Tổng thống Mỹ tới châu Á nhằm trấn an đồng minh và đối tác
Tổng thống Mỹ thăm châu Á, trấn an các đồng minh và đối tác Quan hệ an ninh, thương mại sẽ là trọng tâm của chuyến công du châu Á bắt đầu từ ngày 23/4 của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Trong buổi họp báo tại Washington DC vào sáng 21/4 (giờ địa phương), Giám đốc cao cấp phụ trách các vấn đề châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, Evan Medeiros cho biết mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của chuyến thăm là tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của Mỹ đối với chính sách tái cân bằng toàn diện tại châu Á-Thái Bình Dương.
Tổng thống Mỹ (trái) và Thủ tướng Nhật (Ảnh: Getty)
Giám đốc Evan Medeiros cho hay: “Mỹ luôn cam kết đầy đủ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đã có mặt tại đây từ rất lâu. Đây không phải là vấn đề địa chính trị hay chính trị mà là bảo vệ lợi ích kinh tế, an ninh của Mỹ cũng như tiếp tục phát triển mối quan hệ nhân dân mà Mỹ đã xây dựng trong nhiều thập kỷ qua tại khu vực này”.
Tại Nhật Bản, Tổng thống Obama và Thủ tướng Shinzo Abe sẽ thảo luận các biện pháp tăng cường quan hệ đồng minh và đối tác an ninh, cũng như quan hệ thương mại, bao gồm tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Theo Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, Ben Rhodes, Mỹ coi quan hệ đồng minh với Nhật Bản là hòn đá tảng trong chiến lược châu Á của Washington và cam kết hiện đại hoá mối quan hệ này. Ông Ben Rhodes nói: “Mỹ và Nhật Bản đã ký hiệp ước bảo vệ lẫn nhau. Việc Mỹ sẽ luôn tôn trọng nghĩa vụ bảo vệ Nhật Bản theo hiệp ước này là điều không cần phải bàn cãi”.
Hỗ trợ của Mỹ trong vụ chìm phà Sewol, quan hệ đồng minh, hợp tác an ninh và vấn đề Triều Tiên sẽ là tiêu điểm trong cuộc gặp giữa Tổng thống Obama và người đồng cấp Hàn Quốc Park Geun-hye. Ngoài ra, 2 nhà lãnh đạo cũng sẽ bàn thảo việc thực hiện hiệp định thương mại tự do Hàn-Mỹ.
Chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Malaysia được coi là một dấu mốc lịch sử trong quan hệ song phương vì đây là chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Mỹ tới quốc gia này kể từ năm 1966. 2 bên sẽ tập trung vào các vấn đề như đàm phán TPP, hợp tác an ninh, quốc phòng, an ninh biển và tranh chấp trên Biển Đông.
Trong chặng dừng chân cuối cùng tại Philippines, Tổng thống Obama sẽ tái khẳng định cam kết đối với an ninh của Manila và thúc đẩy quan hệ giữa nhân dân 2 nước. Giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia, Medeiros cho biết Mỹ và Philippines đang thương thảo một thoả thuận hợp tác quân sự mới.
Theo ông Medeiros, một trong những mục tiêu cơ bản trong chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của Washington là hiện đại hoá các mối quan hệ đồng minh, có nghĩa là mỗi khi đồng minh của Mỹ phải đối mặt với các mối đe doạ an ninh mới, cả truyền thống lẫn phi truyền thống, 2 bên cần hiện đại hoá quan hệ đồng minh để có thể đối phó với các thách thức này.
Video đang HOT
Ông Medeiros cho biết trong chuyến công du châu Á lần này, Tổng thống Obama sẽ nhấn mạnh rằng Bộ quy tắc ứng xử (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc là cơ chế rất quan trọng trong giải quyết tranh chấp tại Biển Đông và Mỹ cho rằng cần đẩy mạnh quá trình xây dựng Bộ quy tắc này nhằm tạo ra một khuôn khổ tích cực và mang tính xây dựng để quản lý các tranh chấp lãnh thổ.
Ông Obama tuyên bố: “Mỹ rất quan tâm đến cách ứng xử của các bên liên quan trong xử lý tranh chấp lãnh thổ và phản đối bất kỳ nước nào có hành vi đe doạ, ép buộc hoặc gây hấn để giải quyết tranh chấp. Hiện đã có khuôn khổ pháp lý quốc tế để giải quyết tranh chấp một cách hoà bình”.
Giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ khẳng định chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Obama là một minh chứng cho thấy Mỹ không hề bị phân tâm trước những biến động tại Ukraine hay Trung Đông mà hoàn toàn có khả năng xử lý nhiều vấn đề cùng một lúc.
Về những quan ngại cho rằng Mỹ hiện đang nói nhiều hơn làm, ông Medeiros cho rằng cần phải nhìn vào những gì Mỹ đã thực hiện thay vì tập trung vào những gì Mỹ còn chưa hoàn thành trong chính sách tái cân bằng. Kể từ bài phát biểu tại Canberra, Australia vào năm 2011, Tổng thống Obama chưa bao giờ trực tiếp đề cập đến chiến lược tái cân bằng.
Việc Mỹ không có động thái cụ thể nào trong chính sách xoay trục cùng những phản ứng được coi là yếu ớt của Nhà Trắng trong các vấn đề như tranh chấp trên Biển Đông, cuộc nội chiến tại Syria, hay tình hình Ukraine đang khiến các đồng minh của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương hoài nghi về khả năng tái cân bằng cũng như cam kết đảm bảo ổn định và hoà bình trong khu vực của Mỹ. Chuyến thăm 4 nước châu Á của ông Obama được kỳ vọng sẽ góp phần xoa dịu mối quan ngại này.
Theo VOV
Thế giới 24h: Nhật tự cởi trói về vũ khí
Nhật dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí tự áp đặt cách đây nhiều thập niên, NATO tìm cách trấn an một loạt nước sau khi Nga sáp nhập Crưm là các tin đáng chú ý trong ngà.
Nổi bật
Nhật hôm 1/4 đã dỡ bỏ lệnh cấm tự áp đặt với xuất khẩu vũ khí và đưa ra những quy định mới về buôn bán vũ khí. Đây là động thái mà những người ủng hộ nó cho rằng sẽ giúp tăng cường vai trò của Tokyo trên thế giới song lại khiến Trung Quốc khó chịu, Reuters đưa tin.
Phát biểu trước các phóng viên, chánh văn phòng nội các Yoshihide Suga cho hay, nội các của Thủ tướng Shinzo Abe đã phê chuẩn một kế hoạch mới thay thế lệnh cấm năm 1967.
Theo đó, chính phủ quyết định cho phép Nhật xuất khẩu vũ khí và tham gia việc sản xuất, phát triển vũ khí với nước khác khi nó phục vụ hòa bình thế giới và an ninh Nhật.
Đây là một bước chuyển từ chính sách cấm xuất khẩu mọi loại vũ khí về nguyên tắc đã tồn tại nhiều thập nhiên song có vài ngoại lệ đã diễn ra trong các năm qua, như chuyển công nghệ vũ khí cho Mỹ, nước đồng minh thân cận nhất của Nhật.
Quyết định mới này được đưa ra khi quan hệ Trung Nhật đang giá lạnh do tranh chấp lãnh thổ về một loạt đảo ở Hoa Đông cũng như do chuyến thăm đền thờ Yasukuni hồi tháng 12 năm ngoái của Thủ tướng Abe.
Trong khi thông báo các quy định mới, Nhật nhấn mạnh, nước này vẫn là quốc gia "đấu tranh vì hòa bình" và xem xét từng trường hợp xuất khẩu vũ khí. Tuyên bố này là để trấn an các nước láng giềng rằng Nhật không đi theo con đường trở thành một quyền lực quân sự.
Ngoài nới lỏng các quy định về xuất khẩu vũ khí, năm ngoái, Thủ tướng Abe đã nâng ngân sách quốc phòng lần đầu tiên trong vòng 11 năm và có ý định dỡ bỏ lệnh cấm hỗ trợ một đồng minh đang bị tấn công.
Tin vắn
Nga hôm 1/4 đã tăng mạnh giá bán khí tự nhiên cho Ukraina và dọa sẽ đòi lại hàng tỷ đôla đã giảm trừ trước đó.
Các ngoại trưởng NATO có cuộc họp hai ngày ở Brussels để xem xét các bước tiếp theo sau khi Nga sáp nhập Crưm, gồm cả các biện pháp trấn an các nước Baltic, Ba Lan, Romania rằng liên minh này sẽ đảm bảo an ninh cho các nước trên.
Ít nhất 150.000 người đã thiệt mạng trong cuộc nội chiến kéo dài 3 năm ở Syria. Trong số các nạn nhân, 1/3 là dân thường, Tổ chức quan sát nhân quyền Syria hôm 1/4 cho biết.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk hôm 1/4 cho biết, tốc độ NATO tăng cường sự hiện diện quân sự ở Ba Lan chưa làm nước này hài lòng.
Các tay súng đã bắn vào một nhóm người biểu tình chống chính phủ Thái hôm 1/4 tại Bangkok, làm 1 người chết, 4 người bị thương và làm tăng căng thẳng chính trị đang bao trùm nước này nhiều tháng qua.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 1/4 cho biết, Ngoại trưởng John Kerry ngày mai sẽ trở lại Trung Đông để tiếp tục thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Palestine.
Malaysia hôm 1/4 đã công bố toàn bộ bản ghi liên lạc giữa chiếc Boeing 777 với đài kiểm soát không lưu địa phương trước khi biến mất khỏi radar dân sự vào ngày 8/3 khi đang trên đường từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh
Quốc hội Ukraina hôm 1/4 đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết yêu cầu tất cả các nhóm có vũ trang từ bỏ vũ khí.
Cảnh sát chống bạo động ở thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ hôm 1/4 đã dùng vòi rồng để giải tán hàng nghìn người biểu tình bên ngoài Hội đồng bầu cử tối cao để phản đối kết quả bầu cử địa phương mà trong đó đảng cầm quyền thắng áp đảo.
Phát ngôn
"Những nỗ lực trước đây khiến tiếp xúc chính trị giữa Nga và Ukraina bị đóng băng, là cơn đau đầu giữa NATO và Nga...và dẫn tới chia rẽ trong trong xã hội Ukraina", Bộ Ngoại giao Nga ra thông báo cảnh cáo Ukraina tích hợp với NATO.
Tin ảnh
Tháp Eiffel ở Paris tròn 125 tuổi. Biểu tượng của nước Pháp được hoàn thành sau 2 năm, 2 tháng và 5 ngày xây dựng. (Ảnh Getty Images)
Sự kiện
Vào ngày này năm 2005, John Paul II - vị Giáo hoàng dịch chuyển nhiều nhất trong lịch sử đồng thời là Giáo hoàng đầu tiên không phải người Italia giữ vị trí này kể từ thế kỷ 16, qua đời tại nhà ở Vatican. 6 ngày sau, 2 triệu người đã đổ về Vatican để dự tang lễ của ông, được cho là tang lễ lớn nhất trong lịch sử.
Hoài Linh
Theo_VietNamNet
Ukraine: Mỹ ra tay, Nga chẳng chùn bước Chiều muộn ngày hôm qua (3/3), Mỹ đã tuyên bố ngừng các cuộc tiếp xúc về thương mại, đầu tư với Nga cũng như cắt đứt quan hệ quân sự với Nga nhằm trừng phạt nước này về các hành động ở Ukraine. Crimea đang là tâm điểm của cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine Hai biện pháp trên được Mỹ đưa...