Tổng thống Nga: Chính Tổng thống Mỹ khiến giá dầu tăng cao
“Nếu ông muốn tìm thủ phạm khiến giá dầu cao, thì ông chỉ cần nhìn vào gương”, ông Putin nhắn nhủ ông Trump…
Tổng thống Nga Vladimir Putin – Ảnh: Sputnik/Reuters.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 3/10 nói Tổng thống Mỹ Donald Trump đúng khi phàn nàn giá dầu thế giới quá cao, nhưng người đứng đầu điện Kremlin cũng cho rằng chính ông Trump là nguyên nhân khiến giá dầu tăng cao như vậy.
“Tổng thống Trump nói rằng ông ấy nghĩ giá dầu hiện nay là quá cao. Có lẽ ở một vài phương diện nào đó, ông ấy đúng, nhưng chúng tôi hoàn toàn ổn với mức giá dầu 65-75 USD/thùng để đảm bảo hoạt động hiệu quả của các công ty dầu lửa và đảm bảo đầu tư”, hãng tin Reuters dẫn lời ông Putin phát biểu tại diễn đàn năng lượng Russia Energy Week ở Moscow.
“Nhưng thực lòng mà nói, ở một vài góc độ, giá dầu cao như vậy là kết quả từ chính quyền Mỹ mà ra. Tôi đang nói về lệnh trừng phạt đối với Iran, và vấn đề chính trị ở Venezuela và cả những gì đang diễn ra ở Libya”, ông Putin nói.
Nhà lãnh đạo Nga nói thêm: “Nếu đề cập vấn đề này với ông Trump, tôi sẽ nói, nếu ông muốn tìm thủ phạm khiến giá dầu cao, thì ông chỉ cần nhìn vào gương”.
Phát biểu này được ông Putind đưa ra sau khi ông Trump chỉ trích Nga và Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) vì thỏa thuận hạn chế sản lượng mà nhóm này ký kết vào năm 2016 nhằm vực dậy giá dầu sau đợt sụt giảm chóng mặt từ giữa năm 2014 do tình trạng dư thừa nguồn cung toàn cầu.
Thỏa thuận đó đã phát huy hiệu quả và giá dầu tăng trở lại. Tuy nhiên, thỏa thuận hạn chế sản lượng dầu của OPEC và Nga, cũng như sự tăng giá dầu mà nó tạo ra, đã vấp phải sự chỉ trích của ông Trump.
Người đứng đầu Nhà Trắng nói Saudi Arabia và Nga giữ giá dầu cao, đồng thời kêu gọi nhóm này tăng sản lượng để “hạ nhiệt” giá dầu.
Trong khi chỉ trích OPEC và Nga, ông Trump không hề nhắc đến việc chính quyết định của ông về áp trừng phạt đối với Iran và Venezuela, hai thành viên OPEC, cũng là một phần nguyên nhân đẩy giá dầu tăng. Xuất khẩu dầu của Iran sụt giảm do lệnh trừng phạt của Mỹ tái áp lên nước này đang khiến thị trường lo ngại về nguy cơ xảy ra sự thiếu hụt nguồn cung dầu toàn cầu.
Saudi Arabia và Nga đã nói họ có thể bù đắp bất kỳ sự thiếu hụt nguồn cung nào từ Iran khi Mỹ bắt đầu áp dụng trở lại các biện pháp trừng phạt đối với ngành dầu lửa của Tehran kể từ ngày 4/11. Hồi tháng 6, OPEC và các đối tác ngoài khối, gồm Nga, đã nhất trí nới hạn chế sản lượng, nhằm giảm bớt sức ép tăng giá dầu.
Ông Putin lên tiếng bảo vệ thỏa thuận của Nga với OPEC, nói rằng mục đích của thỏa thuận là nhằm cân bằng thị trường dầu.
“Về việc giảm sản lượng, đó chỉ là một công cụ, không phải là mục tiêu của chúng tôi. Mục tiêu của chúng tôi là cân bằng thị trường. Khi chúng tôi cùng với OPEC nhất trí cắt giảm sản lượng, thì đây là điều mà chúng tôi nói đến, cắt giảm lượng dầu thừa… Việc này không liên quan đến lợi nhuận của các công ty dầu lửa”, ông nói.
“Nếu thị trường dầu lửa không cân bằng, thì sẽ dẫn đến tình trạng giảm đầu tư, và rốt cục gây thiếu hụt nguồn cung trên thị trường và giá sẽ tăng mạnh”.
Theo vneconomy
Video đang HOT
Tổng thống Putin nói về người kế nhiệm
Chiều nay 7/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có buổi đối thoại trực tuyến đầu tiên với người dân và truyền thông trong nhiệm kỳ mới. Nhà lãnh đạo Nga đã đề cập đến nhiều vấn đề trong đó có tình hình kinh tế Nga, quan hệ giữa Nga với phương Tây hay ai sẽ là người kế nhiệm ông.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Sputnik)
Đối thoại liên tục 4 giờ 20 phút
Buổi đối thoại của Tổng thống Putin kéo dài 4 giờ 20 phút, suýt cán kỷ lục mà ông thiết lập năm 2013 với 4 giờ 47 phút.
Ai sẽ là người kế nhiệm?
Trong buổi đối thoại, Tổng thống Putin tiếp tục nhận được câu hỏi liệu ai là người có thể kế nhiệm ông. Trả lời câu hỏi này, ông Putin một lần nữa khẳng định: "Người dân Nga sẽ quyết định ai sẽ kế nhiệm tôi". Ông cũng nói thêm rằng nước Nga có rất nhiều người có chung lý tưởng và suy nghĩ với ông.
Hệ thống vũ khí bất khả chiến bại
Tổng thống Putin khẳng định rằng, Nga đã phát triển được các loại vũ khí mà không quốc gia nào có thể nhanh chóng theo kịp.
"Hệ thống tên lửa Avangard là loại vũ khí tuyệt đối trong thời đại ngày nay. Tôi nghĩ không có quốc gia nào có thể sở hữu loại vũ khí tương tự trong tương lai gần. Tất nhiên, đến một ngày nào đó họ sẽ sở hữu các loại vũ khí như vậy. Song như tôi đã nói, Nga không quá quan tâm tới việc đó, vì hệ thống tên lửa tối tân ấy đã nằm trong kho vũ khí của chúng tôi."
Ông cho biết thêm, Nga đã bắt đầu phát triển các vũ khí tối tân để đáp trả việc Mỹ quyết định rút hỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo.
(Ảnh: Youtube)
Hy sinh đời tư khi làm tổng thống
Khi được hỏi liệu ông đã phải hy sinh gì để trở thành tổng thống, ông Putin nói: "Tất nhiên là đời sống riêng tư. Đó là điều không thể tránh được, nhưng cũng được đền bù xứng đáng bằng thực tế rằng bạn đang làm một công việc rất quan trọng, một công việc đặc biệt nhằm nâng cao đời sống của hàng triệu người, tăng cường sức mạnh của điều quan trọng nhất đối với tất cả người dân đó chính là tổ quốc".
Nga không can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ
Trả lời câu hỏi liên quan đến cáo buộc Nga can thiệp bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 để tạo ưu thế cho ông Donald Trump, Tổng thống Putin cho rằng những cáo buộc này là vô căn cứ.
"Nguyên tắc Putin"
Trong buổi đối thoại, Tổng thống Putin đã chia sẻ về nguyên tắc sống cũng như nguyên tắc trong hoạt động chính trị. Ông nói, ông áp dụng nguyên tắc lái xe cho các nguyên tắc hoạt động chính trị với quan điểm: "Đừng vượt khi chưa chắc chắn".
(Ảnh: Sputnik)
Nga muốn tham gia điều tra vụ cựu điệp viên Skripal
Bình luận về vụ cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal nghi bị đầu độc tại Anh hồi tháng 3, Tổng thống Putin một lần nữa nhấn mạnh, Nga muốn tiếp cận lãnh sự với hai cha con cựu điệp viên Skripal sau khi họ xuất viện. Đồng thời, Nga cũng muốn tham gia điều tra nghi án cha con họ bị đầu độc theo như cáo buộc của giới chức Anh.
Mỹ phá vỡ cân bằng chiến lược khi rút khỏi hiệp ước chống tên lửa đạn đạo
(Ảnh: Sputnik)
"Mỹ rút khỏi hiệp ước chống tên lửa đạn đạo là một nỗ lực nhằm phá vỡ cân bằng chiến lược, nhưng chúng tôi sẽ đáp trả lại việc này. Tôi từng nói hệ thống vũ khí hiện đại của chúng tôi đã được đưa vào biên chế, tất nhiên các hệ thống này sẽ giúp duy trì cân bằng chiến lược", ông Putin nói.
"Phương Tây không cần phải kiềm chế Nga"
(Ảnh: AP)
Tổng thống Putin cho rằng, những cáo buộc của phương Tây nhằm vào Nga là "sai lầm" và diễn biến này không có lợi cho tất cả các bên. Ông cho rằng, phương Tây không cần thiết phải "kiềm chế" Nga bởi điều đó chỉ phản tác dụng. "Hợp tác dẫn đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu và các đối tác phương Tây đang bắt đầu nhận ra điều đó", ông Putin nói.
Cải tổ hoàn toàn nội các
Tổng thống Putin cho biết, nội các hiện tại gồm rất nhiều gương mặt mới và là lựa chọn tốt nhất có thể, mỗi thành viên nội các đều có trách nhiệm cao.
Kinh tế Nga tăng trưởng bền vững
Trả lời câu hỏi liên quan đến nền kinh tế Nga, Tổng thống Putin cho biết, hiện cán cân thương mại của Nga tương đối tốt và trong dài hạn kinh tế Nga sẽ tiếp tục tăng trưởng. Ông nhấn mạnh, mục tiêu của chính phủ Nga tiếp tục là tăng thu nhập thực tế của người dân.
Một trong những vấn đề kinh tế được người Nga quan tâm là tình hình biến động giá dầu. Tổng thống Putin cho biết, chính phủ sẽ có các biện pháp bổ sung để bình ổn thị trường vào mùa thu năm nay.
(Ảnh: Twitter)
Hơn 2 triệu câu hỏi
(Ảnh: Sputnik)
Theo Sputnik, buổi đối thoại sẽ diễn ra lúc 12h trưa giờ địa phương (16h theo giờ Việt Nam). Đây sẽ là cuộc đối thoại trực tuyến đầu tiên của ông trong nhiệm kỳ mới và là cuộc đối thoại thứ 16 kể từ năm 2001 ở cả vai trò Tổng thống và Thủ tướng.
Tính đến hôm nay, ban tổ chức đã nhận được gần 2 triệu câu hỏi gửi đến cho Tổng thống Putin. Ban tổ chức sẽ tiếp tục tiếp nhận câu hỏi cho tới khi buổi đối thoại kết thúc. Các câu hỏi được phân chia theo các chủ đề khác nhau như kinh tế, du lịch, thể thao, đối nội, đối ngoại.
Đội ngũ hỗ trợ tiếp nhận câu hỏi. (Ảnh: Sputnik)
Năm 2001, trong cuộc đối thoại trực tuyến đầu tiên với người dân, ông Putin đã nhận được khoảng 400.000 câu hỏi. Con số này tăng dần theo các cuộc đối thoại sau đó, thậm chí lên hàng triệu câu hỏi liên quan đến nhiều lĩnh vực, kể cả vấn đề đời tư của nhà lãnh đạo Nga.
Năm 2013, ông Putin lập kỷ lục với việc trả lời câu hỏi trong 4 giờ 48 phút. Năm 2017, cuộc đối thoại này kéo dài 3 giờ 56 phút.
Minh Phương
T heo Dantri
Tổng thống Putin: Tôi lẽ ra đã trở thành một luật sư Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có những chia sẻ với đài truyền hình quốc gia của Trung Quốc về những lựa chọn nghề nghiệp của mình trước khi trở thành một trong những nguyên thủ quyền lực nhất thế giới. Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters) RT cho biết, Tổng thống Putin mới đây đã có cuộc trả lời phỏng vấn...