Tổng thống Mỹ tiếp tục công kích đề xuất xây dựng quân đội châu Âu
Ngày 13/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục đưa ra những lời công kích mới nhằm vào người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron liên quan đến lời kêu gọi thành lập một quân đội châu Âu, một đề xuất mà trước đó ông chủ Nhà Trắng gọi là “xúc phạm”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: THX/TTXVN
Trên trang Twitter, Tổng thống Trump cho rằng Pháp đề xuất xây dựng “một quân đội riêng” để bảo vệ châu Âu trước Mỹ, Trung Quốc và Nga, nhưng có một thực tế là nước Đức là “nhân tố lớn” của Chiến tranh Thế giới thứ I và II. Theo ông, người Pháp bắt đầu học theo người Đức.
Đồng thời, Tổng thống Trump tiếp tục chỉ trích các đồng minh châu Âu không chịu chi ngân sách cho quân đội của mình, đặc biệt là Đức.
Trong khi trước đó, tại cuộc phỏng vấn với hãng tin CNN được ghi lại ngày 10/11 sau cuộc hội đàm với ông chủ Nhà Trắng, Tổng thống Macron nói: “Cả hai nhà lãnh đạo đã nhất trí rằng nên chia sẻ gánh gặng nhiều hơn trong NATO, có nghĩa là châu Âu nên ít phụ thuộc vào chi tiêu của Mỹ cho quốc phòng của mình”. Ông khẳng định: “Thành thật mà nói, tôi không muốn nhìn thấy các nước châu Âu tăng ngân sách quốc phòng để mua vũ khí và các khí tài do Mỹ sản xuất”.
Trước đó, ngày 9/11, Tổng thống Trump cũng chỉ trích lời kêu gọi trên của Tổng thống Macron. Ông cho rằng việc Tổng thống Pháp đề xuất xây dựng quân đội riêng của Liên minh châu Âu (EU) để tự bảo vệ khỏi Mỹ, Trung Quốc và Nga là sự “xúc phạm”. Theo ông, EU nên đóng góp công bằng cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), mà Mỹ đang hỗ trợ rất lớn.
Video đang HOT
Ngày 6/11, Tổng thống Macron đã kêu gọi xây dựng một “quân đội châu Âu thực sự” để bảo vệ chính mình. Thậm chí ông Macron đã chọc giận ông Trump khi nói rằng châu Âu cần có quân đội riêng, đồng thời coi Mỹ cùng Nga và Trung Quốc là mối đe dọa đối với an ninh châu Âu”.
Phát biểu trên Đài Phát thanh Europe 1, Tổng thống Macron, người đã hối thúc việc thành lập một lực lượng quân sự chung của EU kể từ khi lên nắm quyền hồi năm ngoái, cho rằng EU cần giảm bớt phụ thuộc vào sức mạnh của Mỹ, đặc biệt là sau khi Tổng thống Trump tuyên bố sẽ ý định rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) thời Chiến tranh Lạnh.
Ông Macron cho rằng quyết định của Tổng thống Trump làm chao đảo châu Âu và “nạn nhân” chính của quyết định này sẽ là châu Âu và an ninh của châu lục này. Tổng thống Macron nhấn mạnh EU sẽ không tự bảo vệ trừ khi khối này quyết định có một “quân đội châu Âu thực sự”.
Hồi cuối tuần, ông Macron đã chọc giận ông Trump khi nói rằng châu Âu cần có quân đội riêng, đồng thời coi Mỹ cùng Nga và Trung Quốc là mối đe dọa đối với an ninh châu Âu”.
Năm ngoái, EU đã thành lập một quỹ phòng thủ chung trị giá nhiều tỷ euro nhằm phát triển các năng lực quân sự của liên minh và giúp tăng cường tính độc lập chiến lược của châu lục này. Pháp cũng là nước đang đi đầu trong việc thúc đẩy thành lập một lực lượng liên minh của 9 nước EU có khả năng triển khai nhanh chóng một chiến dịch quân sự khi cần thiết, tiến hành sơ tán khỏi vùng chiến sự, hay cung cấp cứu trợ trong các tình huống thiên tai.
Đến nay, 9 quốc gia gồm Đức, Bỉ, Anh, Đan Mạch, Estonia, Hà Lan, Phần Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã hưởng ứng sáng kiến của Pháp. Các thành viên hợp tác trên các lĩnh vực quy hoạch, phân tích khủng hoảng quân sự và nhân đạo mới, đưa ra các kế hoạch quân sự để giải quyết khủng hoảng.
Theo Phương Hoa (TTXVN)
Iran để ngỏ khả năng đàm phán nếu Mỹ quay lại thỏa thuận hạt nhân
Ngày 5/11, Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố nước này vẫn để ngỏ khả năng đối thoại nếu Washington quay trở lại thỏa thuận hạt nhân mà nước này ký với Tehran hồi năm 2015.
Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Ảnh: AP
Phát biểu này được đưa ra chỉ ít giờ sau khi Mỹ tái áp đặt các biện pháp trừng phạt với ngành năng lượng và các lĩnh vực khác của nước Cộng hòa Hồi giáo.
Trong bài phát biểu phát sóng trực tiếp trên đài truyền hình quốc gia, ông Rouhani nói: "Không cần thiết phải hòa giải hay phát đi thông điệp. Hãy hoàn thành các nghĩa vụ (trước đây) rồi chúng ta có thể ngồi lại và đàm phán".
Đánh giá việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran là hành động "vi phạm", Tổng thống Rouhani nhấn mạnh Iran giận dữ trước chính sách của Mỹ, và khẳng định các đồng minh châu Âu của Mỹ cùng với các doanh nghiệp ở châu Âu cũng tức giận với Washington liên quan tới chính sách của nước này.
Ông Rouhani nêu rõ: "Mỹ có hai mục đích chính, một là khiến người dân Iran thất vọng, hai là làm suy yếu đất nước của chúng ta, tuy nhiên nước này sẽ không thành công trong bất kỳ mục tiêu nào".
Trong khi tăng cường "chiến dịch gây sức ép tối đa" đối với Chính phủ Iran, thì chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định tạm miễn trừ 8 quốc gia khỏi lệnh cấm mua dầu mỏ của Iran, trong đó có Nhật Bản. Tổng thống Rouhani gọi đây là "một chiến thắng của Iran".
Nhà lãnh đạo Iran còn gọi giới lãnh đạo Mỹ là những người "theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc", và cho rằng người dân Iran đang chìm trong cuộc xung đột kinh tế với Mỹ. Ông Rouhani so sánh Tổng thống Trump với Saddam Hussein - cựu độc tài Iraq, người khơi mào cuộc chiến với Iran kéo dài 8 năm kể từ năm 1980.
Cùng ngày, Iran đã bắt đầu cuộc tập trận phòng không trên khắp lãnh thổ rộng lớn miền Bắc nước này trong hai ngày 5 và 6/11. Truyền hình nhà nước Iran đã phát hình ảnh các hệ thống phòng không và khẩu đội pháo phòng không của Iran tham gia diễn tập.
Tướng Lục quân Iran Habibillah Sayyari cho biết cả lực lượng lục quân và Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cũng tham gia và mọi khí tài được sử dụng trong cuộc tập trận đều do Iran sản xuất.
Thời điểm bắt đầu cuộc tập trận thường niên này của Iran trùng với thời điểm Mỹ tái trừng phạt ngành công nghiệp dầu then chốt của nước Cộng hòa Hồi giáo.
Lan Hạ
Theo baonghean/AFP
Thế giới theo sát cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ Các đồng minh lo ngại rằng mô hình Mỹ đang mất đi lực kéo, khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc quảng bá mô hình của mình như một giải pháp thay thế khả thi cho các nước đang phát triển và phát triển. Cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ được theo dõi chặt chẽ trên toàn cầu vì tầm ảnh hưởng...