Tổng thống Mỹ trấn an các đồng minh và đối tác về cam kết tiếp tục viện trợ cho Ukraine
Ngày 3/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm với lãnh đạo một số nước đồng minh và đối tác phương Tây nhằm phối hợp các hoạt động hỗ trợ Ukraine.
Tên lửa cho các hệ thống phòng không Patriot (ảnh) là một trong những thiết bị quân sự Bộ Quốc phòng Mỹ cam kết viện trợ cho Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn thông báo của Nhà Trắng cho biết, tại cuộc điện đàm, Tổng thống Biden đã tái khẳng định cam kết của Mỹ hỗ trợ cho Ukraine chừng nào vẫn cần thiết. Các bên đã trao đổi về nỗ lực cung cấp cho Ukraine đạn dược và các hệ thống vũ khí mà nước này cần, tăng cường năng lực phòng không để bảo vệ các cơ sở hạ tầng thiết yếu trước các cuộc tấn công từ trên không, cũng như sửa chữa và củng cố hạ tầng năng lượng trong mùa Đông sắp tới. Các bên cũng thảo luận việc liên kết và mở rộng nỗ lực tài trợ nhằm hỗ trợ Ukraine phục hồi kinh tế, đồng thời phối hợp với cộng đồng quốc tế xử lý các thách thức về năng lượng, kinh tế và an ninh lương thực.
Tham gia cuộc điện đàm có Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7), cùng với Ba Lan và Romania.
Video đang HOT
Tờ New York Times trích lời người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby cho biết trong cuộc điện đàm, Tổng thống Biden khẳng định “không cho phép viện trợ của Mỹ cho Ukraine bị ngừng lại trong bất kỳ hoàn cảnh nào”. Tổng thống Biden tin tưởng sẽ tiếp tục có sự ủng hộ lưỡng đảng và từ cả hai viện của Quốc hội Mỹ đối với viện trợ cho Ukraine, và các cam kết tài chính cuối cùng sẽ được đưa vào đạo luật ngân sách. Tuy nhiên, việc không đưa được điều khoản viện trợ cho Ukraine vào đạo luật chi ngân sách tạm thời cuối tuần qua đã phản ánh tâm lý của một số thành viên đảng Cộng hòa không còn “mặn mà” trong việc viện trợ cho Ukraine.
Mỹ chia rẽ chính trị về vụ truy tố hình sự cựu Tổng thống Trump
Theo một cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos công bố ngày 6/4, vụ truy tố cựu Tổng thống Donald Trump đã chia rẽ người Mỹ, nhưng dường như đã làm tăng cơ hội giành được đề cử của đảng Cộng hòa cho cuộc bầu cử năm 2024.
Cựu Tổng thống Trump (giữa) tại phiên tòa ở New York ngày 4/4. Ảnh: Reuters
Cuộc thăm dò được tiến hành trong 2 ngày (5-6/4) với 1.004 người trưởng thành ở Mỹ, sau bản cáo trạng trước đó đối với ông Trump về 34 tội danh, tố cáo ông và những người khác đã vi phạm quy định bầu cử khi tìm cách ngăn chặn việc xuất bản thông tin tiêu cực về ông trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi năm 2016.
Cuộc khảo sát cho thấy 49% người Mỹ được hỏi cho rằng việc các công tố viên theo đuổi vụ án hình sự đầu tiên đối với một cựu tổng thống là đúng đắn.
Nhưng kết quả này nhấn mạnh sự chia rẽ chính trị về rất nhiều vấn đề xoay quanh cựu Tổng thống Trump. Khoảng 84% những người ủng hộ đảng Dân chủ cho rằng các cáo buộc là có cơ sở, trong khi chỉ 16% ủng hộ đảng Cộng hòa đồng ý.
Khoảng 40% số người ủng hộ đảng Cộng hòa cho biết vụ việc khiến họ có nhiều khả năng bỏ phiếu cho ông Trump trong cuộc bầu cử năm 2024, trong khi 12% cho biết điều đó khiến họ ít có khả năng ủng hộ ông hơn. 38% khác cho biết vấn đề này không có tác động đến cuộc bầu cử.
Ông Trump dẫn đầu về đề cử của những người ủng hộ đảng Cộng hòa với tỷ lệ chênh lệch lớn, với 58% nói rằng ông là ứng cử viên ưa thích của họ. Con số này tăng so với 48% trong cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos công bố hồi đầu tuần.
Thống đốc Florida, ông Ron DeSantis đứng thứ hai với tỷ lệ 21%.
Trong khi những người ủng hộ đảng Dân chủ và Cộng hòa chia rẽ sâu sắc về vụ truy tố, cuộc khảo sát cho thấy có niềm tin mạnh mẽ rằng ông Trump đã chi tiền cho nữ diễn viên phim khiêu dâm Stormy Daniels và người mẫu Karen McDougal để khiến họ im lặng về cáo buộc quan hệ ngoài hôn nhân.
Khoảng 73% người Mỹ tin rằng sự việc là đúng như vậy, trong đó có 55% người ủng hộ đảng Cộng hòa.
Tuy nhiên, 76% số người ủng hộ đảng Cộng hòa cho rằng một số quan chức trong cơ quan thực thi pháp luật có động cơ chính trị khi đang tìm cách làm giảm tính hợp pháp của ông Trump trong tranh cử, so với 34% số người ủng hộ đảng Dân chủ.
Khoảng 51% tổng số người được hỏi, nhưng chỉ 18% người ủng hộ đảng Cộng hòa, cho biết các cáo buộc sẽ khiến ông Trump không đủ tư cách tái tranh cử tổng thống.
Thành viên dòng họ Kennedy đối đầu với ông Biden để đại diện đảng Dân chủ tranh cử năm 2024 Ông Robert F Kennedy Jr, cháu của cựu Tổng thống John F. Kennedy, đã chính thức tham gia cạnh tranh với Tổng thống Mỹ Joe Biden trở thành đại diện của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024. Ông Robert F. Kennedy Jr (giữa). Ảnh: CNN Theo hãng thông tấn Reuters (Anh), ông Kennedy (69 tuổi) đã đệ trình...