đoan nhưng cực thiểu số so với 1 tỉ 300 triệu tín đồ Hồi giáo trên toàn cầu.
Do đó vấn đề IS, vấn đề ở Cận và Trung Đông không thể được giải quyết đơn thuần bằng vũ khí. Phần đa số của giải pháp tại chỗ là chính trị, sắc tộc, văn hoá và tôn giáo thực hiện bởi các nước Hồi giáo xung quanh. Hơn nữa, các nước này còn dùng IS làm con cờ để nhiễu phá nhau. Điều mà phương Tây không thể đứng ra làm trọng tài hay chủ chốt. Mà chỉ có thể giúp, thúc đẩy bằng chính sách, kinh tế, nhân đạo chứ không thể bằng chiến tranh.
Giải pháp bền vững chỉ nằm ở gốc rễ của vấn đề. Để cho IS không còn lý do tồn tại, không còn chỗ đứng chính trị hay tôn giáo. Đồng thời khi các đồng minh tài chính của IS cắt nguồn tài trợ, IS sẽ tự tiêu tan.
Chống khủng bố, nước Pháp sau thứ Sáu ngày 13
Tổng thống Pháp Francois Hollande:"tung ra tức khắc cuộc chiến toàn diện, khắc nghiệt nhằm tiêu diệt các nhóm khủng bố ở bất cứ nơi nào." (Ảnh minh họa)
Vài giờ sau vụ khủng bố, Tổng thống Pháp Franois Hollande ra sắc lệnh 3 ngày quốc tang, tuyên bố tình trạng khẩn cấp 12 ngày trên toàn quốc, tình trạng sẽ được gia hạn thêm 3 tháng và "tung ra tức khắc cuộc chiến toàn diện, khắc nghiệt không thương xót nhằm tiêu diệt các nhóm khủng bố ở bất cứ nơi nào!" Tiếp theo, quân đội Pháp đã không kích hơn 30 lần căn cứ đầu não của IS ở Raqqa, Syria. Đây là những cuộc không kích lớn nhất mà Pháp chưa bao giờ thực hiện tại nước Trung Đông này.
Sáng 17/11, Nga đã bắn hoả tiễn từ chiến hạm nhằm căn cứ IS tại Syria. Trong vài giờ, vài ngày, Mỹ chắc chắn sẽ tham gia.
Như đã phân tích ở trên, chỉ không kích mà không bộ chiến, không giải pháp chính trị thì sẽ không có kết quả gì lâu dài. Hoặc rất ít. Như vậy, giội bom không khác gì trả thù. Giá chính trị, ngoại giao phải trả trong tương lai sẽ không nhỏ. Vả lại, các nhóm khủng bố đã nằm tại châu Âu. Có tiền và không khó mua vũ khí.
Trong nước, các lực lượng an ninh và tình báo Pháp đã và đang khám xét hơn 150 căn nhà, bắt và giam tại nhà không cần sắc lệnh của toà án hơn 100 người có yếu tố hoặc bị nghi ngờ dính líu tới các yếu tố đe doạ an ninh quốc gia. Tịch thu được một số vũ khí các loại.
Hành động này vi phạm luật dân chủ và thể chế pháp quyền của Pháp. Tuy nhiên, nếu trong tình trạng khẩn cấp, trong thời gian ngắn, để bảo vệ an ninh công cộng, đây là điều cần thiết cần làm. Với điều kiện là hệ thống pháp lý phải mau chóng vào cuộc để bảo đảm quyền công dân và luật pháp. Hành động phi pháp bất công sẽ đương nhiên tạo ra hành động phạm pháp đối đầu.
Nếu nước Pháp và người Pháp muốn chiến thắng khủng bố, lâu dài, bền vững, bất cứ khủng bố tới từ đâu, bất cứ dưới sắc màu nào, nước Pháp và người Pháp chỉ cần giữ những gì đã có: tinh thần đoàn kết dân tộc, bất kể màu da, tín ngưỡng, tinh thần nhân đạo, tính cao thượng đặc thù của văn hoá Pháp. Và những gì nước Pháp và người Pháp làm và sẽ làm bên ngoài biên giới của mình, nước Pháp và người Pháp không thể bỏ quên tinh thần hợp pháp quốc tế và sự chính đáng của hành động.
Theo Võ Trung Dung (từ Paris)
Vietnamnet
Bất ngờ với sự phát triển của thủ đô Triều Tiên Điện thoại thông minh, đèn tiết kiệm năng lượng và cả... kẹt xe, thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên "lung linh" hơn người ta hình dung khá nhiều. Cảnh sát giao thông Triều Tiên trước sân vận động Kim Nhật Thành, nơi tổ chức trận vòng loại World Cup 2018 giữa Triều Tiên và Philippines ngày 8.10.2015 - Ảnh: Reuters Những nhà...