Tổng thống Mỹ xuống đường biểu tình cùng công nhân
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tham gia cuộc biểu tình với các công nhân ô tô tại bang Michigan ngày 26/9 (giờ địa phương), ủng hộ lời kêu gọi tăng lương 40% của các công nhân, nhấn mạnh họ xứng đáng “nhận được nhiều hơn”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh AP.
Sự xuất hiện của ông Biden, lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ đến thăm các công nhân đình công trong lịch sử hiện đại, diễn ra một ngày trước khi ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống hàng đầu của đảng Cộng hòa, có cuộc nói chuyện với các công nhân ô tô ở Michigan. Các sự kiện hiếm hoi liên tiếp này nêu bật tầm quan trọng của sự hỗ trợ của công đoàn trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, mặc dù các công đoàn chỉ đại diện cho một bộ phận rất nhỏ người lao động Mỹ.
Ông Biden đã đến Belleville, Michigan, trung tâm phân phối phụ tùng thuộc sở hữu của General Motors và tham gia cùng hàng chục công nhân đang biểu tình. “Các công ty từng gặp khó khăn, nhưng giờ họ đang hoạt động cực kỳ tốt”, ông Biden phát biểu qua loa phóng thanh, nhấn mạnh rằng “các công nhân xứng đáng nhận được nhiều hơn”.
Khi được hỏi liệu ông có ủng hộ mức tăng 40% mà công đoàn đã yêu cầu hay không, một con số phản ánh mức lương của các CEO sẽ tăng trong 4 năm, ông Biden khẳng định “Có”, và điều này có thể thương lượng.
Trong khi đó, nhiều nguồn tin cho thấy việc ông Biden ủng hộ mức tăng lương 40% đối với công nhân ngành ô tô sẽ gây khó khăn cho việc thỏa hiệp với Nghiệp đoàn Công nhân ôtô Mỹ (UAW). UAW cho biết các cuộc đàm phán sẽ không tiến triển gì trong tuần này vì mọi sự chú ý đang tập trung vào ông Biden và ông Trump.
Tỷ phú Elon Musk, giám đốc hãng xe Tesla, cho biết yêu cầu tăng lương 40% và cắt giảm thời gian làm việc là “con đường chắc chắn khiến các công ty phá sản”. Các nhà máy của Tesla không có công đoàn.
Dự kiến, ông Trump sẽ có bài phát biểu trước hàng trăm công nhân tại một nhà ô tô ở ngoại ô Detroit trong ngày 27/9.
Tổng thống Nga Putin điện đàm với Thái tử Saudi Arabia bàn về thị trường dầu mỏ
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 21/7, nghĩa là chỉ vài hôm sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Saudi Arabia, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman Saud.
Công nhân vận hành đường ống dẫn dầu của Nga. Ảnh: Bloomberg/TTXVN
Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về sự phối hợp trong OPEC và tình hình ở Syria, có tính đến kết quả cuộc họp của nguyên thủ các quốc gia bảo lãnh tiến trình Astana tại Tehran (Iran) diễn ra trước đó vài ngày.
Trong cuộc điện đàm, hai bên thừa nhận tầm quan trọng của việc hợp tác trong khuôn khổ OPEC . Tuyên bố của Điện Kremlin có đoạn: "Chúng tôi hài lòng ghi nhận rằng các quốc gia tham gia định dạng này luôn hoàn thành nghĩa vụ của mình để duy trì sự cân bằng và ổn định cần thiết trên thị trường năng lượng toàn cầu".
Các bên cũng trao đổi quan điểm "về tình hình ở Syria, có tính đến kết quả của cuộc họp ngày 19/7 tại Tehran của những người đứng đầu các quốc gia bảo lãnh tiến trình Astana về thúc đẩy giải quyết vấn đề Syria". Điện Kremlin khẳng định cả hai bên đều đánh giá tích cực "mức độ quan hệ hữu nghị đã đạt được", và thảo luận về việc mở rộng quan hệ thương mại và kinh tế.
Cuộc điện đàm diễn ra chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Saudi Arabia. Một trong những mục tiêu chuyến công du Trung Đông của ông Biden là tăng sản lượng dầu từ Riyadh để ổn định giá năng lượng.
Thủ tướng Campuchia Hun Manet nói về mục đích chuyến thăm Trung Quốc vừa qua Thủ tướng Campuchia Hun Manet thăm chính thức Trung Quốc trong tuần trước và đây là một trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông trên cương vị mới. Phát biểu tại cuộc gặp với khoảng 18.000 công nhân, nhân viên từ 18 nhà máy, doanh nghiệp ở huyện Bati thuộc tỉnh Takeo (Campuchia) ngày 19.9, Thủ tướng Campuchia Hun Manet...